Trị cúm cho mẹ bầu thời tiết giao mùa
Những phương pháp dân gian dưới đây có công dụng chữa và phòng bệnh chuyển mùa rất hiệu quả.
Người ta thường nói mùa thu là mùa đẹp và dễ chịu nhất trong năm vì thế nếu mẹ nào mang bầu vào mùa thu thì thật là tuyệt. Tuy nhiên, đây lại là mùa dễ mắc một số bệnh hơn các mùa khác, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm.
Thực ra, cúm chỉ là bệnh xoàng xĩnh và thậm chí có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc nếu như chúng ta khỏe mạnh, nhưng khi mang bầu thì nó lại là nỗi ám ản kinh hoàng đối với các mẹ. Bởi không cẩn thận nó có thể khiến em bị những dị tật không mong muốn. Vì thế, cách tốt nhất là các mẹ hãy tránh bệnh cúm hoàn toàn bằng cách có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, đúng cách. Bổ sung các loai thưc phâm giau vitamin C như cam, quyt, rau cu co mau vang cam để giup cơ thê tăng cương hê miên dich. Ngoài ra, các mẹ có thể phòng bệnh cúm bằng cách đơn giản sau đây:
Nước cam
Rất nhiều mẹ đã phòng bệnh cúm bằng nước cam rất hiệu quả. Các loại trái cây họ cam, chanh chứa nhiều vitamin C, một loại vitamin quý giá góp phần hoàn thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể và tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Chỉ cần dùng 1 ly nước cam hoặc nước chanh mỗi ngày cũng giúp các mẹ củng cố rào chắn tự nhiên của cơ thể trong việc chống lại các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh thông thường…
Chanh đào
Trong chanh đào chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Ngoài ra, ruột quả chanh còn chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric nên có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng hiệu quả.
Các mẹ nên phòng bệnh cúm, ho khi thời tiết giao mùa bằng cách uống 1 thìa chanh đào ngâm mật ong trước khi ăn sáng mỗi ngày.
Sữa chua
Video đang HOT
Ăn sữa chua vừa giúp các mẹ bầu tăng sức đề kháng cho cơ thể, vừa bổ sung canxi lại làm đẹp da nữa. Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nhóm thai phụ mỗi ngày ăn một hộp sữa chứa ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cảm. Những loại vi khuẩn có lợi tự nhiên trong sữa chua giúp tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể.
Tuy nhiên, dù phòng ngừa rất chặt chẽ nhưng nêu như chăng may các mẹ vân co nhưng dâu hiêu mắc cảm cúm thi phai lam thê nao? Sau đây la môt vai gơi y cho cac me:
Trị cúm bằng tỏi
Trong tỏi có chứa allicin là một dưỡng chất quý giúp kích thích khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào bạch cầu tiêu diệt các virus gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tỏi có khả năng tiêu diệt hiệu quả các rhinovirus con gây ra cảm lạnh, cảm cúm thông thường, và các virus gây ra các bệnh dịch đường hô hấp.Vì vậy, các mẹ nên bổ sung tỏi trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, các mẹ có thể lấy tỏi giã nhỏ rồi cho vào lọ nước muối sinh lý 0,9% để nhỏ. Kết hợp ăn và nhỏ mũi bằng dung dịch tỏi các mẹ sẽ nhanh chóng đánh bay được chứng cảm cúm đáng ghét.
Trị cúm bằng hành
Hành có vị cay, tính bình, có tác dụng làm tan lạnh, thông khí, giải cảm, sát trùng… tăng khả năng đề kháng của cơ thể.Nếu bị cảm cúm, sốt nhẹ, nhức đầu các mẹ có thể áp dụng bài thuốc sau:Hành (cả củ, rễ, lá) 15g rửa sạch giã nhỏ. Tía tô 20g rửa sạch thái thật nhỏ. Cả hai cho vào cháo loãng nóng, quấy đều lên rồi ăn. Ăn xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Nước gừng đường đỏ
Theo các nhà khoa học, gừng giúp cải thiện lưu thông máu, giúp loại bỏ độc tố và virus, chống viêm và tăng khả năng miễn dịch.
Khi mẹ bầu bị lạnh hoặc cảm thấy sắp bị cảm, uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó lên giường ngủ một giấc, sáng dậy sẽ hết cảm.
Theo Khampha
Chiêu trị con ho 'một phát ăn ngay' bằng chanh đào
Mùa đông sắp đến, mẹ nào có con nhỏ như em nên thủ sẵn 1 bình chanh đào mật ong đề phòng khi trở gió, con ho.
Mấy hôm trời mưa tầm tã, đột nhiên hôm qua lại tạnh ráo, chủ nhật rảnh rỗi, thấy gió mát em đưa Bống xuống sân chung cư đạp xe với mấy anh chị nhà hàng xóm. Đến giờ nấu cơm tối, em để con chơi với bố rồi chạy lên nhà. Bỗng nhiên trời chuyển gió mạnh rồi mưa rào, nhanh như chớp mắt. Lúc em chạy xuống thì đã thấy hai bố con ướt nhẹp đứng trước cửa thang máy.
