Trí tuệ nhân tạo: Meta và Spotify đề nghị EU nhất quán quy định về AI
Ngày 19/9, một nhóm công ty công nghệ trong đó có Meta và Spotify đã chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) vì quyết định “rời rạc và thiếu nhất quán” liên quan đến bảo vệ dữ liệu cũng như khía cạnh trí tuệ nhân tạo (AI).
Biểu tượng Meta tại California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại diện các công ty cùng một số nhà nghiên cứu và các tổ chức trong ngành đã ký một bức thư ngỏ, cho rằng EU đang trở nên kém cạnh tranh hơn và có nguy cơ tiếp tục tụt hậu trong thời đại AI. Do đó, họ kêu gọi các cơ quan quản lý bảo vệ dữ liệu đưa ra các quyết định hài hòa, nhất quán, nhanh chóng và rõ ràng để cho phép sử dụng dữ liệu của liên minh 27 nước thành viên trong đào tạo AI vì lợi ích của người dân EU.
Bức thư cũng nêu rõ việc ra quyết định theo Quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (GDPR) đã trở nên rời rạc và không thể đoán trước, trong khi các biện pháp can thiệp của Cơ quan bảo vệ dữ liệu châu Âu lại gây mơ hồ về loại dữ liệu nào có thể được sử dụng để đào tạo các mô hình AI.
Gần đây, Meta, công ty sở hữu mạng xã hội Facebook, Instagram và ứng dụng nhắn tin WhatsApp đã dừng kế hoạch thu thập dữ liệu người dùng EU để đào tạo các mô hình AI của họ sau áp lực từ các cơ quan quản lý quyền riêng tư. Vào thời điểm đó, một người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết tất cả các công ty trong EU đều phải tuân thủ các quy tắc về quyền bảo vệ dữ liệu.
Trước đó, do vi phạm quyền riêng tư của người dùng, Meta đã phải đối mặt với án phạt kỷ lục hơn 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD) căn cứ theo Quy định GDPR.
Ngoài soạn thảo các quy tắc về bảo vệ dữ liệu, EU đã trở thành liên minh khu vực đầu tiên soạn thảo luật định quan trọng nhằm ngăn chặn việc lạm dụng công nghệ, đó là Đạo luật AI có hiệu lực vào đầu năm nay.
Meta và các “ông lớn” công nghệ khác ngày càng trì hoãn triển khai các sản phẩm tại thị trường EU do đang chờ đợi những bước đi rõ ràng về mặt pháp lý.
Cụ thể, Meta đã trì hoãn vài tháng việc phát hành mạng xã hội Threads thay thế cho Twitter trên toàn EU hồi năm ngoái, trong khi Google cũng trì hoãn phát hành các công cụ AI tại EU.
Tỷ phú Elon Musk tham vọng chế tạo siêu máy tính lớn nhất thế giới để phát triển AI
Nguồn thạo tin ngày 25/5 cho biết, tỷ phú Elon Musk đã thông báo với các nhà đầu tư về kế hoạch chế tạo một siêu máy tính được mệnh danh là "siêu nhà máy điện toán" để hỗ trợ sự phát triển của xAI - công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) của ông.
Tỷ phú Elon Musk. Ảnh: AFP/TTXVN
Doanh nhân Musk mong muốn siêu máy tính (với sự kết hợp của 100.000 chip Nvidia) sẽ chính thức vận hành vào mùa Thu năm 2025. Ông sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm về việc đảm bảo bàn giao sản phẩm đúng hạn. Trong bài thuyết trình trước các nhà đầu tư, ông Musk nêu rõ siêu máy tính này sẽ có "kích thước ít nhất gấp bốn lần so với các cụm GPU lớn nhất hiện nay", chẳng hạn như những cụm được Meta sử dụng để đào tạo các mô hình AI.
Kể từ khi công cụ AI tạo sinh ChatGPT của OpenAi bùng nổ vào năm 2022, công nghệ này đã trở thành lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng công nghệ khổng lồ như Microsoft, Google, Meta, các công ty khởi nghiệp như Anthropic và Stability AI.
Tỷ phú Musk là một trong số ít nhà đầu tư trên thế giới có nguồn vốn dồi dào để cạnh tranh với OpenAI, Google hay Meta về AI. xAI đang phát triển một chatbot có tên Grok, có thể truy cập nền tảng mạng xã hội X trong thời gian thực.
OpenAI bị kiện tại châu Âu Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Tổ chức bảo vệ dữ liệu châu Âu - Noyb, cùng với một công dân châu Âu bị ảnh hưởng, ngày 29/4 đã đệ đơn kiện OpenAI, nhà cung cấp dịch vụ hỏi đáp trực tuyến kết hợp trí tuệ nhân tạo ChatGPT, vì đã vi phạm Quy định bảo vệ dữ liệu chung của châu...