Trì hoãn tiêm liều thứ hai vaccine Covid-19 có hiệu quả?
Nhiều chuyên gia cho rằng chiến lược trì hoãn tiêm liều thứ hai vaccine Covid-19 là đúng đắn, hiệu quả, giúp giảm số ca nhập viện và tử vong.
Tăng khoảng cách giữa hai liều vaccine Covid-19 (lên tối đa 12 tuần) là một trong những quyết định gây tranh cãi của chính phủ Anh trong thời kỳ đại dịch. Tháng 1, nhiều chuyên gia công khai chỉ trích kế hoạch này, song dữ liệu phần nào cho thấy chiến lược tương đối hiệu quả. Khi biến thể Delta mới lây lan, các chuyên gia một lần nữa đặt câu hỏi liệu đây có phải quyết định đúng đắn.
Bằng cách trì hoãn liều hai, liều tăng cường và tiêm liều đầu cho càng nhiều người càng tốt, nước Anh đã mở rộng độ bao phủ vaccine. Ý tưởng này tương đối dễ hiểu, bởi hồi đầu tháng 1, dịch bệnh tại Anh vô cùng tồi tệ. Hơn 1.000 bệnh nhân Covid-19 tử vong, khoảng 35.000 người nằm viện mỗi ngày. Nguồn cung vaccine tương lai cũng không được đảm bảo.
Khi ấy, một số chuyên gia cho rằng việc trì hoãn liều thứ hai khiến nhiều người không được bảo vệ đầy đủ. Liều đầu của vaccine cũng kém hiệu quả hơn khi gặp biến thể Delta so với các phiên bản nCoV trước đó. Tuy nhiên, đến nay, nhiều người thừa nhận khuyến nghị tăng thời gian giữa hai liều là điều đúng đắn .
Nghiên cứu của Cơ quan Y tế Công cộng Anh đối với nhóm trên 70 tuổi, người dễ tổn thương vì Covid-19, chỉ ra rằng một liều vaccine vẫn có hiệu quả cao. Theo đó, khả năng chống triệu chứng Covid-19 sau chích ngừa một mũi Pfizer là 61%, đạt mức cao nhất vào ngày thứ 28 đến 34 (sau tiêm) và giảm dần từ đó. Đối với vaccine AstraZeneca, từ 35 ngày trở đi, một liều vaccine có hiệu quả 73%.
Quan trọng hơn, ở người mắc Covid-19, một liều vaccine Pfizer giảm 43% nguy cơ nhập viện cấp cứu, giảm 51% nguy cơ tử vong. Một liều vaccine AstraZeneca giảm 37% nguy cơ nhập viện.
Tổng hợp dữ liệu, tại Anh, một liều vaccine nhìn chung hiệu quả khoảng 80% ngăn nguy cơ nhập viện và 85% ngừa tử vong.
Bên cạnh đó, nếu kéo dài thời gian giữa hai mũi tiêm, mức độ miễn dịch khi hoàn thành đủ liều cũng cao hơn . Đây là một trong những cơ sở để chính phủ Anh đưa ra quyết định trì hoãn tiêm liều hai.
Ban đầu, đối với AstraZeneca, khoảng cách giữa hai liều là 4 đến 12 tuần. Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe (MHRA) sửa đổi khuyến nghị tiêm liều hai của AstraZeneca từ 8 đến 12 tuần sau liều đầu, điều này giúp tăng khả năng sinh miễn dịch.
Nghiên cứu sợ bộ cho thấy vaccine Pfizer có kết quả tương tự. Mức kháng thể cao hơn khoảng 3,5 lần nếu kéo dài khoảng cách của hai liều tiêm.
Một người đàn ông được tiêm vaccine Covid-19 tại Belfast, Bắc Ireland, ngày 29/3. Ảnh: Reuters
Delta có khiến tình hình thay đổi?
Video đang HOT
Khi biến thể Delta càn quét thế giới, các nhà khoa học một lần nữa đặt câu hỏi liệu chiến lược trì hoãn liều thứ hai vào nửa đầu năm 2021 có còn hiệu quả?
Trước đó, một số nhà khoa học lo sợ việc người dân chỉ đạt một phần miễn dịch với Covid-19 (sau tiêm một liều vaccine) sẽ tạo điều kiện nảy sinh biến thể mới. Song đến nay, kịch bản này chưa thành sự thật. Các biến thể nguy hiểm như Alpha, Beta, Gamma và Delta đều được phát hiện vào năm 2020, trước khi các nước triển khai tiêm chủng hàng loạt.
