Trí tuệ nhân tạo đóng vai trò như thế nào trong quá trình chuyển đổi số?
Trí tuệ nhân tạo là một trong những công nghệ cốt lõi trong chuyển đổi số và đang giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô.
Theo báo cáo mới nhất của Công ty Nghiên cứu thị trường Research and Markets (Mỹ), trí tuệ nhân tạo (AI) dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 52% vào năm 2025, điều này cho thấy sự chấp nhận AI đang diễn ra nhanh chóng trong các doanh nghiệp toàn cầu.
Trí tuệ nhân tạo là gì?
Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo ( Artificial Intelligence: AI) là một lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin, bản chất của trí tuệ nhân tạo vẫn do con người tạo ra, họ xây dựng các thuật toán, lập trình bằng các công cụ phần mềm công nghệ thông tin, giúp các máy tính có thể tự động xử lý các hành vi thông minh như con người.
Ảnh minh họa.
AI hiện đang được tích hợp và triển khai trên nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như an ninh quốc gia, truyền thông, chăm sóc sức khỏe, hậu cần và giáo dục… Với khả năng hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực và có nhiều ứng dụng đặc biệt, các công cụ hỗ trợ AI có thể tăng năng suất và mang lại cho các tổ chức, doanh nghiệp sự linh hoạt để thích ứng với một môi trường luôn thay đổi. Nhờ đó, họ có thể tối đa hóa doanh thu, cá nhân hóa quy trình, sử dụng dữ liệu chính xác và cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn.
AI có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số như thế nào?
AI là động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, bao gồm các công nghệ mới như học máy (Machine Learning: ML), xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing: NLP), nền tảng dán nhãn dữ liệu và phân tích dự đoán. Nhờ những công nghệ này, các tổ chức, doanh nghiệp có thể phân tích dữ liệu để dự đoán các xu hướng phát triển trong tương lai và đề xuất các chiến lược hiệu quả nhất.
Bằng cách sử dụng tự động hóa dựa trên AI, các nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp các dịch vụ đáng tin cậy với sự hỗ trợ 24/7 thông qua một phần mềm, ứng dụng được hỗ trợ bởi AI nhằm giúp con người quản lý các cuộc trò chuyện, tương tác với người dùng bằng âm thanh hoặc tin nhắn văn bản thay vì trao đổi trực tiếp với người thật (hay còn gọi là chatbot). Ngoài ra, việc phân tích dữ liệu thông minh có thể giúp cá nhân hóa các tương tác, tối ưu hóa quy trình làm việc và giảm chi phí cho tổ chức, doanh nghiệp.
AI kết hợp với nguồn dữ liệu phong phú sẽ hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện thành công hành trình chuyển đổi số của mình. AI có thể mang lại sự cải tiến trong các hoạt động, dịch vụ khách hàng, xây dựng ứng dụng, hiểu sâu hơn về sự đổi mới sáng tạo và tạo ra nhiều cơ hội kiếm tiền hơn cho các tổ chức, doanh nghiệp. Theo báo cáo khảo sát của gã khổng lồ CNTT Ấn Độ Infosys cho biết, các hoạt động được hỗ trợ bởi AI đã làm gia tăng thêm ít nhất 15% doanh thu cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Lợi ích của chuyển đổi số khi kết hợp với AI
Chuyển đổi số kết hợp với AI đang được các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng theo nhiều cách để đổi mới, cải tiến và mở rộng quy mô. Sau đây là các tác động tích cực mà AI mang lại để giúp các tổ chức, doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của mình.
Hỗ trợ cái nhìn toàn diện về nhu cầu của khách hàng
Các tổ chức, doanh nghiệp có thể hiểu hơn về khách hàng của họ bằng cách kết hợp AI và ML để phân tích dữ liệu xã hội học, lịch sử và thói quen sử dụng. Một số nền tảng chuyển đổi số sử dụng AI để cung cấp cái nhìn toàn diện về nhu cầu của khách hàng dựa trên lịch sử duyệt web và tỷ lệ nhấp chuột của họ vào các liên kết hoặc quảng cáo.