Đúng như dự đoán của em, sau bữa cơm tối, con có dấu hiệu đau họng, húng hắng ho. Đến giờ đi ngủ thì ho như cuốc, em cuống lên tìm thuốc thì chồng gắt "Hơi tí là thuốc, thuốc ... Em tưởng kháng sinh bổ béo lắm đấy à, cứ bọc con cho kỹ nữa vào đi" rồi pha cho con cốc nước muối ấm ngậm thế nhưng cũng chẳng ăn thua.
Nghe nói đến thuốc con cũng khóc toáng lên không chịu. Cả nhà cứ như cái chợ làm cô hàng xóm cạnh nhà cũng phải sang xem có chuyện gì. Vốn là bác sĩ đã nghỉ hưu, hiện làm ở một phòng khám Đông y, nghe thủng câu chuyện, cô về nhà sau đó mang sang 1 bát con chanh đào mật ong và bảo cho Bống ngậm.
Đêm rồi mà con còn ho khiến cả nhà loạn lên như cái chợ (Ảnh minh họa)
Chanh đào cô ngâm lâu, có màu hổ phách giống kẹo, dụ một phát là Bống chịu ngậm luôn. Ngậm được một lúc con dịu ho luôn, hiệu nghiệm "hết sảy". Em sướng quá, ngay hôm sau "cơm nắm muối vừng" sang nhà cô hàng xóm học cách ngâm chanh. Không chỉ chỉ cho công thức ngâm chanh, cô còn nói em nghe rất nhiều về công dụng cũng như cách dùng loại thuốc Đông y này.
Cô nói vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, nên có tác dụng trị ho,viêm họng, cảm cúm, hạ sốt... còn ruột chanh chứa hàm lượng đáng kể axít citric nên rất có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng. Khi ngâm với mật ong hiệu quả trị ho của chanh sẽ tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, tìm kiếm trên mạng em còn thấy nói chanh đào chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc... Nhiều công dụng thế này mà em lại không biết sớm để ngâm.
Dù là lắm công dụng như thế nhưng các mẹ cũng không nên quá lạm dụng. Khi con đã bị ho nặng, ho do nhiễm vi trùng, vi khuẩn thì các mẹ nên đưa con đến bệnh viện hoặc cho con uống thuốc, chanh chỉ nên dùng kèm để bệnh chóng khỏi hơn thôi.
Cô Ngân còn lưu ý không dùng chanh đào mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi bởi ở độ tuổi này khuyến cáo không cho dùng mật ong sống. Ngoài ra, khi bé bị đi ngoài, trướng bụng, mẹ cũng không nên cho con dùng bởi chanh sẽ khiến tình trạng đau bụng, tiêu chảy nặng hơn.
Khi nói đến chanh đào mật ong nhiều mẹ thắc mắc tầm tháng 8, 9 mới có chanh đào mà phải ngâm 3 tháng mới có thể dùng được, thế thì hết mùa đông rồi còn đâu. Tuy nhiên, nói là ngâm 3 tháng cho chanh ngấu nhưng nếu bé ho, chỉ cần 3 tuần là chanh ngâm có thể dùng được rồi, chỉ có điều chanh còn tươi nên có thể hơi đắng. Hơn nữa, đâu phải chỉ mùa đông, bất kỳ lúc nào trời trở gió bé cũng có thể bị ho.
Mấy hôm sau đó em xin thêm một ít chanh đào nhà cô Ngân, pha vào cốc sữa cho con uống trước khi đi ngủ. Lúc uống gần hết bé bảo trong cốc có cặn, em nhìn vào thì thấy đúng là có gì đó lắng ở đáy cốc. Google một hồi mới biết đó là do axit trong chanh làm protein trong sữa kết tủa lại. Đây cũng là cách người ta dùng để làm sữa chua hay phô mai chứ không độc hại gì cả. Em thở phào, chia sẻ lên đây kẻo các mẹ gặp trường hợp tương tự lo lắng.
Chanh đào mật ong đã ngấu màu như màu kẹo, con chịu ngậm ngay (Ảnh minh họa)
Còn đây là công thức ngâm chanh đào mật ong của cô Ngân, em xin chia sẻ ra đây với các mẹ:
- 1kg chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm chanh 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô.
- Cắt chanh thành những lát mỏng để cả hạt ngâm mới tốt.
- 0,5kg đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào bình thủy tinh có nút đậy rồi đến một lớp chanh, cứ thế lặp lại cho đến hết.
- Cuối cùng đổ 1 lít mật ong rừng vào, lấy vỉ nan nén chanh xuống và ngâm. Một bình thủy tinh chanh đào ngâm theo công thức có thể dùng được trong 3 tháng.
Theo Khám Phá
3 món ăn hỗ trợ trị bệnh mề đay Mề đay là bệnh dị ứng gặp khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới, vùng miền. Mề đay có thể xuất hiện do yếu tố cơ địa dị ứng, do thời tiết hoặc do ăn phải một số loại thức ăn dễ gây dị ứng. Khi bị nổi mề đay, cần tránh tối đa các yếu tố nguy cơ...