Tri mẫu trị viêm phổi
Tri mẫu có tác dụng thanh nhiệt, tư thận bổ thủy và nhuận phế; bổ tỳ, tư thận, hạ thủy, tán hỏa, ích khí…
Tri mẫu là một loại cỏ sống lâu năm; lá mọc vòng, dài khoảng 20 – 30cm, hẹp, đầu nhọn, phía dưới ôm vào nhau. Cây ra hoa vào mùa hạ, hoa nhỏ, mọc thành cụm và có màu trắng. hoa kết thành cụm màu trắng.
Vào khoảng tháng 3 – 4 hàng năm, người dân thường đào rễ tri mẫu, đem rửa sạch và phơi/sấy khô, để làm thuốc.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh tri mẫu có tác dụng hạ nhiệt, kháng khuẩn, an thần, hóa đờm…
Theo y học cổ truyền, tri mẫu có tác dụng thanh nhiệt, tư thận bổ thủy và nhuận phế; bổ tỳ, tư thận, hạ thủy, tán hỏa, ích khí, chủ trị bệnh đái tháo đường; chữa sốt, ho và tiêu đờm do phổi viêm. Có thể dùng dược liệu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng. Nếu dùng thuốc dạng sắc, chỉ nên dùng từ 4 – 10g/ ngày.
Chữa viêm phổi: Tri mẫu 5g, tang bạch bì l0g, mạch môn đông 8g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Video đang HOT
Hắc lào: Tri mẫu mài với dấm, bôi lên.
Bốc nhiệt do khí: Dùng phối hợp với thạch cao dưới dạng bạch hổ thang.
Ho do nhiệt ở phế hoặc ho khan do thiếu âm: Dùng phối hợp với xuyên bối mẫu dưới dạng nhị mộc tán.
Phát hiện sớm rối loạn nuốt sau đột quỵ để giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh
Phát hiện sớm rối loạn nuốt là một phần quan trọng, tránh được nguy cơ tử vong và những biến chứng đáng tiếc xảy ra đối với người bệnh.
Ths. Lê Thị Hạ Quyên, Phó khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Phục Hồi Chức Năng - điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM hướng dẫn thực hành rối loạn nuốt sau đột quỵ. (Ảnh: Hải Linh)
Giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh
BS. CKI Đinh Quang Thanh - Trưởng khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM - đã chia sẻ những kiến thức quan trọng tại khóa tập huấn phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ, do Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp với Tổ chức Đột quỵ thế giới, Hội phục Hồi chức năng Việt Nam và Ever Pharma tổ chức ngày 25/11 tại BV Đại học Y Dược TP.HCM.
BS. Thanh cho biết, rối loạn nuốt là một thuật ngữ dùng để chỉ sự suy giảm hoặc rối loạn các giai đoạn miệng, hầu hoặc thực quản của quá trình nuốt. Tỷ lệ rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau đột quỵ cấp từ 52%, sau một tuần là 25 - 30%.
BS Thanh phân tích: "Rối loạn nuốt là tình trạng xảy ra khi chất lỏng, thức ăn, nước bọt hoặc chất tiết không thể vận chuyển an toàn từ miệng qua thực quản xuống dạ dày gây ra hít sặc dẫn đến viêm phổi với tỉ lệ lên đến 70%, trong một số trường hợp nặng có thể gây tử vong. Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị rối loạn nuốt ở bệnh nhân sau đột quỵ được coi là biện pháp làm giảm biến chứng cũng như tử vong".
Đặc biệt, BS Thanh cũng cho biết thêm, đột quỵ não còn để lại các biến chứng rất nguy hiểm như rối loạn nuốt gây nguy cơ sặc; viêm phổi, nhiễm trùng, loét da, viêm tắc mạch máu; đại tiểu tiện không tự chủ và suy dinh dưỡng...
"Chẩn đoán rối loạn nuốt phải dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên để sàng lọc rối loạn nuốt có thể dựa vào các công cụ lượng giá lâm sàng như thang điểm GUSS hoặc thang điểm MASA.
