Triển khai giải pháp trọng tâm để tăng sức chống chịu biến đổi khí hậu

Theo dõi VGT trên

Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo 231/TB-VPCP truyền đạt kết luận Phiên họp lần thứ ba của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ( Hội nghị COP26).

Triển khai giải pháp trọng tâm để tăng sức chống chịu biến đổi khí hậu - Hình 1
Trang trại điện gió Trung Nam tại Ninh Thuận. Ảnh minh họa: Công Thử/TTXVN

Thông báo nêu rõ: Thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan đã quyết liệt chỉ đạo triển khai và hoàn thành nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, cả công việc trước mắt cũng như công việc mang tính lâu dài. Trong đó, đã hoàn thành xây dựng dự thảo Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030, Kế hoạch hành động của các ngành thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26… Xây dựng và công bố Báo cáo tiềm năng năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam; đã tổ chức triển khai cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) năm 2022; thành lập Nhóm làm việc đàm phán về quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, công lý với một số đối tác phát triển; rà soát, hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với xu thế chuyển đổi năng lượng xanh, sạch. Nhiều Bộ, ngành đã ký kết các thỏa thuận, bản ghi nhớ hợp tác, tích cực trao đổi với nhiều tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế để huy động nguồn lực triển khai thực hiện cam kết.

Các địa phương đã tích cực, chủ động vào cuộc cùng với Chính phủ và các Bộ, ngành, bước đầu đã nhận thức và tổ chức triển khai, quán triệt về các cam kết tại Hội nghị COP26, nhất là đ.ánh giá, khảo sát chuyển đổi năng lượng, làm rõ những thế mạnh của địa phương, những nhiệm vụ phải triển khai để ứng phó với biến đổi khí hậu. Cộng đồng doanh nghiệp cũng đã hành động ngay với các dự án phát triển xe điện, điện gió ngoài khơi, sản xuất hydro xanh, sản xuất năng lượng sinh khối…

Công tác truyền thông đã được tăng cường, đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm; đồng thời khuyến khích, động viên, tạo động lực, truyền cảm hứng cho cả hệ thống chính trị, các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân về ứng phó với biến đổi khí hậu.

6 quan điểm triển khai

Để quyết tâm thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0″ vào năm 2050. Ban Chỉ đạo đã thống nhất bổ sung, làm rõ các quan điểm, chủ trương để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26:

Thứ nhất, thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0″ là cơ hội để phát triển bền vững, ưu tiên trong các quyết sách phát triển, tiêu chuẩn đạo đức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân.

Thứ hai, ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện trên nguyên tắc công lý, công bằng, với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân; dựa trên thể chế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực và hiệu quả, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và hợp tác quốc tế.

Thứ ba, ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mọi người dân. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt; người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm và là chủ thể thực hiện cùng với sự tham gia hiệu quả của các tổ chức chính trị – xã hội.

Thứ tư, triển khai các giải pháp cấp bách, có trọng tâm, trọng điểm để làm giảm mức độ dễ bị tổn thương, tăng cường sức chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu; ưu tiên cao nhất bảo đảm an toàn, sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng; tập trung phát triển hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, miền.

Thứ năm, tập trung nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển các cơ chế tài chính, thị trường carbon, thúc đẩy chuyển dịch đầu tư cho phát triển kinh tế ít phát thải; tăng cường hợp tác công tư, phát huy nguồn lực của Nhà nước để thúc đẩy, kích hoạt việc thu hút các nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nguồn lực quốc tế trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

Thứ sáu, thực hiện các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Với quan điểm trên, trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục thực hiện các mục tiêu trọng tâm. Cụ thể, về hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, theo dõi tình hình thực hiện Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả COP26 của các Bộ, ngành, cơ quan, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo những vấn đề phát sinh.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; đề xuất lộ trình áp dụng thuế carbon, các loại thuế khuyến khích sử dụng năng lượng sạch.

Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất chính sách khuyến khích phát triển, chuyển giao công nghệ và ngành công nghiệp chuyển đổi năng lượng; đề xuất giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị phục vụ chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.

Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng chương trình chuyển đổi số phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển xanh.

Video đang HOT

Khuyến khích chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng theo chức năng quản lý nhà nước được giao ban hành các hướng dẫn chi tiết về kiểm kê khí nhà kính, đo đạc – báo cáo – thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đảm bảo nội dung, tiến độ theo đúng quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

Về tổ chức Hội nghị đối thoại với các đối tác phát triển, Ban Chỉ đạo thống nhất nội dung Đề án tổ chức Hội nghị đối thoại hợp tác với các đối tác phát triển về triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0″ và chuyển đổi năng lượng như đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các Bộ, ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ theo phân công tại Đề án, trong đó chú ý nêu bật những kết quả đã thực hiện, đồng thời nêu rõ nhu cầu hỗ trợ cụ thể của mỗi Bộ, ngành để thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26. Đề xuất yêu cầu hợp tác với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển để tiến tới ký kết các thỏa thuận hợp tác cụ thể.

Về đàm phán Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, Ban Chỉ đạo cơ bản đồng ý với những nội dung chính về Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với các đối tác. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao khẩn trương hoàn thiện kế hoạch đàm phán với các đối tác, đảm bảo tính công bằng, công lý, khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và xu thế phát triển của thế giới; phát huy tiềm năng, lợi thế, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức một cách hiệu quả nhất.

Các Bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng, hoàn thành trước ngày 15/8/2022 các báo cáo về chuyển đổi công bằng, công lý trong ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, bao gồm: Chuyển đổi công bằng trong khai thác, chế biến nhiên liệu hóa thạch; chuyển đổi công bằng trong sản xuất điện (Bộ Công Thương); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực xây dựng và quản lý tòa nhà (Bộ Xây dựng); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng tới an sinh, xã hội và việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội); tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng tới các doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Về thực hiện các cam kết khác của Việt Nam tại COP26, Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch thực hiện Tuyên bố về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, báo cáo tại phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành Kế hoạch thực hiện Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất, báo cáo tại phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành khẩn trương cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam, bổ sung những điểm mới, nỗ lực của Việt Nam thực hiện cam kết đã đưa ra tại Hội nghị COP26, hoàn thành trong tháng 9/2022.

Bảo đảm giá mua bán điện hợp lý

Ban chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ liên quan tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền về những bất cập, đề xuất sửa đổi các quy định hiện hành tạo thông thoáng cho các hoạt động phát triển năng lượng tái tạo theo đúng chủ trương của Đảng và định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; nghiên cứu việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ về hoạt động đo gió, quan trắc, điều tra, khảo sát, đ.ánh giá tác động môi trường trên biển phục vụ lập các dự án điện gió có tính cấp bách trên cơ sở đảm bảo quốc phòng, an ninh và góp phần thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu khảo sát, đ.ánh giá tổng thể về tiềm năng năng lượng gió tại các vùng biển và đất liền trên phạm vi cả nước.

Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ liên quan nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền cơ chế xác định giá bán điện gió và điện mặt trời thực hiện theo cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm giá mua bán điện hợp lý theo đúng quy định của pháp luật điện lực, pháp luật giá và pháp luật có liên quan; nghiên cứu ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).

Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan đề xuất phương án tăng cường đội ngũ cán bộ cho lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu ở các cấp, các ngành, theo hướng cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đảm bảo không tăng tổng biên chế…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ cơ hội để phát triển bền vững

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới; thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" là cơ hội để phát triển bền vững.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ cơ hội để phát triển bền vững - Hình 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Sáng 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) chủ trì Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo.

Tại Hội nghị COP26, Việt Nam cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050. Ngay sau COP26, Việt Nam đã khẩn trương cụ thể hóa, bắt tay thực hiện ngay những cam kết của mình trước cộng đồng quốc tế.

Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo đã chủ động thực hiện công việc được phân công. Các bộ, ngành và địa phương đã có một số kết quả quan trọng. Trong đó nổi bật là việc hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26; Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methan của ngành giao thông vận tải; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê tan đến năm 2030.Một số bộ, ngành đã và đang xây dựng Kế hoạch hành động của ngành triển khai cam kết của Việt Nam tại COP26 hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng "0".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ cơ hội để phát triển bền vững - Hình 2
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 3 Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Các bộ, cơ quan liên quan đã rất tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác. Nhờ đó, nhiều thỏa thuận hợp tác đã được các bộ, ngành ký kết với các đối tác phát triển, các định chế tài chính, bước đầu tìm kiếm và huy động nguồn lực hỗ trợ, đầu tư và triển khai các giải pháp giảm nhẹ phát thải khi nhà kính, hướng tới phát triển bền vững, phát thải carbon thấp và tăng trưởng xanh tại Việt Nam.

Sau Hội nghị COP26, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới mong muốn phát triển các dự án điện gió ngoài khơi. Một số tập đoàn lớn đang tiến hành nghiên cứu, đề xuất các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam...

Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận, đ.ánh giá những việc đã làm được, những việc chưa làm được sau phiên họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo, những khó khăn, vướng mắc cần Ban Chỉ đạo cùng bàn để tháo gỡ, nhất là trong việc đổi mới về thể chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ cơ hội để phát triển bền vững - Hình 3
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo đ.ánh giá tình hình triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Các đại biểu cũng cho ý kiến về dự thảo Đề án tổ chức Hội nghị đối thoại hợp tác triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" và chuyển đổi năng lượng của Ban Chỉ đạo với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển sắp tới; về việc chuyển đổi năng lượng công bằng, công lý với các đối tác; về dự thảo Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26, các dự thảo chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch có liên quan để ban hành và sớm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung cam kết tại Hội nghị COP26.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo biểu dương các bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua đã rất tích cực triển khai các nhiệm vụ, công việc được giao với khối lượng lớn.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, biến đổi khí hậu là vấn đề khách quan, toàn cầu, toàn dân, có tính chất lâu dài, chúng ta phải thích ứng an toàn, hiệu quả với biến đổi khí hậu. Mỗi quốc gia có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu kể từ năm 2021 trở đi nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ cơ hội để phát triển bền vững - Hình 4
Các thành viên Ban Chỉ đạo tham dự phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng nêu rõ, đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Đây cũng là yêu cầu mới về thương mại, đầu tư toàn cầu đã được xác lập kể từ sau Hội nghị COP26.

Theo Thủ tướng, để thực hiện các cam kết tại COP26, chúng ta xác định rõ thêm một số quan điểm. Thứ nhất, thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" là cơ hội để phát triển bền vững, ưu tiên trong các quyết sách phát triển, tiêu chuẩn đạo đức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân.

Thứ hai, ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện trên nguyên tắc công lý, công bằng, với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân; dựa trên thể chế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực và hiệu quả, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và hợp tác quốc tế.

Thứ ba, ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội; là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mọi người dân. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt; người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm và là chủ thể thực hiện cùng với sự tham gia hiệu quả của các tổ chức chính trị-xã hội.

Thứ tư, triển khai các giải pháp cấp bách, có trọng tâm, trọng điểm để làm giảm mức độ dễ bị tổn thương, tăng cường sức chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu; ưu tiên cao nhất bảo đảm an toàn, sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng; tập trung phát triển hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, miền.

Thứ năm, tập trung nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển các cơ chế tài chính, thị trường carbon, thúc đẩy chuyển dịch đầu tư cho phát triển kinh tế ít phát thải; tăng cường hợp tác công tư, phát huy nguồn lực của Nhà nước làm đòn bẩy thu hút các nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nguồn lực quốc tế trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

Thứ sáu, thực hiện các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có cân đối lớn về năng lượng.

Về các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để chủ động, tích cực triển khai các công việc được phân công.

