Trí tuệ nhân tạo tiên đoán bộ phim sẽ ăn khách hay không
Tại hội nghị Storytelling Workshop 2019 ở Florence, Italia, các nhà nghiên cứu thông báo rằng họ đã phát triển hệ trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán thành công hay thất bại của bộ phim mà không sử dụng bất cứ thứ gì ngoài chú thích bằng văn bản .
Khán giả trong rạp chiếu phim La Ciotat, Pháp, đang xem bộ phim Tàu vào ga La Ciotat
Trong tương lai, phương pháp này có thể được cải tiến để dự đoán số lượng khán giả cho các phòng vé.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển một số mạng nơ rôn, dựa trên một bản tóm tắt nội dung phim bằng văn bản, đánh giá xác suất thành công của bộ phim. Để thử nghiệm mô hình, các nhà khoa học đã sử dụng các phác thảo cốt truyện từ 42.306 bộ phim ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhiều phim trong số đó đã được tìm thấy trên Wikipedia.
Video đang HOT
Các mô hình đã phân chia nội dung tóm tắt theo các đề xuất (proposals) và sử dụng phân tích cái gọi là điệu thức (tonality) của văn bản. Phân tích bao gồm phương pháp ngôn ngữ học máy tính để xác định các mảnh màu cảm xúc trong các văn bản. Kết quả cho thấy, cốt truyện của những bộ phim thành công như Alice ở xứ sở thần tiên (Alice in Wonderland) năm 1951 (80% đánh giá tích cực trên trang web RottenTomatoes) tạo ra những thay đổi tâm trạng thường xuyên.
Cốt truyện của những bộ phim không thành công như Giới hạn kiểm soát (The Limits of Control) năm 2009 (43% trên trang RottenTomatoes) thì ổn định hơn về mặt cảm xúc. Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng các bộ phim bắt đầu và kết thúc có hậu hay không chẳng phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là cốt truyện của phim tạo ra sự thay đổi tâm trạng thường xuyên.
Trong tương lai, phương pháp dùng trí tuệ nhân tạo có thể được cải thiện để dự đoán thu nhập phim qua bán vé. Một phán đoán vô tư của hệ thống có thể mang lại lợi thế cho các tác giả ít nổi tiếng. Các nhà nghiên cứu tại Storytelling Workshop 2019 ở Florence khẳng định hệ trí tuệ nhân tạo cũng sẽ giúp công chúng khỏi phải mất thì giờ xem vào những bộ phim không hay.
Theo một thế giới
Trào lưu Deepfake gây lo ngại về lạm dụng trí tuệ nhân tạo
Về lý thuyết, những biện pháp kiểm soát Internet nghiêm ngặt của Trung Quốc có thể ngăn mọi người truy cập các nội dung xấu.
Tuy nhiên, nhiều nền tảng đang được sử dụng để trao đổi, mua bán ảnh và video gợi cảm ghép khuôn mặt của các diễn viên nổi tiếng với giá chưa tới một USD.
'Tại một chủ đề thảo luận trên Baidu Tieba, một trong những diễn đàn Internet phổ biến nhất Trung Quốc, loại phim gợi cảm này được bán với giá chỉ 4 nhân dân tệ (khoảng 13 nghìn đồng) mỗi video. Trọn gói 700 video là 158 nhân dân tệ (hơn 500.000 đồng)', Beijing News đưa tin.
Trang này cũng cho biết video gợi cảm ghép khuôn mặt có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu, được rao bán trên chợ thương mại điện tử cũ Xianyu với giá khởi điểm từ 20 nhân dân tệ cho mỗi phút. Người mua chỉ cần cung cấp ảnh người nổi tiếng hoặc cá nhân.
Việc hoán đổi khuôn mặt này là một phần của trào lưu Deepfake, thuật ngữ được dùng để chỉ những video giả mạo, bị chỉnh sửa, bóp méo khiến chúng trông như thật nhờ sự hỗ trợ của phần mềm trí tuệ nhân tạo, làm mờ đi ranh giới giữa sự thực và dối trá.
Một người bán dịch vụ có nickname Ah Chang tiết lộ: 'Việc thanh toán có thể thông qua nền tảng ví điện tử WeChat Pay và Alipay. Nếu khách hàng mua nhiều hơn 15 lần, họ sẽ được giảm giá làm video gợi cảm tùy chỉnh với giá 3 nhân dân tệ'.
'Chúng tôi cần nhiều ảnh từ các góc độ khác nhau, ít nhất là 20. Càng nhiều ảnh, video sẽ càng chân thực', một người bán video gợi cảm hoán đổi khuôn mặt trên Xianyu nói.
Đại diện của Baidu và Xianyu khẳng định đã xóa một số nội dung và cung cấp các bằng chứng liên quan cho cảnh sát. 'Chúng tôi không khoan nhượng trước hành vi truyền bá thông tin bất hợp pháp và thực hiện các giao dịch như vậy trên nền tảng. Chúng tôi hoàn toàn hợp tác với cảnh sát và các cơ quan thực thi pháp luật khác để xử lý các hoạt động đó', đại diện Baidu chia sẻ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, Mark Zuckerberg, Kim Kardashian nằm trong số những nạn nhân của Deepfake.
Trước đó, nhiều nhân vật nổi tiếng của Mỹ như cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama, người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch quốc hội Nancy Pelosi đều từng là nạn nhân của Deepfake. Do đó, nhiều chuyên gia đã bày tỏ sự lo ngại về việc lạm dụng công nghệ 'Deepfake' có thể tạo ra các thông tin sai lệch và nguy hiểm.
Ông Trần Đăng Khoa, Trưởng phòng An ninh mạng quốc gia, cho biết Bộ đã rà soát nhưng chưa phát hiện việc mua bán, trao đổi và phát tán các nội dung như vậy tại Việt Nam. 'Mọi người không nên tìm cách tạo ra các video gợi cảm hoán đổi mặt người nổi tiếng, vì sẽ phạm tội truyền bá nội dung đồi trụy và vi phạm quyền sử dụng hình ảnh cá nhân', ông Khoa nhấn mạnh.
Theo Trang Công Nghệ
Sáng chế của trí tuệ nhân tạo (AI) xin đăng ký sở hữu trí tuệ tại châu Âu Theo tạp chí IPPro Magazine, giáo sư Stenphen Thaler đã tạo ra phát minh trí tuệ nhân tạo có tên là DABUS, sử dụng một hệ thống mạng lưới thần kinh nhân tạo nhằm tạo ra những ý tưởng mới. Ảnh minh họa. Phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 1/8, một giáo sư của Đại học Surrey (Anh) đã đệ đơn đăng...