Trí tuệ nhân tạo sẽ cho người dân Mỹ 13.500 USD/năm
Chủ tịch OpenAI cho rằng chính phủ nên thay đổi chính sách kịp thời để bắt kịp tiến bộ công nghệ mà AI mang lại.
Theo Sam Altman, đồng sáng lập và Chủ tịch start-up phi lợi nhuận OpenAI, trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra nhiều của cải đến mức mỗi người trưởng thành ở Mỹ sẽ nhận 13.5000 USD/năm trong vòng 10 năm tới.
“Công việc tại OpenAI giúp tôi hiểu được sự thay đổi kinh tế xã hội sẽ sớm diễn ra trong tương lai. Phần mềm có khả năng suy nghĩ và học hỏi sẽ làm được nhiều việc hơn con người hiện tại”, Altman đánh giá.
Ông gọi đó là “cuộc cách mạng AI” và cho rằng nó có mức độ ảnh hưởng lớn hơn các cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ. Chủ tịch OpenAI đề xuất chính phủ nên bắt kịp với thay đổi đang diễn ra, vì nếu chính sách, quy định không được điều chỉnh phù hợp, công dân sẽ gặp nhiều bất lợi trong tương lai.
Đồng sáng lập và Chủ tịch start-up phi lợi nhuận OpenAI cho rằng cách mạng AI sắp diễn ra. Ảnh: AFP .
Tuy nhiên, nếu chính phủ thu thập và phân phối lại của cải AI tạo ra, mức tăng năng suất theo cấp số nhân của AI có thể “giúp cho xã hội tương lai ít chia rẽ hơn và ai cũng thu được lợi ích”. Khi tốc độ phát triển tăng nhanh, AI “tạo ra sự giàu có phi thường” nhưng đồng thời giá trị lao động “sẽ giảm về 0″.
Theo ông, khi AI phát triển, của cải sẽ dồn về những chủ sở hữu doanh nghiệp và đất đai. Chính phủ nên đánh thuế vốn thay vì lao động, hình thức thu thuế có thể dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu công ty. Tiền thuế thu được sẽ phân phối cho mọi công dân trên 18 tuổi.
Bằng cách trao cho mọi người dân quyền làm chủ, đời sống xã hội sẽ cải thiện. “Tất cả những ai sở hữu cổ phiếu ở Amazon đều muốn giá tăng. Khi tài sản cá nhân tăng lên cùng quốc gia, công dân sẽ muốn nước mình phát triển”, Altman nói.
Theo ông, trong 10 năm tới, 250 triệu người trưởng thành sống ở Mỹ sẽ nhận 13.500 USD mỗi năm. Để có được con số này, Altman ước tính giá trị 50.000 tỷ USD của các công ty Mỹ tính theo vốn hóa thị trường và 30.000 tỷ USD đất tư nhân ở đây sẽ tăng “gần gấp đôi” trong thập kỷ tới.
Elon Musk từng vẽ ra viễn cảnh tương tự, khi lực lượng lao động là robot và chính phủ phải trả lương cho người dân. “Chúng ta có thể cung cấp thu nhập cơ bản phổ quát cho người dân nhờ vào từ động hóa”, Musk nói trong cuộc phỏng vấn với CNBC vào năm 2016.
Elon Musk cũng là đồng sáng lập OpenAI nhưng đã rời hội đồng quản trị vào năm 2018 nhằm tránh xung đột về lợi ích vì lúc đó, Tesla bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này.
Elon Musk cũng là đồng sáng lập OpenAI nhưng đã rời hội đồng quản trị vào năm 2018. Ảnh: AI Magazine.
Không dễ để các nhà chức trách đưa kế hoạch như vậy thành hiện thực chỉ trong vòng một thập kỷ. Tuy nhiên, thay đổi chính sách dẫn đến việc quỹ thời gian loài người dành cho hoạt động sản xuất giảm, và tăng cho nhu cầu tinh thần.
Theo Sam Altman, nếu AI sản xuất hầu hết hàng hóa và dịch vụ cơ bản trên thế giới, mọi người sẽ được giải phóng và dành nhiều thời gian hơn cho những người họ quan tâm, trân trọng nghệ thuật và thiên nhiên, hoặc làm những việc hướng tới lợi ích xã hội.
