Triển khai hệ sinh thái tài chính số toàn diện MobiFone Money
Ngày 22/1, MobiFone triển khai hệ sinh thái tài chính số MobiFone Money thông qua việc triển khai cung cấp dịch vụ Tiền di động (Mobile Money), thể hiện quyết tâm thay đổi cách thức thanh toán, sử dụng các dịch vụ tài chính của người dân.
Triển khai hệ sinh thái tài chính số toàn diện MobiFone Money
MobiFone Money là hệ sinh thái tài chính số của MobiFone cung cấp và phổ cập cho khách hàng các dịch vụ tài chính trên nền tảng số, bao gồm: Dịch vụ Ví điện tử MobiFone Pay, Dịch vụ Tiền di động (Mobile Money), Dịch vụ Cổng thanh toán điện tử, Dịch vụ hỗ trợ thu hộ chi hộ, Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử, các dịch vụ tài chính hợp tác với các ngân hàng và tổ chức tín dụng (cho vay, bảo hiểm… ) và các dịch vụ tài chính khác một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn.
Hệ sinh thái tài chính số MobiFone Money được MobiFone tích cực phát triển với kỳ vọng góp phần đưa dịch vụ thanh toán điện tử, tài chính số có thể tiếp cận đến 100% người dân. Các dịch vụ này sẽ góp phần đẩy nhanh xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng định hướng của Chính phủ, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện mọi mặt của xã hội.
Trong năm 2021, MobiFone đã chào sân lĩnh vực trung gian thanh toán với dịch vụ Ví điện tử MobiFone Pay. Sản phẩm cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trên chính chiếc điện thoại của mình một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn như: Nhận và chuyển tiền, Nạp tiền điện thoại, Thanh toán các hóa đơn điện, nước, truyền hình, internet và nhiều tính năng tiện ích khác.
Cung cấp dịch vụ Mobile Money
Từ cuối năm 2021, MobiFone đã trở thành nhà mạng di động được phép triển khai thí điểm cung cấp dịch vụ Mobile Money. Với việc triển khai cung cấp dịch vụ này từ 22/1/2022, dịch vụ Mobile Money của MobiFone cho phép khách hàng dùng tài khoản Tiền di động để thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như: chuyển tiền, nạp/rút tiền trực tiếp tại hệ thống cửa hàng, điểm giao dịch trên toàn quốc của MobiFone, thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ phục vụ đời sống: Thanh toán điện, nước, internet, Nộp các loại phí (học phí, phí dịch vụ chung cư, phí đường bộ, phí không dừng…); Mua sắm và giải trí (vé xem phim, vé tàu xe, thanh toán giao đồ ăn…); hay thanh toán các dịch vụ bảo hiểm, tài chính khác… mà không yêu cầu phải có tài khoản ngân hàng, không yêu cầu phải sử dụng smartphone, không cần kết nối internet.
Theo đại diện MobiFone, sau khi tiến hành triển khai dịch vụ Tiền di động Mobile Money, MobiFone sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển, cung cấp các dịch vụ: Cổng thanh toán điện tử; Hỗ trợ thu hộ, chi hộ; Hỗ trợ chuyển tiền điện tử; Các dịch vụ tài chính hợp tác với ngân hàng và tổ chức tín dụng, các dịch vụ tài chính khác.
Chuyển đổi số toàn diện, trở thành doanh nghiệp đa dịch vụ
Hệ sinh thái tài chính số là một mắt xích nằm trong chiến lược phát triển Tổng công ty Viễn thông MobiFone giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2035 của MobiFone với 3 trụ cột chủ lực: Hạ tầng số, Nền tảng số và Dịch vụ nội dung số.