Một vấn đề nữa được đặt ra, liệu sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta ở Anh kể từ đầu tháng 4 có phải là hệ quả từ việc trì hoãn liều thứ hai?
Dữ liệu sơ bộ cho thấy một liều vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca hiệu quả thấp, khoảng 33%, đối với biến thể Delta trong ngăn ngừa nhiễm bệnh. Tiêm chủng đầy đủ có tác dụng bảo vệ cao hơn nhiều, 88% đối với vaccine Pfizer và 60% ở vaccine AstraZeneca. Việc để phần đông dân số chỉ tiêm một liều trong thời gian dài làm tăng tính nhạy cảm của họ với biến thể.
Tuy nhiên, số ca nhiễm Delta tại Anh hồi tháng 4 tăng nhanh chủ yếu do chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đã không quyết liệt áp lệnh cấm nhập cảnh với người đến từ Ấn Độ ngay từ đầu. Đóng biên chậm trễ đã khiến Anh phải trả giá khi Delta dần biến thành biến chủng chủ đạo ở nước này, với số ca nhiễm lên đến hàng nghìn mỗi ngày.
Nhiều nước khác cũng báo cáo dịch bệnh nóng lên do biến thể Delta, song chậm hơn Anh khoảng vài tuần. Tại Mỹ, Delta chiếm ưu thế, đặc biệt ở các bang Tây Bắc. Tình trạng vẫn xảy ra dù nước này đã tiêm vaccine Pfizer đúng lịch trình, hai liều cách nhau ba tuần. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu cũng cảnh báo về sự lây lan của biến thể Delta.
Vaccine Covid-19 nhìn chung hiệu quả cao hơn trong ngăn ngừa triệu chứng nặng. Do đó, dù trì hoãn liều thứ hai có thể làm tăng số ca nhiễm, song số ca nhập viện và tử vong không tăng tương ứng. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy một liều Pfizer hiệu quả tới 94% trong ngăn ngừa nhập viện do biến thể Delta. AstraZeneca tác dụng khoảng 71% với biến thể này.
Nhìn chung, dù Delta thay đổi phần nào lợi ích của một liều vaccine, song khả năng bảo vệ của chúng đủ cao để nhiều nước kiên định với chiến lược trì hoãn liều hai.
Những "vũ khí" giúp biến thể Delta hoành hành, gây điêu đứng toàn cầu
Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của thế giới đang chứng kiến một bước ngoặt khó khăn với sự xuất hiện của biến chủng Delta.
Sự xuất hiện của một biến chủng lây lan mạnh đã làm chệch hướng mọi tính toán của các nước, kể cả những quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin cao và đặt ra những thách thức chưa từng có.
Trong 4 biến thể đáng lo ngại nhất của SARS-CoV-2 là Alpha, Beta, Gamma và Delta, đại diện nguy hiểm nhất và ở vị thế thống trị toàn cầu hiện nay là Delta. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện biến chủng này đã có mặt ở hơn 135 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nhiều nước tưởng chừng đã khống chế được dịch thì nay lại điêu đứng với làn sóng Covid-19 mới do chủng Delta gây ra.
Delta được trang bị những "vũ khí" gì?
Theo CDC Hoa Kỳ, biến thể Delta có các thay thế protein tăng đột biến: T19R, (V70F*), T95I, G142D, E156-, F157-, R158G, (A222V*), (W258L*), (K417N*), L452R, T478K, D614G, P681R, D950N.
Trong số này, đột biến P681R được cho là thứ "vũ khí" đáng sợ nhất của chúng.
Theo các chuyên gia, virus SARS-CoV-2 cần hai bước để xâm nhập vào tế bào của con người, giống như việc muốn mở cửa phải có hai bước gồm tra khóa vào ổ và mở khóa.
Vineet D. Menachery, chuyên gia nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 tại Đại học Texas, cho biết hầu hết các đột biến được phát hiện ở biến chủng thuộc nhóm "đáng lo ngại" dường như làm tăng khả năng làm cho "chiếc khóa" đó vừa vặn hơn với ổ, tăng khả năng của virus xâm nhập vào tế bào.
Riêng đột biến P681R còn có thể giúp quá trình mở khóa hiệu quả hơn, giúp virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn. Ông mô tả Delta là một loại "virus hợp thời" bởi vì nó xuất hiện đúng thời điểm có đầy đủ các điều kiện để lấn lướt các biến chủng khác.
