Triển khai công nghệ thuyết minh tự động tại di sản Huế
Ứng dụng thuyết minh tự động sắp tới sẽ được đưa vào triển khai tại khu di sản Huế, trước mắt thí điểm tại Đại Nội và lăng vua Tự Đức – Thông tin trên Báo Thừa Thiên Huế cho biết.
Dịch vụ thuyết minh tự động sẽ hỗ trợ rất nhiều cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Cụ thể, Công ty CP Giải pháp phần mềm chuyên nghiệp Việt (Vietsoftpro) – đơn vị thực hiện dự án đang hoàn thiện các bước cuối cùng để đảm bảo dự án được triển khai đúng tiến độ.
Nguồn lực đầu tư triển khai dịch vụ thuyết minh tự động phục vụ du khách tại Quần thể Di tích Cố đô Huế được hoàn toàn xã hội hóa. Với 5 điểm tham quan dự kiến triển khai, mức kinh phí đầu tư ban đầu khoảng 17 tỷ đồng.
Dự kiến, tại Đại Nội, gói thuyết minh tự động có thời lượng từ 150-180 phút, chùa Thiên Mụ 40 phút, các điểm còn lại như lăng vua Khải Định, lăng vua Tự Đức và lăng vua Minh Mạng dài 60 phút. Riêng Đại Nội do có diện tích rộng và nhiều công trình kiến trúc nên Vietsoftpro sẽ có ba gói thuyết minh tự động dành riêng cho khách tham quan cả ngày, một buổi hoặc một thời gian ngắn.
Video đang HOT
Được biết, ngoài tiếng Việt, những nội dung thuyết minh được chuyển dịch ra 11 ngôn ngữ khác, gồm: Anh, Pháp, Trung, Nhật, Hàn, Thái, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Ý và Bồ Đào Nha.
Theo Tổ Quốc
Lời khai người phụ nữ chiếm đoạt tiền triệu của du khách nước ngoài
Người phụ nữ ở Thừa Thiên - Huế chiếm đoạt tiền triệu của du khách nước ngoài mua 1,7kg măng cụt bị công an xử lý.
Về vụ "Mua 100.000 đồng măng cụt, du khách nước ngoài bị "chém" tiền triệu" mà Dân Việt thông tin, Công an phường Hương Long, TP.Huế vừa tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị Én (SN 1967, trú 14 Lê Quang Quyền, phường Hương Long).
Theo đó, bà Én bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi "Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác" theo điểm C, khoản 01, Điều 15 Nghị định 167-NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ với mức phạt 1,5 triệu đồng. Ngoài ra, bà Én bị buộc phải trả lại 1 triệu đồng đã chiếm đoạt cho du khách.
Bà Lê Thị Én tại cơ quan công an.
Theo lời khai của bà Én, bà này đã bán 1,7kg măng cụt cho một du khách nước ngoài với giá 100.000 đồng. Vì người du khách không biết mệnh giá tiền Việt Nam đồng nên đưa cho bà Én 1.000.000 đồng và bà này nhanh chóng bỏ vào túi. Sau đó, du khách đòi bà Én thối lại tiền thì bà này ra hiệu không còn tiền thừa.
Bà Én khai rằng, bà này biết mình không trả lại 900.000 đồng cho du khách là hành vi gian dối và vi phạm pháp luật, nhưng vì lòng tham nên người phụ nữ này đã trắng trợn chiếm đoạt tiền của du khách.
Qua sự việc trên, Công an phường Hương Long đã tổ chức họp, yêu cầu 48 hộ kinh doanh, bán hàng rong xung quanh khu vực chùa Thiên Mụ cam kết không để xảy ra tình trạng chặt chém, chiếm đoạt tiền của du khách.
Công an phường Hương Long cũng đã tham mưu, phối với chính quyền địa phương lắp đặt 5 camera an ninh xung quanh khu vực chùa Thiên Mụ để kiểm soát tình hình an ninh trật tự và phòng ngừa xảy ra việc cò mồi, chặt chém, gian dối khi bán hàng cho du khách.
Chùa Thiên Mụ là điểm du lịch nổi tiếng của Huế.
Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh thông tin về các đối tượng có biểu hiện cò mồi, bảo kê cho vụ chiếm đoạt tiền của du khách nói trên. Các đối tượng liên quan đã được công an gọi hỏi để làm rõ.
Như tin đã đưa, trước đó, trên Facebook cá nhân của mình, người đàn ông tên Cường đăng tải bài viết phản ánh việc người này chứng kiến một du khách nước ngoài bị chiếm đoạt tiền khi mua măng cụt của một phụ nữ bán hoa quả tại điểm du lịch chùa Thiên Mụ.
Cụ thể, theo ông Cường, vị du khách mua 60-70.000 đồng măng cụt và đưa cho người bán 2 tờ 500.000 đồng. Vị du khách đòi trả lại tiền thừa thì người bán không trả và hai bên xảy ra mâu thuẫn.
Chứng kiến sự việc, ông Cường đề nghị người phụ nữ trả lại tiền cho du khách thì bị chị này quát mắng. Tiếp đó, một đối tượng khoảng 16-18 tuổi, đầu trọc, mặc áo nhà chùa, đang đứng bán hàng lao ra quát tháo rồi lấy một cây dao đòi đâm anh Cường. Ngoài ra, anh Cường còn bị một người đàn ông khoảng 55 tuổi lao vào đòi hành hung vì bênh vực du khách trên.
Sau một thời gian đăng tải, bài viết của anh Cường thu hút nhiều người quan tâm, bình luận, chia sẻ. Thông tin anh Cường phản ánh trên Facebook sau đó được gửi đến Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên - Huế và cơ quan công an nhanh chóng vào cuộc xử lý.
Theo Danviet
Câu chuyện thành Rome Sài Gòn Mỗi di sản đều kể một câu chuyện phía sau. Tại thành Rome Sài Gòn, đó là điểm tiếp nối của hành trình di sản thịnh vượng từ Âu sang Á của nhân loại. Đại sứ di sản Aldo G.Zoli Lo Prinzi Sinh năm 1960, trước khi trở thành bậc thầy kiến trúc sư danh tiếng với tầm hoạt động trên toàn thế...