Video đang HOT
Không giống như phần mềm phân tích dữ liệu truyền thống, AI liên tục học hỏi từ dữ liệu mà nó phân tích, từ đó dự đoán hành vi của khách hàng. Bằng cách đó, các thương hiệu có thể tạo ra nội dung có giá trị, tăng doanh thu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Bên cạnh đó, các tổ chức, doanh nghiệp có thể phát triển hồ sơ của các khách hàng chính xác hơn nhiều bằng cách sử dụng Dữ liệu lớn (big data) và phân tích AI. Các thuật toán AI cũng giúp theo dõi các hành vi và tương tác của từng khách hàng nhằm hỗ trợ thêm cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc xác định chiến lược tiếp thị nào hoạt động tốt nhất đồng thời tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo, thiết lập chiến lược giá phù hợp và thúc đẩy thu hút nhiều khách hàng hơn.
Tăng trưởng lợi nhuận
Chuyển đổi số đã cho phép các tổ chức, doanh nghiệp phát triển và tạo ra doanh thu bằng cách sử dụng những tiến bộ của AI. Việc sử dụng AI giúp tăng doanh thu theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, nó cho phép các tổ chức, doanh nghiệp phát hiện ra các khu vực tăng trưởng yếu để tạo ra các dự đoán chính xác về triển vọng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường nhằm kích cầu ở các khu vực đó.
Đưa ra các quyết định nhanh chóng, hiệu quả
AI giúp cho các quy trình vận hành hiệu quả và trơn tru hơn đồng thời cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin quan trọng để có thể hỗ trợ họ đưa ra các quyết định sáng suốt. Một điều quan trọng hơn nữa là AI cho phép tự động phân tích một lượng dữ liệu cực lớn với tốc độ rất nhanh trong thời gian thực để giúp các tổ chức, doanh nghiệp đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng, kịp thời.
AI có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp hiểu được khách hàng của họ và điều chỉnh các chiến lược tiếp thị phù hợp. Nó cũng có thể đề xuất những cải tiến trong quy trình dựa trên phản hồi và trải nghiệm của các khách hàng hiện tại để tương tác và giữ chân khách hàng.
Nhìn chung, việc đưa ra quyết định dựa trên AI sẽ chính xác hơn nhiều so với việc con người đưa ra quyết định. Hơn nữa, máy tính có thể thực hiện các quyết định phức tạp một cách nhanh chóng, điều mà con người phải mất hàng tháng mới thực hiện được.
Cải thiện năng suất
AI có thể giúp tăng năng suất theo nhiều cách khác nhau. Chúng có thể thu thập thông tin một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho nhân viên để họ có thể tập trung vào các nhiệm vụ cốt lõi của mình.
Ngoài ra, AI có thể thực hiện các phép tính phức tạp, xác định các mẫu và tự động hóa các nhiệm vụ thường ngày, mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh trong việc thu thập thông tin chi tiết để đưa ra quyết định sáng suốt. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, AI có thể giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp tăng năng suất lên hơn 40%.
Hỗ trợ dịch vụ chăm sóc khách hàng
Để chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả đòi hỏi nhân viên phải có thời gian trò chuyện qua lại với các khách hàng cũ cũng như các khách hàng tiềm năng, việc này thường tốn nhiều thời gian và cần nhiều nỗ lực. Trong nhiều trường hợp, AI có thể xử lý các bước giao tiếp cơ bản giúp giảm bớt căng thẳng cho nhân viên.
Ví dụ, các Chatbot có thể xử lý các bước hỗ trợ khách hàng ban đầu như thu thập tên, thông tin tài khoản và loại dịch vụ mà họ cần. Thông tin này sau đó được chuyển đến cho con người để tiếp tục xử lý các bước phức tạp tiếp theo.
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Theo báo cáo của Forbes, 75% tổ chức, doanh nghiệp sử dụng hệ thống AI có thể nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng lên hơn 10%.