Phần lớn các nghiên cứu hiện nay tập trung vào gai protein - thứ giúp virus xâm nhập tế bào. Tuy nhiên, Delta có những đột biến tác động lên các bộ phận khác của virus mà đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
"Khi các biến chủng xuất hiện, tất cả đều tập trung vào gai protein. Rõ ràng gai protein giúp virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn, nhưng cũng có các đột biến khác có thể ức chế phản ứng miễn dịch bằng cách nào đó", Nevan Krogan, chuyên gia Viện Dữ liệu Khoa học và Sinh học Gladstone, cho biết.
Khả năng tạo bản sao nhanh, thời gian ủ bệnh ngắn
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) thực hiện chỉ ra rằng, Delta có khả năng lây lan mạnh mẽ, phần lớn vì người mắc chủng này có thể mang tải lượng virus trong đường hô hấp cao gấp 1.000 lần những người mắc chủng SARS-CoV-2 chưa đột biến.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy, biến thể Delta có thể tự tạo ra bản sao nhanh hơn và thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với các chủng trước đó.
Theo đánh giá của CDC Hoa Kỳ, Delta dễ lây lan như bệnh thủy đậu, mỗi người nhiễm bệnh trung bình có thể truyền bệnh cho 8-9 người. Với các chủng ban đầu, mỗi người bệnh chỉ lây lan virus cho khoảng 2 người, tương tự bệnh cảm cúm thông thường.
Độc lực cao hơn các biến thể khác
Điều trị bệnh nhân Covid-19 (Ảnh minh họa).
Trong khi đó, các nhà khoa học Nhật Bản xác định biến thể Delta không những dễ lây mà còn có độc lực cao hơn các biến thể virus khác. Cụ thể, trong một nghiên cứu mới, giáo sư Sato Kei thuộc Viện Khoa học y khoa Đại học Tokyo cùng các cộng sự đã tạo ra virus mang đột biến P681R đặc trưng của Delta trong phòng thí nghiệm.
Họ nhận thấy hợp bào tạo ra bởi các tế bào nhiễm virus có kích thước to gấp 2,7 lần so với nhiễm các biến thể khác. Hợp bào hình thành do virus càng to thì càng dễ gây bệnh.
Trong phòng thí nghiệm, chuột nhiễm virus mang đột biến P681R gầy đi đáng kể. Cụ thể, nhóm chuột này đã mất thêm 4,7% đến 6,9% cân nặng so với nhóm nhiễm biến thể khác.
Giảm hiệu lực vắc xin và các phương pháp điều trị
Tiêm vắc xin Covid-19.
Theo CDC Hoa Kỳ, biến thể Delta tăng khả năng lây truyền; giảm trung hòa bởi một số biện pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng; giảm trung hòa huyết thanh trong thời kì sau tiêm chủng.
Với các biến chủng trước kia, lượng virus sản sinh ở cơ thể người nhiễm bệnh đã tiêm chủng thường ít hơn với ở người chưa tiêm chủng. Tuy nhiên, với Delta, nó sản sinh lượng virus như nhau ở người đã tiêm chủng và người chưa tiêm chủng. Điều khác biệt là, lượng virus ở người đã tiêm chủng giảm nhanh hơn với người chưa được tiêm chủng, nghĩa là thời gian có nguy cơ lây bệnh cho người khác sẽ rút ngắn lại.
Theo WHO, đến nay vắc xin vẫn có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng Covid-19 bởi biến thể Delta, mặc dù có giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh có triệu chứng.
Những đặc điểm đã đề cập ở trên lý giải cho nguyên nhân Delta đang gây bùng dịch mạnh mẽ trở lại trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ. Chủng này hiện chiếm 83% trong số ca bệnh đã giải trình tự gen ở Mỹ, tăng mạnh so với con số 50% ghi nhận hôm 3/7.
Một câu hỏi đặt ra là liệu Delta đã phải là một biến đổi tối ưu nhất của SARS-CoV-2 hay chưa, liệu nó đã phải là biến chủng nguy hiểm nhất của SARS-CoV-2 hay chưa hay có thể còn những đột biến khác khiến nó trở nên nguy hiểm hơn nữa.
Công thức vaccine 'ấm'có khả năng ứng phó với mọi biến thể Trong nghiên cứu được công bố ngày 15/7, các nhà khoa học thuộc Tổ chức Khoa học và nghiên cứu công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) đã đánh giá hiệu quả của các công thức vaccine chịu nhiệt được Viện Khoa học Ấn Độ (IISc) và công ty công nghệ sinh học Mynvax phát triển, đồng thời khẳng định loại vaccine "ấm"...