Trí thức 8x Gia Lai: “Tôi muốn là người của làng”
Đó là ước nguyện của Nguyễn Công Lộc, chàng kỹ sư trẻ tốt nghiệp đại học và tình nguyện về công tác ở xã vùng sâu của tỉnh Gia Lai.
“Được làm cái việc mình muốn”
Nguyễn Công Lộc sinh năm 1986, nhà ở xã Cư An (huyện Đăk Pơ, Gia Lai). Lộc thi đỗ trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh- chuyên ngành Thú y khóa 2004- 2009.
Nguyễn Công Lộc phát triển chăn nuôi
Với nhiều bạn sinh viên khác, mới ra trường luôn mong muốn được ở lại làm việc ở thành phố lớn, hoặc làm việc cho một cơ quan, doanh nghiệp nào đó nhàn hạ cho bản thân. Với Lộc thì khác, tốt nghiệp năm 2009 thì đến tháng 4/2010, chàng sinh viên trẻ tuổi tình nguyện về nhận công tác ở xã Ya Hội- xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện Đăk Pơ.
- Sao Lộc không xin một việc gì đó ở thành phố, hoặc một phòng ban nào đó ở huyện cho gần nhà mà lại tình nguyện về đây? Tôi hỏi.
Lộc cười hiền:
- Đơn giản là về đây, em sẽ được làm cái việc mình muốn làm!
Ra là vậy. Chàng thanh niên trí thức với tấm bằng cử nhân Nông học chuyên ngành Thú ý này cũng không kém phần “láu cá”, bởi Ya Hội chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Và chỉ có ở đây, Lộc mới phát huy hết sở trường của mình.
Video đang HOT
Lộc kể: Tuy Ya Hội chỉ cách nhà (xã Cư An) trên dưới hai mươi cây số, nhưng là xã vùng ba- xã đặc biệt khó khăn nên cơ sở vật chất thiếu thốn rất nhiều, cuộc sống của người dân cũng còn nhiều khó khăn. Vừa rời chốn Sài Gòn đô hội, về nhận công tác ở đây nên những ngày đầu, không tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Vậy là chỉ còn cách lao vào công việc, tìm niềm vui trong công việc, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Năm đầu về xã, Lộc được bố trí làm công tác Văn phòng Đảng ủy xã. Sau một năm nỗ lực làm việc, Lộc trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức, được bố trí phụ trách mảng nông nghiệp- nông thôn mới và xây dựng cơ bản của xã. Đến năm 2012, Lộc vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Nhận xét về chàng sinh viên trẻ tuổi mới ra trường này, anh Dương Thái Thạch, Phó Chủ tịch UBND xã Ya Hội, cho biết: Lộc là người nhanh nhẹn, có chuyên môn lại nhiệt tình trong công việc nên từ ngày nhận nhiệm vụ, Lộc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạo đức lối sống trong sáng lành mạnh. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, Lộc không quản ngại thức khuya dậy sớm, kịp thời nắm bắt tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, từ đó giúp bà con có hướng xử lý kịp thời…
Muốn là “người của làng”
Xã đặc biệt khó khăn Ya Hội có tổng diện tích tự nhiên trên 17.000 ha với 10 làng đồng bào. Cả xã có 574 hộ với 2.763 nhân khẩu. Là xã vùng sâu của tỉnh Gia Lai, đất rộng người thưa, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (cả xã có đến 93% là đồng bào dân tộc thiểu số), vì vậy tập tục canh tác của người dân nơi đây đa phần còn lạc hậu: Trồng trọt manh mún nhỏ lẻ, chăn nuôi thì chủ yếu vẫn là thả rông trong rừng. Theo đó, đời sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn.
Ý thức được điều này, không quản ngại khó khăn, chàng kỹ sư trẻ luôn bám làng, bám dân. Không quản ngại nắng mưa khuya sớm, Lộc luôn đến từng làng, từng hộ dân để nắm bắt tình hình trồng trọt, chăn nuôi của đồng bào. Từ đó có những đề xuất kịp thời với chính quyền, hướng đồng bào dần tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi.