MobiFone sẽ tiếp tục phát triển dựa trên chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm – “Customer centricity” – đi đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ mạng di động 5G; xây dựng và phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao; triển khai các công nghệ mới có khả năng bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), Big Data và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR); Phát triển các sản phẩm dịch vụ phục vụ chính phủ số, chính phủ điện tử; Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ dẫn dắt các doanh nghiệp khác chuyển đổi số…
Theo đại diện doanh nghiệp, thời gian qua, vượt qua những khó khăn của đại dịch, công tác sản xuất kinh doanh tại MobiFone được triển khai chủ động, linh hoạt, thích ứng với tình hình diễn biến dịch bệnh tại mỗi tỉnh, thành và trạng thái bình thường mới của xã hội. Tổng công ty từng bước chuyển đổi, tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh mới: triển khai kinh doanh online toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ cung cấp dịch vụ, thu cước, chăm sóc khách hàng…; cung cấp các dịch vụ cloud; đẩy mạnh kinh doanh nhóm dịch vụ nền tảng (MobiFone SmartOffice, Truyền thanh thông minh, MobiEdu, ClipTV, MobiOn); bắt đầu triển khai các dịch vụ đặc thù, tiêu biểu như MobiFone Pay, Mobile Money, MobiCA… Với kinh nghiệm chuyển đổi số thành công, MobiFone là một trong những doanh nghiệp số trụ cột tham gia xây dựng 5 trong tổng số 6 nhóm nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
Với nền tảng hạ tầng tốt, uy tín lâu năm cùng đội ngũ nhân sự quản lý, tư vấn, vận hành có kiến thức chuyên sâu về chuyển đổi số, MobiFone đang thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang công ty công nghệ, cung cấp hạ tầng số, dịch vụ số và nội dung số.
Các dịch vụ mới, chất lượng mới mở màn năm 2022 hứa hẹn sẽ tạo đà để doanh nghiệp viễn thông này phát triển nhanh, mạnh trong thời gian tới, sớm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Các tính năng của dịch vụ Mobile Money trên ứng dụng MobiFone Pay:
Video đang HOT
- Nạp, rút tiền mặt trực tiếp tại hệ thống cửa hàng, điểm giao dịch trên toàn quốc của MobiFone
- Chuyển tiền giữa các tài khoản Mobile Money và tài khoản Ví điện tử MobiFone Pay
- Thanh toán các dịch vụ bằng tài khoản Mobile Money như viễn thông, thanh toán điện, nước…
Khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ của MobiFone Pay tại các cửa hàng:
Hà Nội: 213 Xã Đàn, phường Nam Đàn, quận Đống Đa
TP.HCM: 80 Nguyễn Du, P. Bến Nghé, Q.01
Vì sao các sản phẩm của Apple lại có giá rất đắt?
Mức giá của các sản phẩm Apple luôn nhỉnh hơn những đối thủ cùng phân khúc. Vậy do đâu mà các sản phẩm của nhà Táo lại đắt đến vậy?
Ảnh: Makeuself
Các sản phẩm của Apple thường có giá cao hơn nhiều so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Ngoài lợi thế về thương hiệu, các yếu tố như hệ sinh thái độc quyền của Apple, chính sách bảo mật, chi phí tiếp thị và giá trị bán lại cao cũng góp phần làm cho sản phẩm của nhà Táo giá cao.
Trong danh sách này, chúng ta sẽ xem xét một số yếu tố giải thích tại sao các sản phẩm của Apple lại đắt đến vậy.
1. Hệ sinh thái của Apple
Trong công nghệ, một hệ sinh thái đề cập đến một tập hợp các thiết bị riêng lẻ bổ sung cho nhau để tạo thành một đơn vị lớn hơn, hữu ích hơn. Lấy ví dụ iPhone và MacBook. Mặc dù cả hai đều là thiết bị riêng lẻ nhưng nếu được sử dụng cùng nhau, chúng sẽ tăng khả năng sử dụng của nhau và cải thiện trải nghiệm tổng thể.
Hệ sinh thái của Apple khác với các công ty khác vì các thiết bị Apple thường chỉ kết nối với các thiết bị Apple khác và hoạt động thực sự tốt khi cùng hệ sinh thái. Người dùng càng tham gia sâu vào hệ sinh thái thì điều đó càng trở nên đáng giá hơn.
