Trị mụn bằng cách xông mặt tại nhà
Xông mặt không những giúp loại bỏ các bụi bẩn và yếu tốt gây hại khác bám dính trên da mặt mà thêm vào một số thảo dược trong nước sẽ giúp da bạn mịn màng, sáng bóng trong suốt tất cả các mùa.
Các thử nghiệm mới từ các chuyên gia cho thấy phương pháp xông mặt này mang lại hiệu quả cao cho những người đã mất niềm tin vào hiệu quả của các loại mỹ phẩm cao cấp ngay cả sau khi sử dụng lâu dài. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị vài loại thảo mộc hay tinh dầu và một ấm nước nóng. Cho hỗn hợp thảo mộc, tinh dầu và nước nóng ra một cái thau hoặc tô lớn. Dùng khăn tắm to để trùm đầu lại, xông trong khoảng 8-10 phút sau đó lau khô mặt với khăn sạch. Sau đây là một vài gợi ý tốt nhất mà bạn có thể thử:
1. Hoa cúc
Hoa cúc là một trong những loại thảo dược nhẹ để điều trị mụn. Bạn sẽ nhận thấy tác dụng chống khuẩn và điều trị kì diệu của loại hoa này ngay sau lần sử dụng đầu tiên. Bạn có thể sử dụng hoa tươi, hoa khô hoặc tinh dầu hoa cúc đều được.
Cho 5-6 cánh hoa (hoặc 3-4 muỗng cà phê) vào nước sôi, hoặc bạn có thể sử dụng 2-3 muỗng tinh dầu nếu bạn không thể tìm thấy hoa tươi, xông trong khoảng 8-10 phút để đảm bảo da bạn hấp thụ được tinh chất từ hoa. Bên cạnh việc giảm mụn, phương pháp này còn giúp ngăn chặc các cơn đau từ những đầu mụn.
2. Chanh tươi và bạc hà
Video đang HOT
Công thức bao gồm 3-4 lát chanh tươi và 4-5 lá bạc hà. Cho cả hai loại vào nước nóng và để trong vòng 6 phút. Sau đó tiến hành xông mặt với dung dịch vừa tạo trong khoảng 8-10 phút. Mẹo nhỏ dành cho bạn là hãy để đun nước sôi sau đó tắt bếp rồi mới xông, như thế sẽ dễ chịu hơn là bạn xông ngay khi nước còn đang quá nóng.
3. Hương thảo (Rosemary), chanh và mật ong
Trộn 2-3 muỗng cà phê tinh dầu hương thảo, 2 lát chanh và 1 muỗng cà phê mật ông với nước nóng và để yên hỗn hợp trong vài phút. Hãy làm sạch lỗ chân lông của bạn với công thức đặc biệt này. Sau đó dung khăn sạch lau khô mặt. Mỗi tuần cố gắng thực hiện ít nhất 2 lần, bạn sẽ chiến thắng các loại mụn đặc biệt là mụn trứng cá sau một thời gian kiên trì đấu tranh đấy.
4. Hoa cúc, hạt thì là, cánh hoa hồng
Đây là công thức xông mặt tuyệt vời từ các thành phần hữu cơ. Việc bạn cần làm là cho 3-4 muỗng cà phê hoa cúc, 2 muỗng cà phê hạt thì là và 4-5 cánh hoa hồng vào một tô lớn. Cho nước nóng vào và đậy kín mặt tô ít nhất 10 phút. Dùng khăn lớn để che đầu và xông mặt trong ít nhất 8-10 phút. Cuối cùng, lau mặt với khăn sạch. Sử dụng công thức này hằng tuần bạn sẽ có một làn da sạch và khỏe khoắn, bảo đảm mụn không dám tấn công.
Theo Nucos
Cẩn trọng khi tắm lá làm đẹp da
Do thời tiết quá nóng, nhiều chị em đổ xô mua các loại thảo dược về nấu tắm với mục đích làm cho làn da mát mẻ, mịn màng... Tuy vậy, cần thận trọng vì đôi khi lợi bất cập hại.
Ảnh minh họa: internet
Một số spa tại TP.HCM hiện đang có dịch vụ tắm lá thuốc theo cách của người Dao đỏ. Theo quảng cáo của các nhân viên spa, "loại nước tắm này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, ngủ sâu, đào thải chất độc trong cơ thể qua tuyến mồ hôi, giúp da mịn màng. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng, tắm loại nước lá thuốc này không chỉ mát da mà còn mát cả bên trong cơ thể".
Thuốc có hai loại, loại lá đóng gói và loại nước. Khi tắm chỉ cần ngâm trong nước thuốc khoảng 15-20 phút tùy theo thể trạng, khi nào thấy mồ hôi toát ra, người lâng lâng thì dừng tắm. Sau đó dùng khăn lau khô, không tắm lại với nước thường.
Ngoài ra, nhiều chị em dùng lá chanh, bưởi, hạt hoặc lá mùi tươi, một số loài hoa... đun lên tắm. Trời nắng nóng, trẻ dễ bị rôm sảy, mụn nhọt, các bà mẹ đã dùng lá trà xanh, dâu tằm, ngải cứu, cỏ mực, kinh giới, rau chân vịt... để tắm hàng ngày cho trẻ thay nước thường với mục đích bảo vệ da trẻ khỏi vi khuẩn.
BS Trần Văn Năm - Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cho biết, tắm lá thuốc và một số loài hoa cũng là một trong những phương pháp chữa bệnh nhờ tác động lên cơ thể qua hệ thần kinh, mạch bạch huyết và mạch máu dưới da. Hơi nóng của nước có chứa các thành phần của các loại lá, hoa có tác dụng làm giãn mạch toàn thân hay tại chỗ, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện khả năng bài tiết của da, có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau... giúp chữa các bệnh lý về da và một số bệnh lý nội khoa như: viêm - thoái hóa khớp mạn tính, mất ngủ, đau mỏi cơ...
Tuy nhiên, những người bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, giãn tĩnh mạch chi dưới, phụ nữ đang hành kinh, người có cơ địa dị ứng, bệnh da nhiễm trùng, trẻ quá nhỏ... không nên tắm lá với nhiệt độ cao hoặc quá lâu.
Khi tắm, cần lưu ý: không tắm khi cơ thể bị trầy xước, nhất là trẻ nhỏ. Không tắm khi vừa ăn no vì làm giãn mạch máu dưới da, dễ thiếu máu ở nội tạng, dẫn đến tiêu hóa kém, chóng mặt, tim đập nhanh. Nhiệt độ nước tắm tốt nhất khoảng 380C. Tắm xong cần lau khô, tránh nơi gió lùa, nằm nghỉ ngơi, không nên uống nước quá lạnh ngay sau khi tắm nước nóng.
"Để phòng tránh những tác dụng không mong muốn, trước khi tắm lá, hoa, cần xem lại mình đang có những bệnh lý kể trên hay không hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể xem loại lá, hoa gì phù hợp. Không nên tự ý lựa chọn loại cây, lá qua mách bảo" - BS Trần Văn Năm khuyến cáo.
Theo tapchilamdep
Bí quyết đơn giản giữ gìn nét tươi trẻ "Trai 30 tuổi đang xoan, gái 30 tuổi đã toan về già", đó là những lời ví von đầy ẩn ý từ xa xưa mà các cụ muốn nhắc khéo phụ nữ sắp bước sang tuổi này. Tuổi 30 có thể coi là cột mốc quan trọng của người phụ nữ, khi mà trên khuôn mặt đáng yêu bắt đầu xuất hiện những...