Vị chủ tịch OpenAI cho rằng không thể ngăn cản sự chuyển đổi sắp đến. “Nếu biết nắm bắt và lập kế hoạch kịp lúc, chúng ta có thể tạo ra xã hội công bằng, hạnh phúc và thịnh vượng hơn. Tương lai gần như sẽ đạt đến mức tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng”, Altman nói.
Australia ra mắt UAV trợ chiến mang trí tuệ nhân tạo
UAV phản lực Loyal Wingman thực hiện chuyến thử nghiệm đầu tiên, với công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ đắc lực cho tiêm kích có người lái.
Boeing Australia ngày 1/3 công bố video máy bay không người lái (UAV) phản lực trợ chiến Loyal Wingman cất cánh lần đầu trong chuyến bay thử nghiệm tại căn cứ Woomera. Cuộc thử nghiệm diễn ra cuối tuần trước, dưới sự giám sát của một phi công Boeing theo dõi phi cơ hoạt động từ trạm mặt đất.
Thông cáo của Boeing cho biết UAV Loyal Wingman tự cất cánh trong thử nghiệm, bay theo lộ trình được xác định trước đó với tốc độ và độ cao khác nhau nhằm "chứng minh chức năng và hiệu suất thiết kế".
"Loyal Wingman là dự án mở đường cho việc tích hợp các hệ thống tự điều khiển và trí tuệ nhân tạo để tạo ra các nhóm tác chiến phối hợp giữa người và máy móc", thiếu tướng Cath Roberts, chỉ huy Bộ Tư lệnh Năng lực Không quân Australia, cho biết.
Máy bay không người lái phản lực Loyal Wingman cất cánh trong thử nghiệm tại căn cứ Woomera, Australia. Video: Boeing .
UAV Loyal Wingman là mẫu máy bay quân sự đầu tiên được Australia phát triển trong hơn nửa thế kỷ qua, đồng thời là sản phẩm đầu tiên của Boeing được chế tạo hoàn toàn bên ngoài nước Mỹ. Loyal Wingman với thiết kế mô-đun cho phép thay đổi phần mũi một cách nhanh chóng để mang trang bị phù hợp với từng nhiệm vụ, bao gồm vũ khí.
UAV có chiều dài 11,6 m với tầm hoạt động 3.704 km, có thể đóng vai trò hỗ trợ hoặc làm khiên chắn cho các tiêm kích có người lái đắt tiền hơn. Loyal Wingman sẽ phối hợp tác chiến với tiêm kích tàng hình F-35, tiêm kích đa năng F/A-18F, máy bay tác chiến điện tử EA-18G và máy bay cảnh báo sớm E-7 trong không quân Australia.
Chính phủ Australia đã đầu tư khoảng 31 triệu USD để phát triển UAV Loyal Wingman và thông báo sẽ chi 89 triệu USD để mua thêm ba chiếc cho không quân nước này. Hãng Boeing ngày 3/2 cho biết sẽ phát triển nguyên mẫu UAV trợ chiến Skyborg cho quân đội Mỹ dựa trên Loyal Wingman.
Nguyên mẫu UAV Loyal Wingman đầu tiên sẽ được Boeing sử dụng làm nền tảng cho Hệ thống Tổ hợp Lực lượng Không quân, một dịch vụ dành cho nhiều khách hàng quốc phòng trên thế giới. Boeing cho biết một máy bay có người lái có thể phối hợp và tương tác tới 16 UAV Loyal Wingman khi làm nhiệm vụ.
Australia thử UAV yểm trợ phi công tiêm kích UAV trợ chiến bay cùng tiêm kích tàng hình F-22, F-35
Không phải quân sự, đây mới là cốt lõi chính sách đối đầu Trung Quốc của Mỹ Chính quyền Biden đặt chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội 5G làm trọng tâm trong chiến lược đối trọng với Trung Quốc. Vấn đề cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc của Mỹ càng trở nên cấp thiết hơn bởi sự thiếu hụt đột ngột các vi mạnh cần thiết trong các sản phẩm như ô tô, điện thoại...