Trí tuệ nhân tạo: Những hứa hẹn và hiểm nguy
Máy tính và robot hiện đang học cách đưa ra quyết định! Tất nhiên, “quyết định” là một từ dường như quá khó đối với máy móc vốn không có ý thức và mức độ “lý luận” thậm chí không được phát triển bằng loài ếch. Nhưng những phát triển mới nhất trong lĩnh vực AI (trí tuệ nhân tạo) đủ để làm hoảng sợ một số người và khơi dậy trí tưởng tượng của những người khác.
Giữa huyền thoại và thực tế, chính xác thì nghiên cứu hiện tại về công nghệ này đã đe dọa đến các mặt của cuộc sống như thế nào? Trong chuyên mục Góc rộng, Tạp chí Courier đã thử giải mã cuộc nghiên cứu theo các hướng đi khác nhau và cung cấp một số thông tin để giúp độc giả có thể tiếp cận được đến thế giới đầy mê hoặc và cũng vô cùng đáng sợ của AI.
Đối với nhiều người, từ “thông minh” chỉ là một phép ẩn dụ khi được áp dụng cho máy móc hoặc robot được cài đặt chương trình từ nhằm hỗ trợ những công việc đơn giản và bình thường cho loài người. AI giúp chúng ta từ việc vượt qua rào cản ngôn ngữ thông qua máy dịch, đến việc thực hiện các công việc thường xuyên khác, thậm chí làm việc nhà, sản xuất hàng hóa, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hơn so với bác sĩ, và tạo ra bộ phận giả có thể được kích hoạt bằng ý nghĩ.
Tác phẩm kỹ thuật số của nghệ sĩ Evgenija Demnievska vẽ Janus, vị thần La Mã với hai khuôn mặt: một người nhìn vào quá khứ, người kia hướng đến tương lai, vị thần của sự khởi đầu và quá trình chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Sự phát triển công nghệ trở nên phức tạp, các câu hỏi về vấn đề đạo đức càng trở nên phức tạp.
Mặc dù vậy, sự kết hợp giữa tự học hỏi và dữ liệu lớn không chỉ gây ra một cuộc cách mạng trong AI mà còn tạo ra Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mà xã hội loài người có thể chưa hoàn toàn sẵn sàng đón nhận. Nhiều chuyên gia tin rằng AI là một cuộc cách mạng văn hóa hơn là công nghệ, và nền giáo dục sẽ phải thích nghi nhanh chóng với thực tế mới – để các thế hệ tương lai học được cách sống trong một thế giới hoàn toàn khác với thế giới chúng ta biết ngày nay.
Câu hỏi được nêu ra là: Có thể nào Dữ liệu chuẩn bị sẵn cho AI sẽ được sử dụng và xác nhận các tư tưởng và định kiến đã định ra từ trước? Phân biệt chủng tộc, kiểm duyệt, dự đoán tính cách tội phạm..vv.. – các tiêu chí phân biệt đối xử này đã được đưa vào các máy móc như một kiểu mẫu cho các hành vi. Sự phát triển công nghệ trở nên phức tạp, các câu hỏi về vấn đề đạo đức càng trở nên phức tạp. Sự phát triển của robot sát thủ là một ví dụ nổi bật về điều này.
Cùng với những thách thức đạo đức, một mối hiểm nguy khác liên quan đến việc độc quyền. Trong khi AI chỉ mới được triển khai các bước đầu tiên ở châu Phi, tại một số ít quốc gia, một vài nhà sản xuất máy tính khổng lồ đã và đang đầu tư hàng tỷ đô la vào nghiên cứu cơ bản. Những thách thức mang tính liên quốc gia này kêu gọi sự phối hợp ở tầm quốc tế. Điều này là cần thiết để AI được phát triển có trách nhiệm trên toàn cầu.
Video đang HOT
Theo ngaynay
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chatbot của microsoft giờ đây có thể "ngắm cảnh làm thơ"
Trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển. Chatbot của Microsoft tại Trung Quốc có tên XiaoIce giờ đây đã có thêm một năng lực mới: ngắm tranh rồi làm thơ.
Các thi sĩ thường xuất khẩu thành thơ mỗi khi ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên lộng lẫy. Trí tuệ nhân tạo (AI) của Microsoft cũng vậy, mặc dù phương thức chúng sử dụng cần nhiều đến sức mạnh công nghệ hơn một chút.
Theo trang QZ, các nhà nghiên cứu từ Microsoft cho biết, chatbot trò chuyện có tên XiaoIce của công ty tại Trung Quốc đã làm được tới 12 triệu bài thơ trong suốt thời gian từng trò chuyện với con người. Và bí quyết để AI làm thơ hay chính là lấy cảm hứng từ thế giới thực.
Hãy cùng thưởng thức:
Wings hold rocks and water tightly
In the loneliness
Stroll the empty
The land becomes soft
(Tạm dịch:
Giang đôi cánh đón đá, nước vào lòng
Niềm cô đơn bi ai
Tản bộ cùng trống trải
Đất đai bỗng trở nên mềm mại)
Thật là sâu sắc phải không nào?
Đây chính là bức hình AI đã dùng để viết nên bài thơ trên.
Mục tiêu của AI khi nó nhìn thấy một bức ảnh là tạo ra một số lượng dòng nhất định gồm các từ khóa liên kết với nội dung hình ảnh. Nó tạo ra những từ khóa này bằng cách phân tích bức hình với GoogleNet, một thuật toán AI được phát triển bởi Google, sau đó tách nhỏ các thuật toán để xây dựng nên các cụm từ, từng chữ một. Những từ khóa đó có thể là "đá" hoặc "cây".
Các từ khóa đóng vai trò như điểm khởi động của AI, sau đó AI sẽ tiếp tục tạo ra các từ liên quan mà nó đã được học và đọc từ nhóm 2.027 bài thơ Trung Quốc hiện đại để tạo thành các câu hoàn chỉnh. Một thuật toán "dạy" AI nhận biết những câu từ và bài thơ "chất lượng thấp", không phù hợp với hình ảnh hoặc có cú pháp không hợp lý, những điều này sẽ được loại bỏ và tạo mới liên tục. Nó giống như việc viết nháp lên giấy rồi vứt đi những bản thảo không hay vậy.
Khả năng thơ ca của XiaoIce chỉ là một khía cạnh của tính cách hoàn chỉnh mà Microsoft đang hướng tới xây dựng cho bot. Công ty gần đây đã công bố, ngoài làm thơ và trò chuyện, XiaoIce cũng có thể chat trên điện thoại với người dùng. XiaoIce cũng có thể dùng để đặt chỗ, tương tự như Google Duplex, nhưng mục tiêu xa hơn của nó, là có hẳn một cuộc trò chuyện hoàn chỉnh thay vì đơn giản là hoàn thành nhiệm vụ.
Hồi năm ngoái Microsoft cũng đã xuất bản một cuốn sách, tuyển tập các bài thơ của trí tuệ nhân tạo, có tên "Sunshine Misses Windows".
Theo Tri Thức Trẻ
Bất ngờ xảy ra: Trí tuệ nhân tạo từng đánh bại 5 cao thủ Dota 2 đã thua thảm trước đội về bét The International 8 Có vẻ như đội ngũ OpenAI vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi có thể thực sự đánh bại các game thủ chuyên nghiệp. Như đã biết, ngày 06/08, trí tuệ nhân tạo bao gồm 5 con BOT có tên OpenAI Five đã chính thức đánh bại, nói đúng hơn là "nghiền nát" 5 game thủ Dota 2 gạo cội gồm...