Về các chiến lược, đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hoàn thiện, trình lãnh đạo Chính phủ ký ban hành Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26, phấn đấu hoàn thành trong tháng 7/2022; trên cơ sở hồ sơ trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị, Văn phòng Chính phủ rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí methan đến năm 2030.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam theo quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đề xuất các loại thuế, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, xanh.

Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất chính sách khuyến khích phát triển công nghệ, năng lượng sạch, xanh. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng chương trình chuyển đổi số phục vụ chống biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển xanh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình để các doanh nghiệp đi theo xu hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Thủ tướng thống nhất nội dung Đề án tổ chức Hội nghị đối thoại hợp tác với các đối tác phát triển về triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" và chuyển đổi năng lượng; chú ý làm rõ nhu cầu cần hỗ trợ cụ thể của mỗi bộ, ngành, lĩnh vực để thực hiện mục tiêu Việt Nam cam kết tại COP26.

Người đứng đầu Chính phủ đồng ý về kế hoạch đàm phán và những vấn đề chính của Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, công lý; theo đó, xác định chuyển đổi năng lượng là xu hướng toàn cầu, là cơ hội và cũng là thách thức đối với Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao khẩn trương dự thảo, đàm phán với đối tác, đảm bảo tính công bằng, công lý, khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và xu hướng phát triển của nhân loại. Chuẩn bị kỹ các tài liệu, dữ liệu, thông tin, thể hiện rõ và bảo vệ chính kiến, tranh thủ mọi nguồn lực nhưng nguyên tắc bất di bất dịch là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Để thực hiện kế hoạch đàm phán, Thủ tướng giao các bộ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng hoàn thành trước cuối tháng 8/2022 các báo cáo nền về: Chuyển đổi công bằng trong khai thác, chế biến nhiên liệu hóa thạch; chuyển đổi công bằng trong sản xuất điện (Bộ Công Thương); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực giao thông vận tải (Bộ Giao thông Vận tải); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực xây dựng và quản lý tòa nhà (Bộ Xây dựng); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng tới an sinh, xã hội và việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).

Thủ tướng giao các Bộ: Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng ban hành các hướng dẫn về kiểm kê khí nhà kính, đo đạc-báo cáo-thẩm định đảm bảo nội dung, tiến độ theo đúng quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

Về thực hiện các cam kết khác của Việt Nam tại COP26, Bộ Công Thương hoàn thành Kế hoạch thực hiện Tuyên bố về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành Kế hoạch thực hiện Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất để báo cáo tại cuộc họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành cập nhật đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam; trên cơ sở NDC đã gửi Liên hợp quốc năm 2020, bổ sung những điểm mới, nỗ lực của Việt Nam thực hiện cam kết đã đưa ra tại Hội nghị COP26, hoàn thành trong tháng 9/2022.

Trên cơ sở kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo Chính phủ về những bất cập để sửa đổi các quy định hiện hành tạo thông thoáng cho các hoạt động phát triển năng lượng tái tạo.

Trong đó, nghiên cứu việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ chấp thuận hoạt động đo gió, quan trắc, điều tra, khảo sát, đ.ánh giá tác động môi trường trên biển phục vụ lập các dự án điện gió có tính cấp bách. Bộ Tài nguyên và Môi trường khảo sát, đ.ánh giá tổng thể về tiềm năng điện gió trên cả nước.

Bộ Công Thương chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành cơ chế xác định giá bán điện, cho phép áp dụng cơ chế mua bán điện trực tiếp; sớm trình cấp có thẩm quyền ban hành quy hoạch chi tiết phát triển điện gió ngoài ngoài khơi.

Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan đề xuất phương án tăng cường cán bộ cho lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu tại tất cả các cấp, các ngành, theo hướng cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc thuộc lĩnh vực quản nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển đổi xanh. Đặc biệt, cần quan tâm rà soát lại thể chế, cơ chế chính sách phù hợp; huy động mọi nguồn lực tài chính hợp pháp; đổi mới khoa học công nghệ; đào tạo, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng lực quản trị.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trước mắt mà Thủ tướng nhấn mạnh là tập trung phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng, nghiên cứu công nghệ chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy sản xuất các thiết bị trong nước... Đây là "một mũi tên trúng hai đích", khi vừa thực hiện được các cam kết quốc tế, vừa phát triển được năng lực, công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp có thị trường rất lớn trong và ngoài nước này.

Theo Thủ tướng, phải kết hợp sức mạnh dân tộc, sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam với xu thế phát triển của thời đại, của công nghệ... Cần quyết tâm cao hơn nữa, coi đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển công nghệ và công nghiệp năng lượng mới, có một chiến lược cho việc này.

Cùng với đó, phải luôn bám sát diễn biến tình hình, kịp thời rà soát, điều chỉnh, triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp trên đây, tăng cường giám sát, kiểm tra, kỷ luật, kỷ cương để có sản phẩm, kết quả cụ thể, đo đếm được trên cơ sở tính toán lợi ích tổng thể của từng ngành, giữa các ngành và của quốc gia, dân tộc, chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng và tránh những hạn chế, bất cập trong các công việc trước đây đã làm, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Làm rõ danh tính một học sinh phao tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT
12:27:29 27/06/2024
Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra vụ hỏa hoạn làm cặp vợ chồng t.ử v.ong
19:53:41 27/06/2024
Diễn biến mới vụ b.é t.rai người Nhật bị đuối nước tại resort ở Mũi Né
14:50:42 27/06/2024
Ô tô con bị tàu hỏa tông bẹp dúm, văng gần chục mét
15:02:46 27/06/2024
Bệnh nhân bất ngờ lái ô tô lao vào tường bệnh viện
17:11:53 26/06/2024
Lãnh đạo xã thông tin về clip 'bị đ.ập ly vào đầu vì đi mời rượu'
22:38:00 27/06/2024
Bình Thuận: Thả 3 con rùa quý hiếm về với biển tự nhiên
22:23:13 26/06/2024
Hà Nội: Vụ cháy khiến 14 người t.ử v.ong là do chập mạch điện
11:15:59 27/06/2024

Tin đang nóng

"Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz" hiện ra sao sau khi nhận 900 tỷ phí chia tay từ người tình tỷ phú?
07:32:07 28/06/2024
Hé lộ không gian đám cưới xa hoa của Midu - Minh Đạt: Cô dâu phải di chuyển bằng scooter vì quá rộng, thi công 4 ngày 4 đêm
06:31:24 28/06/2024
Mẹ tôi phát hiện bố ngoại tình chỉ nhờ một chiếc nĩa
07:33:17 28/06/2024
Con trai Lệ Quyên: Diện mạo điển trai, sở hữu dinh thự 200 tỷ đồng ở t.uổi 13
08:30:23 28/06/2024
Mỹ nhân là "báu vật" của showbiz đổi đời nhờ body n.óng b.ỏng, thành công cưới được "trai xấu" siêu giàu
07:35:50 28/06/2024
NSƯT Như Huỳnh đoạt huy chương vàng 'Liên hoan Sân khấu kịch nói toàn quốc 2024'
08:36:24 28/06/2024
Thấy đồng nghiệp vỡ nợ, tôi về nhà truy hỏi vợ về tài sản tích lũy được, ngờ đâu cô ấy mang ra 6 cuốn sổ đỏ
08:55:09 28/06/2024
Cặp đôi Trung Quốc ôm hôn cháy bỏng trên giường làm khán giả "mất máu", nam chính tổng tài đẹp như xé sách bước ra
06:05:09 28/06/2024

Tin mới nhất

Giây phút chàng trai lao ra dòng lũ dữ cứu b.é g.ái

10:27:27 28/06/2024
B.é g.ái đạp xe qua đ.ập tràn thôn Ngòi Bục, thuộc xã An Thịnh (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) không may bị dòng nước xiết cuốn theo cả người và xe. Em rất may mắn được hai thanh niên cứu giúp.