Sử dụng các phương pháp định tính dựa trên AI có thể giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp xác định những gì họ đang thiếu và những gì khách hàng của họ mong muốn. Dữ liệu của các khách hàng có thể được trích xuất trực tiếp từ tài khoản của họ (sở thích, mức độ tương tác và tỷ lệ duy trì) hoặc thông qua bảng câu hỏi và khảo sát.
Tăng độ tin cậy và lòng trung thành của khách hàng
Sử dụng AI, các tổ chức, doanh nghiệp có thể cung cấp nội dung siêu cá nhân hóa và chiến lược tiếp thị toàn diện nhằm giữ chân khách hàng thông qua các mối quan hệ lâu dài. Việc phân tích dự đoán dữ liệu khách hàng thông qua AI cũng sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp hiểu biết sâu sắc về tính cách và sở thích của khách hàng từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm giữ chân khách hàng thân thiết.
Tất cả những sáng kiến chuyển đổi số dựa trên AI này sẽ khiến khách hàng cảm thấy được lắng nghe, từ đó làm tăng sự tin tưởng và lòng trung thành của họ đối với tổ chức, doanh nghiệp.
Tóm lại, chuyển đổi số đang là xu hướng phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Việc ứng dụng AI vào quá trình chuyển đổi số đang được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm do mang lại nhiều lợi ích cho cả tổ chức, doanh nghiệp và khách hàng. AI và chuyển đổi số được cho là sẽ song hành với nhau, nhưng cần có một nỗ lực phối hợp để tối đa hóa tiềm năng của mối quan hệ cộng sinh này. Chuyển đổi số cần cấu trúc mới, công nghệ mới và hơn hết là tư duy mới trong mối quan hệ với khách hàng.
Doanh nghiệp Việt có thể thu thập dữ liệu theo kiểu ve, nhện, hay cáo?
Chuyên gia Việt kiều đưa ra 3 mô hình thu thập dữ liệu theo kiểu ve, nhện, cáo mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
Hầu hết các doanh nghiệp đều xác định được tầm quan trọng của dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số, phát triển công ty. Song không ít người chưa hiểu rõ cách xây dựng dữ liệu, xác định dữ liệu nào cần sử dụng, và áp dụng dữ liệu như thế nào để hiệu quả.
Hiểu thế nào về dữ liệu lớn?
Trong sự kiện Vietnam Data Summit 2022 mới đây, ông Albert Antoine - chuyên gia ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, đồng sáng lập công ty Avaiga - đã giải đáp những thắc mắc nói trên, đồng thời đưa ra một số lời khuyên cho doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số.
Vị chuyên gia Việt kiều cho rằng dữ liệu hiện có mặt khắp mọi nơi, trong đó, chiếc smartphone mọi người đang sử dụng chính là vật thu thập dữ liệu phổ biến nhất.
Song, để xây dựng dữ liệu lớn, cần xác định rõ các tiêu chí ngay từ đầu. Về cơ bản, big data được định nghĩa xoay quanh 5 chữ V. Đầu tiên, khối lượng (volume) dữ liệu phải đủ lớn. Chẳng hạn, mỗi ngày hệ thống bán lẻ Walmart tại Mỹ tạo ra khối dữ liệu khoảng 24-25 TB (trong khi chiếc smartphone mạnh nhất hiện nay có dung lượng lưu trữ tối đa 1TB).
Tiếp đến, dữ liệu phải có tính đa dạng (variety), từ hình ảnh, âm thanh, chữ viết,... đến video, bài viết. Việc thu thập, khai thác dữ liệu cũng cần dựa trên yếu tố tốc độ (velocity), chẳng hạn khi vận hành xe tự lái thì khối lượng dữ liệu thu thập và xử lý phải được thực hiện theo thời gian thực để giúp xe xử lý tình huống ngay tức khắc.
Thêm vào đó, dữ liệu thu thập phải chính xác (veracity), vì nếu thu thập sai sẽ dẫn đến kết quả sai. Do đó, người ta phải tốn đến 80% công sức cho việc "làm sạch" dữ liệu trước khi đem vào sử dụng. Cuối cùng, dữ liệu phải có giá trị (value).
Ông Albert Antoine đang trình bày tại sự kiện Vietnam Data Summit 2022.
Chiến lược thu thập dữ liệu của nhện và cáo
Sau khi đã xác định được tầm quan trọng của dữ liệu và loại dữ liệu cần thu thập, có 3 cách để lấy được dữ liệu.
