Trí tuệ nhân tạo ‘chat bot’ có mặt trên Facebook Messenger
Bên cạnh trợ lý ảo M, Facebook còn có các “bot” để cơ quan báo chí, doanh nghiệp và nhà phát triển độc lập… tạo phần mềm tự động tương tác thông minh với người dùng.
Tại sự kiện F8 đang diễn ra ở San Francisco (Mỹ), Facebook khẳng định, thời của trí tuệ nhân tạo, của ứng dụng tự động đã tới.
David Marcus, phụ trách Facebook Messenger, đã công bố nền tảng Messenger platform – công cụ cho phép các chuyên gia phát triển toàn cầu xây dựng chat bot cho ứng dụng nhắn tin hiện có hơn 900 triệu người dùng của Facebook.
Bot hiện diện trên Messenger như một người bạn, hỗ trợ người dùng mua sắm, đặt vé máy bay, thậm chí giúp họ đọc và tóm tắt bản tin. Chẳng hạn, khi Marcus bấm vào CNN Bot, ông có thể nói cho bot này biết mình quan tâm đến chủ đề gì và nó sẽ lập tức lọc các thông tin đó trên CNN để gửi cho ông. Nhờ đó, ông sẽ không mất thời gian truy cập mà vẫn không bỏ sót bài báo nào.
Các bot như CNN, Spring nằm trong danh sách bạn bè của người dùng và tự động phản hồi các thắc mắc của họ.
Hay bot của trang thương mại Spring tự động hỏi người dùng muốn mua mặt hàng nào, như giày dép, tầm giá… và sẽ hiển thị hàng loạt lựa chọn cho họ. “Bot hoạt động hoàn toàn tự động. Nhiều nhân viên Facebook đã dùng thử vài ngày qua và tốn rất nhiều tiền mua hàng”, Marcus tiết lộ. Các bot cũng ghi nhớ và học thói quen, sở thích của người dùng để đưa ra các gợi ý phù hợp hơn trong những lần sau.
Bên cạnh đó, Facebook cũng đang thử nghiệm trợ lý ảo mang tên M, tích hợp trong dịch vụ Messenger tại Mỹ. M là một AI (trí tuệ nhân tạo) hiểu ngôn ngữ tự nhiên, đóng vai trò như một trợ lý thông minh, hỗ trợ người dùng làm mọi tác vụ như mua hàng, gửi quà tặng, đặt chỗ nhà hàng, lên lịch trình đi lại…
Video đang HOT
Facebook công bố “bot builder”, cho phép nhà phát triển xây dựng các bot dành riêng cho M. Ví dụ, nếu muốn trợ lý M nhắc báo thời tiết và tình hình giao thông buổi sáng, họ có thể dễ dàng tạo một bot có chức năng như thế trên M.
Với Messenger, người dùng sẽ không cần đến những ứng dụng (app) riêng lẻ nữa mà họ có thể thực hiện nhiêm vụ đơn giản qua những dòng chat, bởi các chat bot đã tích hợp sẵn trong đó.
“Hội thoại tốt hơn là ứng dụng”, Marcus nhấn mạnh.
Câu nói này cũng phản ánh những gì mà Microsoft đang hướng đến. Trong sự kiện Build hồi cuối tháng 3, CEO Microsoft Satya Nadella cho rằng trí tuệ nhân tạo và hội thoại sẽ là nền tảng lập trình kế tiếp. “Chúng ta đang ở biên giới nơi phải kết nối giữa sức mạnh của ngôn ngữ tự nhiên với trí tuệ tiên tiến của máy móc. Chúng tôi gọi đây là Hội thoại như một nền tảng (Conversations as a Platform)”, Nadella chia sẻ.
Microsoft cũng hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng chat bot tương tự Facebook. nhưng hãng này mong muốn phát triển công nghệ có thể học hỏi những điều tốt đẹp nhất của con người, chứ không phải những mặt xấu. Microsoft đề cập đến sự cố xảy ra với phiên bản chat bot thử nghiệm của họ mang tên Tay.
Tay là chatbot tích hợp trí tuệ nhân tạo có khả năng trò chuyện với người dùng Twitter thông qua tin nhắn. Nó ra đời với mục đích đem lại trải nghiệm vui vẻ khi tương tác với thanh niên trong độ tuổi 18 – 24 ở Mỹ. Tay bắt đầu hoạt động như một thiếu niên háo hức, nhưng rồi tình hình nhanh chóng xấu đi khi nó bày tỏ sự ủng hộ phát xít, phủ nhận cuộc diệt chủng người Do Thái, ghét người đòi bình đẳng giới… Tài khoản Twitter của Tay đã bị Microsoft “xoá sổ” sau chưa đầy 24 giờ xuất hiện. Trước đó, hãng này cũng tạo ra Xiaoice, trợ lý “bạn gái” có khả năng trò chuyện vui vẻ và đưa ra tư vấn hẹn hò cho những người cô đơn ở Trung Quốc.
