Triển khai thực hiện tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau
Ngày 21-9, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật chủ trì cuộc họp với các đơn vị, doanh nghiệp và địa phương có liên quan về công tác triển khai tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.
Thứ trưởng Nguyễn Nhật phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.
Tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đi qua địa bàn các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Đây là tuyến trục dọc khu vực ĐBSCL, việc đầu tư tuyến này sẽ kết nối thông tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông từ TP Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ. Đồng thời, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, kết nối các trung tâm thành phố lớn như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Vị Thanh, Bạc Liêu và Cà Mau. Kết nối các cao tốc trục ngang Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu. Cải thiện, giảm thiểu ùn tắc giao thông, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội và đảm bảo an ninh – quốc phòng trong khu vực Tây Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Do vậy việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau là hết sức cần thiết và cấp bách. Báo cáo tại cuộc họp, đơn vị tư vấn đã nghiên cứu, đề xuất 3 phương án tuyến, với chiều dài tuyến từ 124,18 đến 141km.
Video đang HOT
Theo đó, phương án 1, với điểm đầu dự án tại điểm cuối cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, với chiều dài toàn tuyến khoảng 141km, trong đó có đoạn trùng với Quản lộ – Phụng Hiệp, tổng mức đầu tư hơn 43.600 tỉ đồng và cần giải phóng mặt bằng khoảng 750ha. Phương án 2, có tổng chiều dài tuyến gần 138km, tổng mức đầu tư hơn 60.680 tỉ đồng và cần giải phóng mặt bằng gần 900ha. Hướng tuyến của phương án 2 có đoạn từ điểm đầu tuyến đến địa phận TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang giống hướng tuyến của phương án tuyến 1, sau đó tuyến rẽ phải đi song song về phía bên trái tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp qua địa phận các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, đi thẳng qua địa phận 2 tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau về điểm cuối dự án tại nút giao với tuyến tránh quốc lộ (QL) 1 qua TP Cà Mau. Phương án 3, với tổng chiều dài 124,18km, tổng mức đầu tư 56.790 tỉ đồng và cần giải phóng mặt bằng gần 800ha. Hướng tuyến của phương án 3 có đoạn đầu tuyến giống hướng tuyến của phương án tuyến 1, đến vị trí giao với tuyến đường nối QL91 – Nam Sông Hậu, tuyến đi theo hướng Đông Nam, cắt qua tuyến cao tốc trục ngang Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, tuyến đi song song về bên trái tuyến QL 61C hiện hữu (cách khoảng 10km, đến nút giao với QL61B vào TP Vị Thanh, tuyến đi thẳng qua địa phận tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau về điểm cuối tại nút giao với đường vành đai 3 TP Cà Mau.
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật nhấn mạnh, cần khẩn trương triển khai tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau theo như thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Theo đó, tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau chia làm hai thành phần gồm: dự án đoạn Cần Thơ – Bạc Liêu và dự án đoạn Bạc Liêu – Cà Mau, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, trong đó, dự án đoạn cao tốc Cần Thơ – Bạc Liêu thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, dự án đoạn Bạc Liêu – Cà Mau giao UBND tỉnh Cà Mau chủ trì nghiên cứu phương án xã hội hóa đầu tư giai đoạn 2021-2025 theo quy định của pháp luật về đầu tư hợp tác công tư. Thứ trưởng Nguyễn Nhật yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến đóng góp của đại biểu để có báo cáo đầy đủ, cụ thể hơn về các phướng án tuyến để tới đây Bộ xem xét, lựa chọn phương án hiệu quả nhất. Đồng thời, đề nghị Tập đoàn Đèo Cả làm việc với tỉnh Cà Mau để sớm nghiên cứu, đề xuất cụ thể phương án đầu tư dự án đoạn Bạc Liêu – Cà Mau theo hình thức hợp tác công tư.
Nam bệnh nhân tử vong tại phòng khám tư
Một người đàn ông ho ra máu, rồi rơi vào trạng thái tím tái sau đó tử vong tại phòng khám tư ở Cà Mau.
ảnh minh họa
Ngày 14/9, Công an huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ điều tra làm rõ nguyên nhân nam bệnh nhân tử vong ở tại một phòng khám tư ở xã Khánh Bình.
Theo đó, sáng 12/9, ông Điệp Văn Dũng (62 tuổi, ngụ ấp 2, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời) đến phòng khám tư của bác sĩ Tăng Văn Buôl ở xã Khánh Bình khám bệnh.
Sau khi khám cho một bệnh nhân đến trước, bác sĩ Buôl gọi ông Dũng vào phía trong để khám bệnh.
Tuy nhiên, khi ông Dũng đứng dậy đi vào thì ho, khạc ra máu. Sau đó, ông Dũng tím tái rồi gục xuống giường.
Lúc này, bác sĩ Buôl đến đỡ ông Dũng nằm xuống giường rồi chạy ra ngoài truy hô, đồng thời điện cho xe đến chở bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu.
Song, khi quay vào trong vị bác sĩ phát hiện ông Dũng đã tử vong nên báo công an. Làm việc với công an, bác sĩ Buôl cho biết, trước khi bệnh nhân tử vong ông chưa thăm khám hay cho uống, tiêm bất kỳ thuốc gì.
Tuy nhiên trước đó 2 ngày, ông Dũng có đến khám bệnh, tiêm thuốc với chẩn đoán viêm khớp tại phòng khám của bác sĩ Buôl.
Ông Dũng có tiền sử điều trị phác đồ lao, với chẩn đoán lao phổi. Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời đề nghị tạm dừng hoạt động phòng khám của bác sĩ Buôl chờ các ngành chức năng có kết luận cụ thể sẽ có bước xử lý tiếp theo.
Hiện, công an đã khám nghiệm tử thi, điều tra nguyên nhân vụ việc.
Sạt lở, sụt lún đất tại Cà Mau và Long An Ngày 27-8, UBND tỉnh Cà Mau có quyết định về tình huống khẩn cấp sạt lở đê Biển Tây trên địa bàn. Theo đó, bốn đoạn đê biển Tây ở hai huyện U Minh và Trần Văn Thời có chiều dài hơn 3,3 km được tỉnh đặt vào tình huống khẩn cấp, đặc biệt nguy hiểm, nguy cơ gây vỡ đê bất cứ...