Lãnh đạo xã họp bàn giải pháp phát triển kinh tế địa phương
Lộc chia sẻ: “Khi mới về nhận công tác ở xã vùng sâu này, anh không tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn bước đầu. Tuy nhiên là người cùng địa bàn huyện, lại nhiệt tình lao vào công việc nên khó khăn ban đầu rồi cũng dần qua đi. Đặc biệt là Lộc luôn nhận được sự giúp đỡ, bảo ban của các anh, các chú ở ủy ban, ở Đảng ủy xã, cộng với sự nhiệt tình của anh, từ đó đã được bà con nơi đây đền đáp”.
Anh cảm thấy vui khi nhiều hôm ngày nghỉ, thậm chí nửa đêm, có người vẫn gọi điện đến cho anh, vì… bầy heo ở nhà họ bị bệnh hay đẻ khó. Vậy là, ngay trong đêm, anh lao xe máy về làng, cùng dân kiểm tra và sớm đưa ra biện pháp cứu chữa hợp lý.
- Em cảm thấy rất vui vì bà con tin tưởng mình, xem mình như đã là người của làng- Lộc hào hứng nói.
Hỏi về dự định cho tương lai, Lộc không ngần ngại thổ lộ: “Được bà con tin tưởng, em cũng muốn là người của làng. Em muốn gắn bó lâu dài cùng bà con nơi đây”.
Lộc chia sẻ thêm, bà con ở đây vẫn còn tập tục chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi bò thì chủ yếu vẫn là thả rông trong rừng; trồng trọt thì chưa áp dụng nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Anh muốn cùng xã nâng cao dân trí, thay đổi tập tục sản xuất, chăn nuôi lạc hậu đã có từ lâu đời rồi. Chỉ có vậy thì đời sống người dân mới dần được cải thiện.
Chàng sinh viên trẻ ngày nào giờ đã có vợ và hai con. Vợ anh làm công tác địa chính ở phường Ngô Mây (thị xã An Khê). Bản thân anh luôn xa nhà, thu nhập chưa cao, nhưng “em cảm thấy hài lòng, bởi đã thực sự gắn bó tình cảm với địa phương, với đồng bào nơi đây. Đặc biệt là được đồng bào yêu quý và tin tưởng. Dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng em vui vì được làm cái công việc mình đam mê, vì ít nhiều cũng đã giúp đỡ được phần nào với những người dân vùng sâu còn không ít khó khăn này…”, Lộc tâm sự.
Nhận xét về chàng thanh niên trí thức trẻ tình nguyện về nhận công tác ở xã vùng sâu này, ông Đinh Pri- Bí thư đảng ủy xã Ya Hội, cho biết: Khi mới về thực tập, Lộc đã chứng tỏ là người có chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc. Khi được giao phụ trách công việc đúng ngành mình học, lại được sự kèm cặp, giúp đỡ tận tình của Đảng ủy và ủy ban, Lộc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. “Quy hoạch giai đoạn 2020- 2025, Lộc sẽ là một trong những cán bộ chủ chốt của xã Ya Hội”, ông Đinh Pri cho biết thêm.
Theo Trần Đăng Lâm (Nông nghiệp Việt Nam)
Quế Phước (Quảng Nam): Xuất phát thấp, bứt phá nhanh
Dù là xã miền núi, có điểm xuất phát thấp, nhưng qua gần 6 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Quế Phước, huyện Nông Sơn (Quảng Nam) đã thay đổi từng ngày. Có được thành quả ấy chính là nhờ sự linh hoạt, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và tinh thần đồng thuận cao trong nhân dân.
Thực hiện tốt công tác dân vận
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Huỳnh Bá Cường - Chủ tịch UBND xã Quế Phước cho biết: "Mặc dù xã còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng vật chất còn hạn chế, nhưng thời gian qua, Đảng bộ xã Quế Phước đã triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM".
"Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nhất là công tác dân vận cơ sở gắn với chương trình xây dựng NTM trên địa bàn được triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Thực hiện phương châm, "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong các kế hoạch, chương trình trong thực hiện các dự án khá hiệu quả..." - ông Cường chia sẻ.
Đường giao thông nông thôn ở xã Quế Phước được chú trọng đầu tư, nâng cấp đã tạo điều kiện cho người dân đi lại rất thuận lợi. ảnh: Trần Hậu
Ông Cường cho biết thêm, từ năm 2012 đến nay, người dân trong xã đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động và hàng nghìn mét đất các loại để làm các công trình.
Trước sự đổi mới của quê hương mình, ông Nguyễn Văn Phượng - Trưởng thôn Phú Gia 2 hồ hởi chia sẻ: "Từ khi triển khai xây dựng NTM, bà con trong thôn ai cũng tham gia tích cực, nhất là khi đường sá được mở rộng, thuận tiện cho giao thương hơn, bà con càng phấn khởi, trong đó tiêu biểu phải kể đến các hộ của hai ông Nguyễn Phê, Võ Thanh Tâm đã hiến trên 500m2 đất/hộ để xây dựng đường giao thông nông thôn...".
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
Ông Huỳnh Bá Cường - Chủ tịch UBND xã Quế Phước cho biết thêm, bên cạnh việc tập trung thực hiện tốt công tác dân vận, những năm qua xã Quế Phước đã huy động các nguồn lực để đầu tư cho các công trình, cơ sở hạ tầng đảm ứng nhu cầu phát triển và sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư, đã bê tông hoá 8,3km đường từ trung tâm xã đến huyện, bê tông hóa 2,066km đường trục thôn và đường liên thôn; 3,62km đường ngõ, xóm; bê tông hoá được 7,48km đường trục chính nội đồng
Hiện nay cơ sở hạ tầng của Quế Phước ngày được đầu tư khang trang, năm 2016 xã đầu tư xây dựng mới trụ sở UBND xã với kinh phí 4,9 tỷ đồng, dự kiến cuối năm 2017 đi vào hoạt động, đầu tư 2,1 tỷ đồng xây dựng các điểm trường. Toàn xã có 6 điểm trường học mầm non, tiểu học và Trung học cơ sở cũng được đầu tư. Trạm y tế, điện và cơ sở vật chất văn hóa cũng được sửa chữa. Hiện xã có 3/3 thôn đạt thôn văn hóa...
Hiện nay, ở Quế Phước đã xuất hiện nhiều hô hình tiêu biểu. Hầu hết các mô hình tiêu biểu này cho thu nhập trên 100 triệu đồng/hộ/năm.
Đến thời điểm hiện tại, xã Quế Phước đã đạt 6 tiêu chí NTM gồm quy hoạch, giao thông, điện, giáo dục và đào tạo, văn hóa, quốc phòng và an ninh. Trong năm 2017, xã phấn đấu đạt thêm 3 tiêu chí là lao động có việc làm, nhà ở dân cư và y tế.
"Để tiếp tục xây dựng NTM hiệu quả cũng như giảm bớt gánh nặng đóng góp của nhân dân, trong thời gian tới, bên cạnh thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế, Quế Phước rất mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của cấp trên, đặc biệt có cơ chế về ưu tiên nguồn vốn, để đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển KT-XH để người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo..." - ông Cường đề nghị. /.
Theo Danviet
Thực hư thông tin "nhân viên quán phở khiêng cụ già vứt ra đường" Những ngày qua trên mạng xã hội xuất hiện clip, hình ảnh với nội dung phản ánh một quán phở nổi tiếng ở Gia Lai cho người "khiêng bà cụ bán đậu ra ngoài" với thái độ bất kính. Chủ quán phở Hồng - nơi xảy ra vụ việc khẳng định: "Thông tin đăng tải nói nhân viên của quán xúc phạm bà...