Trí tuệ nhân tạo đã có thể tự học và thiết kế chip AI
Các nhà nghiên cứu đang đổ rất nhiều thời gian, tiền bạc và nỗ lực vào thiết kế các AI sao cho chính nó có thể chế tạo ra các con chip AI khác.
Ngày nay, trí thông minh nhân tạo đang được ứng dụng vào rất nhiều các khía cạnh của cuộc sống từ việc phóng đại và làm rõ hình ảnh, đến điều khiển những con bot trong game cho đến các trợ lý ảo cá nhân trên các smartphone như Siri hay Bixby mà chúng ta thường thấy. Nhưng không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu đang đổ rất nhiều thời gian, tiền bạc và nỗ lực vào thiết kế các AI sao cho chính nó có thể chế tạo ra các con chip AI khác như những gì mà Google đang phát triển ở hiện tại.
Dù chưa phải là một thiết kế hoàn chỉnh mà Google đang xử lý, nhưng đây là một tập hơp các thiết kế chip phục vụ cho việc tối ưu hóa sắp đặt. Theo giải thích từ IEEE Spectrum, công việc này liên quan đến việc sắp xếp các cụm logic và bộ nhớ vào các khu vực được tính toán nhằm thỏa mãn hai yếu tố là hiệu suất và hiệu quả năng lượng. Công việc phức tạp này sẽ tiêu tốn vài tuần hoặc thậm chí còn lâu hơn thế đối với một đội ngũ kĩ sư vì họ sẽ phải làm việc với hàng tấn biến số. Tuy nhiên, mạng lưới nơ ron của Google có thể tạo ra một bản thiết kế cho các đơn vị xử lý Tensor tốt hơn thế chỉ trong chưa đầy 24 giờ.
Video đang HOT
Theo thông tin từ Google, thay vì sử dụng mô hình Deep Learning (học sâu) đòi hỏi nhà phát triển phải không ngừng huấn luyện cho mô hình này sử dụng một lượng dữ liệu rất lớn, hãng sử dụng hệ thống Reinforcement Learning (học tăng cường), một mô hình máy học đang được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đầy. Để bạn đọc dễ hiểu thì việc học tăng cường là mô hình cho phép hệ thông tương tác với môi trường và đưa ra các quyết định nhằm tối ưu hóa “phần thưởng” hay các kết quả thuận lợi mà mô hình đó nhận về trong một thời gian dài.
Trong trường hợp của Google, phần thường ở đây là sự kết hợp giữa việc tiêu giảm công suất, cải thiện hiệu suất và thu nhỏ diện tích của con chip. Việc không ngừng rèn luyện để đi đến một kết quả tốt nhất sẽ giúp AI của Google thông minh hơn và có thể chế tạo các con chip AI phức tạp khác trong tương lai. Các nhà nghiên cứu tại trụ sở Google chia sẻ rằng: “Chúng tôi tin rằng chính AI sẽ cung cấp các phương tiện để rút ngắn chu trình thiết kế chip, tạo nên mối quan hệ cộng sinh giữa phần cứng và AI cùng với các tiến bộ về công nghệ khác”. Nếu dự án này của Google thành công, ngoài việc tạo ra nhiều lợi thế về mặt công nghệ cho mình, thì đây cũng sẽ là mô hình mà Intel, Nvidia hay AMD sẽ tiếp cận trong tương lai xa.
Real Madrid
Cựu thiết kế Apple đáp lại lời chê iPhone của ông Trump
Để thiết kế giao diện iPhone, đầu tiên bạn phải bảo vệ ý tưởng của mình trong nội bộ của Apple. Sau đó, các nhà thiết kế chịu sức ép lớn vì những lời phê bình từ người dùng.
Đó chính xác là những gì đã xảy ra với cựu thành viên nhóm tạo giao diện người dùng của Apple, Linda Dong. Trong một tweet vào ngày 27/10, cô đã phản hồi về tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói về giao diện iPhone. "Gửi Tim: Cái nút trên iPhone tốt hơn rất nhiều cách vuốt", tổng thống Mỹ chia sẻ trên Twitter.
Có thể hiểu ông Trump đang bàn về nút Home, chi tiết thiết kế có từ iPhone đời đầu ra mắt năm 2007. Năm 2017 khi Apple ra iPhone X, họ loại bỏ nút Home và sử dụng thao tác vuốt lên từ cạnh dưới màn hình để trở về màn hình chính. Tới thế hệ iPhone 2018, mọi mẫu máy mới ra mắt đều sử dụng thiết kế này.
Linda Dong chia sẻ lại tweet của ông Trump.
Đối diện với lời phản hồi đáng buồn từ ông Trump, Linda Dong không bày tỏ cảm xúc tiêu cực hay ý kiến cá nhân của mình. Trái lại, cô xem nó như một nhiệm vụ được đưa vào danh sách việc phải làm trong ngày như nhận ý kiến từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, rửa bát, chạy bộ hay thậm chí là tưới cây. Một điều bình thường như bao phản hồi của người dùng khác về sản phẩm.
Linda Dong gia nhập Apple vào tháng 5/2009 với vai trò thiết kế. Sau đó, cô đã được thăng chức trở thành chuyên viên thiết kế vào tháng 4/2013. Với vai trò trên, cô đã tạo ra giao diện người dùng cho những sản phẩm của Apple.
iPhone X là model đầu tiên của Apple dùng thao tác vuốt. Ảnh: iOShacker.
Dong đã rời Apple vào tháng 4/2015, một thời gian trước khi iPhone X xuất xưởng vào năm 2017. Tuy nhiên, đây cũng chính là khoảng thời gian thao tác vuốt của iPhone được ra mắt.
Theo Cultofmac, trong thời gian đầu iPhone X được giới thiệu, nhiều người dùng đã chỉ trích về việc Apple loại bỏ nút home trên thiết bị. "Bạn đang thấy một thảm họa về giao diện người dùng. Kết của của việc loại bỏ nút home, cách điều hướng đơn giản nhất, trực quan nhất", trang Fast company viết.
Hiện tại Apple vẫn chưa đưa ra bình luận về phát biểu mới nhất của tổng thống Mỹ.
Theo zing
Bookshelf PSB Alpha P5 Một 'món hời' cho audiophile Đầu năm 2019, PSB giới thiệu đến audiophile một series Alpha hoàn toàn mới, được đầu tư lại về thiết kế bên ngoài lẫn 'nội thất' bên trong. Trong đó, model Alpha P5 được giới chuyên môn đánh giá là đôi loa bookshelf xuất sắc trong phân khúc loa 500USD. PSB Alpha P5 Alpha P5 nằm trong series Alpha mới được PSB tái...