Nữ tài xế lái xe tông nhiều người thương vong, náo loạn đường phố Vũng Tàu

09:20:16 28/06/2024
Nữ tài xế ở Vũng Tàu điều khiển ô tô liên tục va chạm, gây thương vong cho nhiều người, trong đó 2 người t.ử v.ong trên đoạn đường dài hơn 0,5 km.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở nhà máy đóng tàu, Sở Y tế chỉ đạo

06:44:52 28/06/2024
Theo báo cáo từ Sở Y tế Hải Phòng, tính đến 18h ngày 27/6, số công nhân của Công ty Đóng tàu Sông Cấm có triệu chứng ngộ độc thực phẩm là 178 người.

Tài xế xe đầu kéo chấp tay lạy vợ chồng người đi xe máy bị nạn

19:43:00 27/06/2024
Chiều 27-6, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe đầu kéo và xe máy trên quốc lộ 14 đoạn qua phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột làm hai vợ chồng thương vong.

Một n.ữ s.inh lỡ thi do tai nạn giao thông

19:40:46 27/06/2024
Vụ tai nạn khiến 2 bố con ở Nghệ An phải nhập viện cấp cứu. Người bố bị thương khá nặng còn con gái bị thương nhẹ nhưng lỡ mất buổi thi môn toán.

Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ nặng sau khi ăn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

16:14:57 27/06/2024
Do đó, các bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiến hành các biện pháp cấp cứu khẩn cấp. Sau hơn 2h hồi sức tích cực, bệnh nhân đã dần ổn định, mạch cải thiện. Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.

Phú Thọ: B.é t.rai 11 t.uổi bị mẹ ruột và bạn trai b.ạo h.ành giữa đêm

16:12:28 27/06/2024
Thông tin từ lãnh đạo phường Minh Phương (TP. Việt Trì, Phú Thọ), Công an TP. Việt Trì đang điều tra nghi vấn cháu bé 11 t.uổi bị mẹ ruột và bạn trai b.ạo h.ành.

70 công nhân ở một nhà máy đóng tàu tại Hải Phòng đi cấp cứu sau bữa trưa

16:00:24 27/06/2024
Tuy nhiên, những người này vẫn cần được tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi sức khỏe ổn định. Đồng thời, cần làm rõ tác nhân gây ra biểu hiện bệnh lý của 70 công nhân này.

T.iền Giang: Sông Mỹ Thiện sạt lở, ảnh hưởng nặng đến sản xuất và đời sống nhân dân

15:57:34 27/06/2024
Việc đi lại của người dân địa phương hết sức khó khăn và thiếu an toàn. Sạt lở cũng làm một phần sân chùa Thiền Quang (ấp Mỹ Hưng A, xã Mỹ Đức Đông) bị đổ xuống sông Mỹ Thiện.

Tiêu hủy chiếc "tàu ma" trôi dạt vào bờ biển Quảng Trị

14:26:27 27/06/2024
Chiếc tàu ma này được làm bằng gỗ, dài 11 m, được người dân phát hiện trôi dạt vào bờ biển Quảng Trị hơn 3 tháng trước

Quốc hội chốt cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

12:24:53 27/06/2024
Sáng 27/6, 357/448 Đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành với quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong m.áu hoặc hơi thở có nồng độ cồn .

Người dân lật ô tô cứu tài xế nhưng bất thành

11:33:46 27/06/2024
Thời điểm xảy ra vụ việc, người dân đã hỗ trợ lật ô tô lên và đưa tài xế đi cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương nặng, tài xế đã t.ử v.ong.

