Triển lãm Ảnh và Phim Phóng sự-tài liệu trong cộng đồng ASEAN
Chiều tối 23/11, tại Cung Văn hóa tỉnh Hòa Bình, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phối hợp tổ chức Triển lãm ảnh và phim phóng sự-tài liệu trong cộng đồng ASEAN.
Đại diện Đại sứ quán Lào, Campuchia, Malaysia cùng các đại biểu tham quan triển lãm. (Ảnh: Nhan Sinh/TTXVN)
Tới dự có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, đại diện Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia, Malaysia cùng đông đảo cán bộ, chiến sỹ, học sinh thành phố Hòa Bình.
Triển lãm giới thiệu tới người xem hơn 300 tác phẩm ảnh và gần 60 phóng sự-tài liệu đạt giải, vào vòng chung khảo của Liên hoan quốc tế Ảnh và Phim phóng sự-Tài liệu về đất nước, con người trong cộng đồng ASEAN năm 2010 (là năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN), Liên hoan Ảnh và Phim Phóng sự-Tài liệu về Bảo vệ môi trường và Biến đổi khí hậu trong Cộng đồng ASEAN năm 2013, Liên hoan Ảnh-Phóng sự và Phim Tài liệu về các dân tộc trong Cộng đồng ASEAN năm 2015, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng trao tặng UBND tỉnh Hòa Bình toàn bộ ảnh và phim phóng sự- tài liệu của Triển lãm. (Ảnh: Nhan Sinh/TTXVN)
Video đang HOT
Các tác phẩm tại Triển lãm phản ánh nhiều chủ đề phong phú như vẻ đẹp đất nước, con người, văn hóa truyền thống các quốc gia ASEAN, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, các dân tộc trong cộng đồng các nước ASEAN. Mỗi tác phẩm đều có chất lượng nghệ thuật tốt, hàm lượng thông tin lớn, phong cách thể hiện đa dạng. Một số tác giả đã có nhiều tìm tòi, sáng tạo, đem đến cho người xem những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt, xuất hiện ở vị trí trang trọng trong Triển lãm còn có mẫu tem và mẫu dấu dùng chung của các nước ASEAN.
Phát biểu tại Triển lãm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh: Triển lãm là dịp góp phần kêu gọi nhân dân Việt Nam cùng chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN, một cộng đồng vì mục tiêu hòa bình, ổn định, phát triển hướng tới người dân.
Triển lãm diễn ra từ ngày 23-28/11, sau đó toàn bộ ảnh và phim phóng sự-tài liệu sẽ được trao tặng lại tỉnh Hòa Bình để tiếp tục tuyên truyền, quảng bá về cộng đồng ASEAN.
Theo vietnamplus
Các chuyến bay đến Long Thành và Tân Sơn Nhất sẽ được phân chia thế nào?
Đơn vị tư vấn và Cục hàng không có đề xuất khác nhau về quyền khai thác của hai cảng hàng không lớn phía Nam.
Cục Hàng không vừa trình Bộ Giao thông Vận tải hai phương án phân chia khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành và Tân Sơn Nhất.
Theo đó, đầu tiên, Cục đề xuất sân bay Long Thành sẽ khai thác toàn bộ đường bay quốc tế trên 1.000 km; Tân Sơn Nhất khai thác các đường bay quốc tế dưới 1.000 km; riêng các đường bay nội địa ở hai sân bay do hãng hàng không lựa chọn. Phương án 2 là bố trí đường bay ngoài ASEAN ở Long Thành, trong nội vùng ASEAN ở Tân Sơn Nhất.
"Tiêu chí phân chia sẽ được xem xét lại sau 5 năm đầu khai thác thực tế", lãnh đạo Cục hàng không nói.
Về phía hãng hàng không, Vietjet và Jetstar Pacific cơ bản nhất trí phương án 2 của Cục Hàng không. Tuy nhiên, Vietjet đề nghị xem xét mở rộng phương án 2 theo hướng bỏ hạn chế kết nối quốc tế Tân Sơn Nhất với nội vùng ASEAN mà cho phép kết nối tới các quốc gia bất kỳ.