"Điều trị rối loạn nuốt có nhiều phương pháp như các phương pháp bù trừ, các kỹ thuật phục hồi chức năng, các biện pháp can thiệp xâm nhập và điều trị ngoại khoa. Trong đó phục hồi chức năng nuốt được coi là phương pháp an toàn, hiệu quả cao, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm tỉ lệ tử vong cho người bệnh" - BS Đinh Quang Thanh chia sẻ.
Lớp tập huấn phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM (Ảnh: Hải Linh)
Các triệu chứng rối loạn nuốt thường gặp
Qua phân tích của BS, chỉ một vận độngnuốt nhưng đây là một động tác nửa chủ động nửa tự động, đòi hỏi sự phối hợp nhiều nhóm cơ nhằm đẩy viên thức ăn từ miệng vào dạ dày.
Cụ thể, quá trình nuốt được chia ra thành 4 giai đoạn khác nhau, bao gồm giai đoạn chuẩn bị, với các hoạt động cắn, nhai, nghiền thức ăn để tạo thành viên thức ăn mềm, nhuyễn có thể nuốt được. Giai đoạn miệng là khi viên thức ăn kích thích vùng nhận cảm nuốt ở quanh vòm họng, đặc biệt trên các cột hạnh nhân (cột Amydal), xung động truyền về trung tâm nuốt ở hành não theo các sợi cảm giác của dây thần kinh số V và dây thần kinh số IX. Lưỡi đẩy viên thức ăn, ngụm nước uống ra sau để đưa vào vùng hầu.
Giai đoạn hầu được phân tích là vòm khẩu cái mềm được kéo lên trên để đóng lỗ mũi sau, ngăn sự trào ngược của thức ăn vào khoang mũi. Toàn bộ thành họng co lại đẩy viên thức ăn từ họng vào thực quản. Cuối cùng là giai đoạn thực quản với chức năng chủ yếu là đưa thức ăn từ họng vào dạ dày nhờ các sóng nhu động. Các sóng nhu động thực quản được chi phối bởi dây thần kinh số IX, dây thần kinh số X và đám rối Auerbach.
Bất kỳ sự rối loạn nào trong các giai đoạn nói trên đều dẫn đến rối loạn nuốt. Giai đoạn miệng với các triệu chứng tồn đọng thức ăn trong miệng, khiến chảy nước dãi, rơi vãi thức ăn; giai đoạn hầu thức ăn hoặc nước uống khó đi xuống dạ dày, dẫn đến một phần lọt vào các đường ngoài thực quản như khí quản, mũi; giai đoạn thực quản cảm giác thức ăn còn đọng lại ở cổ, dẫn tới viêm phổi, sụt cân không rõ nguyên nhân, thay đổi thói quen ăn uống của người bệnh.
Ths. Lê Thị Hạ Quyên - Phó khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Phục Hồi Chức Năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM - cho biết: "Giai đoạn phục hồi rối loạn nuốt sau đột quỵ cấp phải kết hợp hai phương pháp, vừa dùng các thuốc dinh dưỡng thần kinh giúp đẩy mạnh tái cấu trúc não, kích thích tính mềm dẻo của thần kinh vừa sử dụng phương pháp phục hồi chức năng rối loạn nuốt (Vật lý trị liệu, liệu pháp phục hồi ngôn ngữ, vận động trị liệu,...) một cách hợp lý, cụ thể cho từng bệnh nhân. Nếu làm tốt, sẽ góp phần giảm thiếu các khiếm khuyết, biến chứng tái phát để người bệnh nâng cao khả năng sống độc lập, nâng cao chất lượng sống và sớm trở lại cuộc sống thường ngày".
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các bệnh về phổi dễ bị nhầm lẫn có gì giống và khác nhau? Vì đều liên quan đến tổn thương ở phổi nên COPD và các bệnh về phổi rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về COPD và các bệnh phổi dễ bị nhầm lẫn như viêm phổi, lao phổi, xơ phổi vô căn và ung thư phổi. 1. Điểm giống nhau giữa COPD và các...