Tính độc quyền của hệ thống đã góp phần lớn vào mức giá cao cấp cho các sản phẩm của Apple vì người dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có trải nghiệm được cải thiện và các tiện ích hoạt động với những gì họ đã sở hữu.
2. Chất lượng cao, bền
Các sản phẩm Apple thường tồn tại lâu hơn các đối thủ cạnh tranh nhờ phần cứng và phần mềm chất lượng cao. Phần cứng được thiết kế, sản xuất và lắp ráp cẩn thận bằng vật liệu như nhôm. Thêm phần mềm (hệ điều hành và các ứng dụng gốc) được tối ưu hóa để tận dụng tối đa phần cứng đó.
Kết quả là, sản phẩm cuối cùng không chỉ đẹp mà còn bền và hiệu suất cao. Kết hợp với phần cứng và phần mềm giúp mang lại cho người dùng trải nghiệm chất lượng cao, được điều chỉnh phù hợp nhất và buộc họ phải trả nhiều tiền hơn.
3. Đổi mới
Sự đổi mới công nghệ của Apple là một lý do khác khiến các sản phẩm của họ có giá cao hơn. Sự ra đời gần đây của chip CPU M1 là một ví dụ điển hình.
Bằng cách thay thế CPU của Intel bằng những con chip dựa trên ARM của chính Apple, nhà Táo không chỉ có được hiệu suất tốt hơn trên máy Mac và iPad của mình mà còn tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp CPU. Apple đã làm điều này trong thời gian dài, nhờ vậy công ty trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng ở thung lũng Silicon.
Để tiếp tục dẫn đầu ngành công nghệ, Apple phải đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Theo Statista, ngân sách R&D của họ gần đây lên tới 20 tỉ USD.
4. Quyền riêng tư
Ảnh: Makeuself
Apple không bán dữ liệu người dùng để thu lợi nhuận như nhiều công ty khác và cũng không cài đặt sẵn phần mềm theo dõi người dùng. Thay vì bán dữ liệu người dùng, Apple tính phí bảo vệ người dùng nhiều hơn bởi với họ, quyền riêng tư là vô giá.
Nhưng điều này không có nghĩa Apple hoàn toàn không theo dõi người dùng khi công ty cũng cần cải thiện các dịch vụ và sản phẩm của chính mình, từ đó điều chỉnh sản phẩm để phù hợp với người dùng.
5. Hệ điều hành, ứng dụng và bản cập nhật miễn phí
Hệ điều hành của Apple được nâng cấp một lần mỗi năm và hàng chục bản cập nhật điểm nhỏ hơn trong suốt cả năm. So sánh điều này với các bản phát hành của Windows chỉ được cập nhật sau vài năm và thường yêu cầu người dùng trả phí cho các phiên bản mới. Mặc dù Microsoft đã nâng cấp miễn phí từ các phiên bản Windows cũ hơn lên Windows 11, nhưng người dùng vẫn phải trả phí cho các ứng dụng đặc biệt, chẳng hạn như Office Suite.
Với máy tính xách tay Windows, người dùng phải mua Office Suite để có các công cụ không gian làm việc hiệu quả, và các phiên bản mới của chúng cũng không miễn phí - người dùng phải trả phí để sử phần mềm này. Trong khi đó, với macOS, người dùng nhận được Pages, Numbers và Keynote cũng như nhận được các bản cập nhật miễn phí cho các ứng dụng này.
Apple phải đầu tư rất nhiều để giữ phần mềm này miễn phí. Apple đã tạo ra khoản đầu tư này bằng cách tính phí nhiều hơn từ khách hàng.
6. Chi phí tiếp thị và hỗ trợ
Ảnh: Makeuself
Giá thành sản phẩm là tổng hợp của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung.