Châu An
Theo VNE
Những công bố được kỳ vọng tại sự kiện F8 của Facebook
Sự kiện thường niên F8 sẽ diễn ra ngày 12-13/4 tại San Francisco (Mỹ) với nhiều trình diễn quan trọng liên quan đến mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Mark Zuckerberg, CEO Facebook, sẽ phát biểu mở màn, nhấn mạnh các thành tựu mà Facebook đã đạt được thời gian qua cũng như giới thiệu những cải tiến mới cho mạng xã hội trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo, của Internet vạn vật.
Mark Zuckerberg khai mạc F8 năm 2015. Ảnh: MobileGeeks.
Chat bot trên Messenger
Một năm sau khi biến dịch vụ chat Messenger thành nền tảng độc lập, Facebook được cho là sẽ một lần nữa mang đến thay đổi lớn cho công cụ nhắn tin có hơn một tỷ lượt tải này. Tại F8, Facebook sẽ trình diễn chat bot (phần mềm chat tự động), cho phép các nhà phát triển, tổ chức, doanh nghiệp tích hợp bot trong Messenger thông qua bộ phát triển Chat SDK. Trước đó, tại hội thảo Build đầu tháng 4, Microsoft cũng đã mô phỏng các bot như những trợ lý ảo phục vụ con người. Chẳng hạn, chuỗi cửa hàng Domino có thể tạo bot tương tác tự động với nhiều khách hàng cùng lúc, hỗ trợ thực hiện lệnh đặt mua pizza qua chat như thể người dùng đang trò chuyện với nhân viên chăm sóc khách hàng ngoài đời thực.
Một số nguồn tin cho biết, Facebook sẽ hợp tác với các hãng truyền thông, báo chí để triển khai bot trong việc tự động quảng bá bài viết bên trong Messenger dựa trên thói quen, sở thích của người dùng.
Trí tuệ nhân tạo
Facebook đang thử nghiệm hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo) có thể mô tả chi tiết các bức ảnh để giúp người khiếm thị có thể tiếp cận mạng xã hội dễ dàng hơn. Ngoài ra, họ cũng đang phát triển trợ lý ảo có tên M với khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên, tự học và dần hoàn thiện, trở nên thông minh hơn theo thời gian để hỗ trợ người dùng Messenger. Sự kiện F8 sẽ là nơi Facebook cho thấy họ quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực AI như thế nào.
Facebook Live
Facebook đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực video. Tuần trước, họ đã giới thiệu hàng loạt tính năng mới cho dịch vụ truyền hình trực tuyến Facebook Live. Tại sự kiện đêm nay, có thể Facebook sẽ bàn về tương lai của truyền hình, hướng đi mới cho các nhà phát triển trong việc mang đến những trải nghiệm video kiểu mới cho người xem.
Thực tế ảo
Virtual Reality (VR) cũng là lĩnh vực mà Facebook đang đặt nhiều kỳ vọng và họ sẽ chia sẻ kế hoạch của mình trong việc phân phối kính Oculus Rift. Trước đó, ngày 21/2, Mark Zuckerberg đã xuất hiện tại lễ ra mắt Galaxy S7. Sự kiện này phát thông qua công nghệ 360 độ và kính thực tế ảo lần đầu tiên được sử dụng trong một lễ công bố điện thoại.
"Một ngày nào đó, mọi người sẽ đeo kính thực tế ảo - thiết bị sẽ thay đổi cách con người sinh hoạt, giải trí, làm việc và giao tiếp", Zuckerberg nhấn mạnh. Ông tin rằng công nghệ thực tế ảo sẽ là nền tảng của tương lai, tiếp sau desktop và di động.
Châu An
Theo VNE
11% dân số toàn cầu đang dùng Facebook Messenger Với hơn 800 triệu người dùng hàng tháng, Facebook Messenger là ứng dụng trò chuyện trực tuyến phổ biến hàng đầu và có tốc độ phát triển nhanh nhất năm 2015. Dân số thế giới hiện khoảng 7,3 tỷ người, như vậy 11% người dùng toàn cầu đang sử dụng thường xuyên nền tảng nhắn tin Messenger của Facebook. Mạng xã hội lớn...