Có thể bạn quan tâm

Lisa gợi cảm cá tính trong MV "Rockstar" đang gây sốt toàn cầu

Nhạc quốc tế

13:01:29 28/06/2024
Trong MV Rockstar , Lisa gây ấn tượng với tạo hình gợi cảm, cá tính. Thay vì nước da trắng sáng, cô để tạo hình da nâu, gắn trang sức ở răng

Mỹ nhân nhận bão tẩy chay vì cả gan "hạ bệ" Lưu Diệc Phi, chỉ 1 dòng bình luận mà bị mỉa mai "EQ chạm đáy"

Hậu trường phim

12:59:30 28/06/2024
Lý Mộng bị chỉ trích thiếu tinh tế, sân si bởi hai bộ phim có thể loại khác biệt, không cần cố gượng ép so sánh chúng để rồi chê bai một bên.

Vợ chồng Midu tặng quà cho 28 người bê tráp: Chi hơn 100 triệu đồng, nội dung bức thư đi kèm gây chú ý

Sao việt

12:54:43 28/06/2024
Theo đó, dù bận trăm công nghìn việc trước thềm hôn lễ nhưng Midu và Minh Đạt đã gửi quà cảm ơn đến 28 thành viên bê tráp.

Nổ bình khí công nghiệp tại Bắc Giang, hai người t.ử v.ong

Pháp luật

12:54:14 28/06/2024
Ngay khi tiếp nhận tin, Công an thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo các lực lượng tiến hành bảo vệ hiện trường. Hiện nạn nhân đã được đưa đến nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang để tiến hành khám nghiệm t.ử t.hi.

Cưới 1 năm rồi, Lee Da Hae vẫn chưa thể đăng ký kết hôn với Se7en vì 1 lý do

Sao châu á

12:48:26 28/06/2024
Lee Da Hae dự định đi đăng ký kết hôn vào ngày 6/5 vừa qua - đúng kỷ niệm 1 năm ngày cưới. Tuy nhiên, cả 2 đã không thể thực hiện mong muốn của mình vì tình cờ hôm đó là ngày nghỉ lễ.

Đắk Lắk ghi nhận trên 400 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

12:41:03 28/06/2024
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, tính đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 408 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 15 huyện, thị xã, thành phố.

'Kẻ trộm mặt trăng' chào đón dàn nhân vật mới cực bá đạo, đặc biệt là Minions siêu sức mạnh

Sao âu mỹ

12:33:25 28/06/2024
Sự trở lại của thương hiệu hoạt hình bom tấn Kẻ trộm mặt trăng trong năm 2024 khiến hàng triệu khán giả háo hức.

Gia đình trẻ khiến dân tình "đứng hình": Thu nhập 43 triệu, muốn tiết kiệm 1 tỷ nhưng mỗi tháng đi chơi hết 12 triệu

Sáng tạo

11:37:28 28/06/2024
Một anh chồng năm nay 26 t.uổi đã có bài đăng muốn nhờ cộng đồng mạng giúp đỡ trong việc quản lý chi tiêu của gia đình mình, thế nhưng càng đọc chi tiêu của gia đình này, người ta càng hoang mang tột độ

Độc đáo hòn 7 sao - thiên đường hoang sơ giữa quần đảo Cô Tô

Du lịch

11:36:47 28/06/2024
Nghe nói đến hòn 7 Sao bạn đừng vội nghĩ những nơi nghỉ dưỡng sang xịn mịn như kiểu khách sạn Dubai, mà có lẽ nên liên tưởng đến khách sạn ngàn sao nơi bạn sẽ trải nghiệm một chuyến du lịch không hề tiện nghi

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 2: Chị chồng mắc chứng OCD dọn nhà từ 3h sáng

Phim việt

11:33:05 28/06/2024
Khanh - chị ruột của Nghiêm - trở về nhà và rất không hài lòng khi hai vợ chồng em trai để nhà cửa bừa bãi ngoài sự cho phép của mình.

Cách mix màu vàng khiến người mặc nổi bật trong nắng hè

Thời trang

11:27:20 28/06/2024
Vàng là gam màu sáng, đem lại vẻ đẹp tươi tắn, nổi bật cho người sử dụng nó. Những ngày hè sôi động đang vẫy gọi, để nổi bật trong nắng hè, các quý cô đừng quên những công thức mix màu vàng dưới đây.