Vietnam Airlines đề xuất một phương án khác là các hãng được khai thác toàn bộ hoạt động quốc tế thường lệ và các đường bay nội địa tùy chọn tại Long Thành; Tân Sơn Nhất chỉ khai thác nội địa.
Phối cảnh thiết kế nhà ga sân bay Long Thành.
Trước đó, tại báo cáo đầu kỳ công tác khảo sát sân bay quốc tế Long Thành, liên danh Tư vấn Nhật Bản - Pháp - Việt Nam (JFV) đã nêu phương án khác với đề xuất của Cục hàng không.
Cụ thể, theo đơn vị tư vấn, các hãng hàng không nước ngoài có dịch vụ đầy đủ sẽ khai thác ở Long Thành, hãng chi phí thấp khai thác ở Tân Sơn Nhất. Các hãng hàng không Việt Nam khai thác các đường bay quốc tế dài ở Long Thành, đường bay quốc tế ngắn ở Tân Sơn Nhất.
Dự kiến Long Thành sẽ đảm nhiệm 85% chuyến bay quốc tế (gồm các chuyến bay của Vietnam Airlines và các hãng hàng không nước ngoài) và 12% chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines (đường bay TP.HCM - Hà Nội và TP.HCM - Đà Nẵng). Các hãng hàng không khác như: Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways, Vasco sẽ chỉ khai thác ở Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Hàng không cho rằng hệ thống pháp luật không có tiêu chí phân biệt giữa hãng hàng không dịch vụ đầy đủ và hãng hàng không chi phí thấp. Do đó, phương án phân chia các hãng hàng không theo tiêu chí dịch vụ của đơn vị tư vấn là không phù hợp. Hơn nữa, phương án phân chia khai thác đường bay quốc tế của hãng hàng không theo tiêu chí ngắn - dài là không cụ thể, khó lượng hoá để tính toán công suất cảng hàng không.
Từ quan điểm này, trong văn bản gửi Bộ Giao thông, Cục Hàng không đã đề xuất phương án với tiêu chí duy trì khai thác cả quốc tế, quốc nội tại cả hai sân bay; đảm bảo cơ hội khai thác cân bằng, không phân biệt đối xử; phù hợp với quy mô đầu tư của sân bay Long Thành.
Một chuyên gia hàng không nhận định, các hãng đều muốn hoạt động ở Tân Sơn Nhất vì sân bay này có lượng khách lớn, gần thành phố trong khi sân bay Long Thành ở xa hơn, giao thông kết nối chưa hoàn thiện, hành khách sẽ mất hơn một giờ để di chuyển về trung tâm. Do đó, Bộ Giao thông cần có quyết định hành chính để phân bổ tuyến bay với mục tiêu giảm tải cho Tân Sơn Nhất, hài hòa lợi ích giữa các bên.
Ngoài ra, việc phân chia sân bay Long Thành là quốc tế hay Tân Sơn Nhất là quốc nội là khó khả thi, vì hàng ngày máy bay của các hãng được luân chuyển hoạt động cả trên đường bay quốc nội và quốc tế nên không thể bay rỗng từ Tân Sơn Nhất đến Long Thành.
Vị chuyên gia cũng cho hay, việc phân bố các đường bay còn phụ thuộc tốc độ tăng trưởng thị trường hàng không, như Don Muong (Bangkok, Thái Lan) từng là sân bay nội địa sau khi có sân bay Suvarnabhumi, sau đó lại trở thành Cảng hàng không quốc tế do lượng hành khách tăng cao.
Dự án sân bay quốc tế Long Thành có tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn một đến năm 2025 có vốn đầu tư hơn 5,4 tỷ USD, sẽ đầu tư xây dựng một đường cất/hạ cánh, một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Nguồn: VnExpress
Xây dựng thành phố không thuốc lá Trong hai ngày 20, 21/11, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế phối hợp với Liên minh Phòng, chống tác hại thuốc lá Đông Nam Á, Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương Tổ chức Hội nghị các nước khu vực ASEAN về Xây dựng thành phố không thuốc lá (SCAN) lần thứ 6....