Với doanh nghiệp chưa từng có cơ sở dữ liệu thì cần phải đi xin, hoặc đi mua dữ liệu. Cách này được ông Antoine ví von như kiểu của con ve trong truyện ngụ ngôn: mùa hè con ve mải lo ca hát nên mùa đông không có thức ăn, phải xin của con kiến vốn cần cù làm lụng quanh năm.
Ở cách thứ hai, một số doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc con nhện giăng tơ, tức cung cấp các dịch vụ để khách hàng sử dụng, từ đó thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, khi bạn dùng Wi-Fi công cộng miễn phí thường phải cung cấp địa chỉ email - cũng là một dạng dữ liệu.
Những doanh nghiệp có sẵn cơ sở hạ tầng tiên tiến sẽ áp dụng nguyên tắc của con cáo: cung cấp công cụ phân tích cho những người sở hữu sẵn dữ liệu, sau đó dùng kết quả phân tích để bán cho bên có nhu cầu. Ví dụ các doanh nghiệp toàn cầu như Facebook, Google đang áp dụng cả chiến lược của nhện lẫn cáo.
"Khi đọc sách Kindle của Amazon, bạn tưởng bạn đang đọc sách nhưng thực ra sách đang "đọc" bạn", vị chuyên gia từng tư vấn cho nhiều doanh nghiệp và chính phủ ví von.
Ông ám chỉ việc mỗi lần bạn dừng lại, đọc lâu hơn một đoạn nào đó chính là đang cung cấp hành vi để máy thu thập dữ liệu.
Thế giới đang dùng dữ liệu vào việc gì?
Sau khi đã có dữ liệu lớn, trên thế giới hiện nay có nhiều xu hướng sử dụng. Dễ thấy nhất là mô hình bot/công nhân số. Nhờ dữ liệu lớn và máy học, các doanh nghiệp xây dựng nên những con bot để giao tiếp với khách hàng trên mạng. Tại Việt Nam hay trên toàn cầu, khi bạn chat với tổng đài, thường là bạn đang trò chuyện với hệ thống máy tính (bot). Các con bot hiện nay khá thông minh, thậm chí có thể chốt đơn hàng mà không cần con người can thiệp vào.
Ngoài ra, các thông tin thu thập có thể dùng trong ngành phân tích dữ liệu. Qua hệ thống máy tính, dữ liệu có thể dùng vào việc phân tích các sự kiện đã diễn ra, chẳng hạn đưa ra các kết quả kinh doanh phục vụ doanh nghiệp. Nếu áp dụng AI/ML, có thể dự báo được những xu hướng kinh doanh, những sự việc xảy ra tiếp đến. Các thuật toán cũng có thể đưa ra lời khuyên để hỗ trợ con người đưa ra các hành động tiếp theo.
Mặc dù rất nhiều doanh nghiệp đã nhận ra được tầm quan trọng của dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số, song không phải doanh nghiệp nào cũng đi đúng lộ trình.
"Nhiều doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chỉ cần mua phần mềm về là xong, nhưng thực tế không phải vậy. Điều quan trọng là sự sắp xếp vận hành của doanh nghiệp trong quá trình thay đổi của công ty", ông Antoine nhấn mạnh.
Vị chuyên gia cho rằng trong quá trình chuyển đổi số và xây dựng dữ liệu, mọi người đều phải tham gia. Thông thường, giữa các bộ phận và các đơn vị trong một tổ chức không chịu chia sẻ dữ liệu với nhau, vì nó không thuộc phạm vi công việc của họ. Do đó, cần đưa nội dung hợp tác và chia sẻ dữ liệu như một nhiệm vụ trong công việc hàng ngày để nhân viên làm việc.
Ngoài ra, để có được dữ liệu, doanh nghiệp cần cung cấp công cụ công nghệ cho nhân viên. Vì nếu không hoạt động trên nền tảng công nghệ thì không thể nào sản sinh ra dữ liệu.
Cuối cùng, để xây dựng dữ liệu thì những nhà lãnh đạo phải xác định doanh nghiệp xoanh quanh dữ liệu. Phải truyền đạt rõ ràng và minh bạch với nhân viên ngay từ đầu để nâng cao ý thức cho họ. Từ đó, mọi người đều chuyên tâm vào việc xây dựng và sản sinh dữ liệu.
Blockchain không thể thiếu để chuyển đổi số tại Việt Nam Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, metaverse... sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi số vừa bắt đầu tại Việt Nam. Phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022), ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT nhận định bức tranh chuyển...







Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Microsoft bổ sung khả năng tự động hóa quy trình cho AI trên Copilot Studio

Vài suy ngẫm về AI

Safari hiện lịch sử tìm kiếm sau cập nhật iOS 18.4.1

Google ra mắt công cụ AI cho phép tạo video từ văn bản và hình ảnh

5 tính năng bảo mật người dùng iPhone không nên bỏ qua

Mạng 5.5G nhanh gấp 10 lần 5G sẽ tạo ra cuộc đua mới trong viễn thông

Thúc đẩy công nghệ chiến lược: Cần chính sách đặc biệt, loại bỏ tư duy cũ

Điện thoại Android sẽ tự khởi động lại nếu bị 'bỏ quên' 72 tiếng

Google nâng tầm Gemini với khả năng tạo video dựa trên AI

Cập nhật iOS 18.4.1 để sửa lỗi nghiêm trọng trên iPhone

Pin lỏng có thể định hình lại thế giới thiết bị thông minh

iPhone 16e giúp Apple thắng lớn
Có thể bạn quan tâm

Sao nhí phim "Giác quan thứ sáu" Haley Joel Osment bị bắt vì tàng trữ ma túy
Sao âu mỹ
23:57:40 19/04/2025
Gần thập kỷ bên Victor Vũ, Đinh Ngọc Diệp ngày càng thăng hạng nhan sắc
Sao việt
23:55:02 19/04/2025
Park Hae Joon nghĩ về người cha bị ung thư khi đóng "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Hậu trường phim
23:51:17 19/04/2025
Đặc sản nghe tên "ngượng đỏ mặt", xưa chỉ dành để tiến Vua, giờ cực ít chỗ bán, luộc hay nướng đều ngon nhức nhối
Ẩm thực
23:42:54 19/04/2025
Nhân viên Vietcombank ở TPHCM chiếm đoạt gần 50 tỷ đồng
Pháp luật
23:29:02 19/04/2025
Các nghị sĩ Cộng hòa Mỹ phát động cuộc điều tra về Đại học Harvard
Thế giới
23:25:14 19/04/2025
Bạn trai tỷ phú xuất hiện ủng hộ Lisa tại Coachella tuần 2, Jennie có động thái đập tan tin đồn bất hòa
Nhạc quốc tế
23:08:30 19/04/2025
TP.HCM bắn pháo hoa rực rỡ sông Sài Gòn 50 năm đất nước thống nhất
Tin nổi bật
22:49:34 19/04/2025
Lá gan của người đàn ông chết não cứu cháu bé 21 tháng tuổi
Sức khỏe
22:16:46 19/04/2025
Vẻ ngoài quyến rũ của mỹ nhân được khao khát nhất Nhật Bản
Sao châu á
21:29:02 19/04/2025