Điều này chưa nói đến chi phí tiếp thị và hỗ trợ sau bán hàng. Tất cả cửa hàng Apple đều là một cách tiếp thị sản phẩm, với cơ sở hạ tầng mang tính biểu tượng, đầy đủ các chuyên gia và cung cấp trải nghiệm tuyệt vời để tương tác với các sản phẩm. Ngoài ra còn có bộ phận hỗ trợ của Apple, nơi người dùng có thể liên hệ với các đại lý dịch vụ kỹ thuật để khắc phục sự cố với thiết bị của mình và đặt những câu hỏi mà họ muốn.
Hơn nữa, Apple được biết đến với việc phát hành một số quảng cáo ấn tượng và đột phá nhất mà người dùng từng thấy. Tất cả những điều này và vô số yếu tố khác ngoài giá thành sản phẩm đã giải thích tại sao các thiết bị của Apple lại tính phí cao như vậy.
7. Xây dựng thương hiệu
Ảnh: Makeuself
Bằng cách giới thiệu các sản phẩm trên nhiều lĩnh vực như đồng hồ, điện thoại, máy tính, tai nghe, giấy ghi chú và thậm chí cả mặt nạ chống virus, Apple đã dần trở thành một thương hiệu len lỏi trong mọi khía cạnh cuộc sống của người dùng. Apple còn tạo cảm giác cao cấp trên các thiết bị của mình.
Có thể thấy đây là một thương hiệu thời thượng, đẳng cấp - nơi sở hữu các sản phẩm là biểu tượng của địa vị và phong cách sống sang trọng. Từ đó, những người dùng Apple luôn sẵn lòng trả mức giá cao hơn cho các thiết bị của nhà Táo bởi sự sang trọng mà chúng mai lại.
8. Giá trị bán lại
Ví dụ, cả Galaxy S9 và iPhone X đều được phát hành vào năm 2018 và có giá lần lượt là 700 USD và 1.000 USD. Giờ đây, một chiếc Galaxy S9 đã qua sử dụng có giá từ 50 USD đến 150 USD (giữ lại 14% giá trị), trong khi một chiếc iPhone X đã qua sử dụng vẫn có giá từ 150 USD đến 400 USD (giữ lại 27% giá trị).
Các sản phẩm Apple giữ được rất nhiều giá trị do những lý do được đề cập ở trên. Vì vậy, các sản phẩm từ nhà Táo cũng thường có mức giá nhỉnh hơn so với các đối thủ cùng phân khúc.
9. Sự trung thành của khách hàng
Ảnh: Makeuself
Cho dù đưa ra lý do gì đi chăng nữa, thì một điều không bao giờ khiến Apple phải suy nghĩ lại về mức giá của mình là cơ sở người hâm mộ trung thành, những người luôn sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm của nhà Táo. Mặc dù mức giá các sản phẩm của Apple liên tục tăng trong nhiều năm qua, tuy nhiên doanh số bán sản phẩm và mức độ phổ biến của nhà Táo cũng tăng lên đáng kể.
Sản phẩm của Apple có còn đáng giá không?
Đây là những lý do tại sao các sản phẩm của Apple luôn có xu hướng đắt hơn những đối thủ cùng phân khúc. Mức giá này không phải lúc nào cũng hợp lý (như trường hợp của Apple Pro Stand trị giá 1.000 USD), nhưng điều quan trọng là các sản phẩm này vẫn bán được rất nhiều.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người dùng phải chi quá nhiều để mua được chúng. Ví dụ: bạn có thể tiết kiệm tiền khi mua iPhone bằng cách không mua kiểu máy mới. Mặc dù sản phẩm sẽ không hoàn toàn mới, nhưng trải nghiệm sẽ vẫn nguyên vẹn.
Việt Nam gia nhập làn sóng xác thực không mật khẩu toàn cầu Sự kiện này được đánh dấu với việc lần đầu tiên ra mắt một hệ sinh thái xác thực mạnh không mật khẩu Make in Việt Nam. Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) và tập đoàn IEC vừa phối hợp tổ chức tọa đàm Xác thực không mật khẩu Make in Việt Nam tại Hà Nội. Xác thực bằng mật khẩu vốn...