Treo biển tìm khách cả năm trời, nhà cho thuê trên ‘phố vàng’ Hà Nội vẫn ế dài
Hoạt động kinh doanh đã được khôi phục nhưng chủ nhà phố cổ Hà Nội vẫn chật vật tìm khách thuê, nhiều nơi đã treo biển ròng rã 1, 2 năm nay song bất thành.
Anh Công Thành, chủ một mặt bằng trên phố Hàng Ngang cho biết, trước đây anh cho thuê nhà với giá từ 50-60 triệu đồng/tháng, khách bắt buộc phải ký hợp đồng và thanh toán theo năm, nhưng bây giờ dù đã giảm giá sâu 50 – 70% mà anh vẫn không tìm được khách. Thậm chí, anh Thành đã thuê cả môi giới hỗ trợ nhưng đến giờ cũng bặt vô âm tín. ” Ròng rã gần 2 năm trời tôi tìm cách cho thuê, giảm giá đủ kiểu nhưng vẫn chưa có khách. Nhìn mặt bằng trống trơn mà tiếc đứt ruột, vì đây là nguồn thu nhập lớn của gia đình, trong khi do bận rộn và không có vốn, tôi cũng không thể tận dụng được không gian này trong lúc chưa tìm được người thuê“, anh Thành nói.
Theo anh Thành, nhiều gia đình khác trên phố Hàng Ngang, Hàng Đào cũng gặp tình trạng tương tự, dù đã giảm giá thuê kịch sàn nhưng vẫn không có khách. Nhiều người đã phải tự mở các cửa hàng kinh doanh để cố gắng xoay xở, kiếm thêm thu nhập.
Trên phố Hàng Ngang nhộn nhịp, không khó để bắt gặp những tấm biển “cho thuê nhà” hay “cho thuê cửa hàng”.
Những ngôi nhà dù ở vị trí mặt tiền đắc địa vẫn đóng cửa im lìm suốt nhiều tháng…
…tạo nên sự lạc điệu giữa phố phường đông đúc.
Dọc các dãy phố vàng như Hàng Gai, Hàng Trống, Đồng Xuân…chủ nhiều nhà cho thuê đang sốt ruột chờ khách.
Video đang HOT
Từng rất sầm uất, phố Hàng Gai nay cứ cách vài nhà mở cửa lại có 1 nhà đóng cửa.
COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến việc kinh doanh ở các tuyến phố cổ, khi nguồn khách chính là du khách quốc tế vẫn chưa quay lại nhiều.
Nhiều chủ mặt bằng e ngại 2022 vẫn là một năm tìm khách cho thuê đầy khó khăn.
Không ít chủ nhà phụ thuộc vào nguồn thu này, vì thế họ chịu một khoản thất thu nặng nề.
Trên phố Hàng Trống, hàng loạt mặt bằng vẫn đóng cửa.
Tình hình tương tự trên phố Hàng Giấy.
Mặc dù du khách nước ngoài đã trở lại nhưng những con phố đắt đỏ trước kia như Tạ Hiện, Đào Duy Từ… vẫn chưa trở lại nhịp sống như trước.
Không chỉ mặt bằng kinh doanh mà nhiều khách sạn cũng “đóng cửa cài then” vì chưa thể sang tên chủ mới.
Mọi người đều chờ đợi tình hình sẽ khả thi hơn khi Việt Nam đã mở cửa du lịch, du khách quốc tế bắt đầu quay lại khiến hoạt động kinh doanh bớt ảm đạm hơn.
Trở thành "vùng cam", nhiều phường ở Hà Nội dừng bán hàng ăn uống tại chỗ
Ngay sau khi xác định dịch trên địa bàn ở cấp độ 3 (tức vùng cam), nhiều phường ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống dừng bán hàng tại chỗ.
Trao đổi với PV Dân trí tối 18/12, ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, chính quyền sở tại vừa có thông báo về việc điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 3 để phòng, chống dịch trên địa bàn.
Trước đó, UBND quận tổ chức đánh giá phân loại cấp độ dịch trong vòng 14 ngày (3/12-17/12) và xác định quận Hoàn Kiếm có 5 phường (Cửa Đông, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Gai) có dịch ở cấp độ 3.
Quận Hoàn Kiếm đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn 5 phường dừng bán hàng tại chỗ kể từ 12h ngày 19/12 (Ảnh minh họa).
Vì vậy, UBND quận Hoàn Kiếm yêu cầu 5 phường nêu trên tạm dừng các hoạt động, dịch vụ không thiết yếu, hạn chế hoạt động sự kiện tập trung đông người. Đặc biệt, các nhà hàng, dịch vụ ăn uống trên địa bàn phường chỉ được phép bán hàng mang về.
"Thời gian điều chính trạng thái trong vòng 48 giờ, kể từ 12h ngày 17/12 cho đến khi có thông báo mới, tức các biện pháp nêu trên có hiệu lực kể từ 12h ngày 18/12" - ông Hoàn chia sẻ thêm.
Trong khi đó, trao đổi với PV vào tối cùng ngày, một lãnh đạo UBND quận Hai Bà Trưng cho biết đang rà soát để điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch tương ứng với cấp độ dịch. Quận sẽ công khai ngay khi văn bản được ban hành.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội ban hành có Thông báo số 844/TB-UBND về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Nội dung thông báo thể hiện, dịch bệnh ở Hà Nội đang ở cấp độ 2 nhưng đang ghi nhận quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng có dịch ở cấp độ 3.
Trong đó, tính theo quy mô cấp xã, phường thì Hà Nội đang có 25 địa phương ở cấp độ 3; 132 địa phương ở cấp độ 2 (tức vùng vàng) và 439 địa phương ở cấp độ 1 (tức vùng xanh).
Về việc điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ dịch, ngày 13/12, sau khi được xác định dịch trên địa bàn ở cấp độ 3, UBND quận Đống Đa cũng đã yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Bên cạnh đó, quận Đống Đa cũng hạn chế các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Những người được tham gia các hoạt động phải là người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi bệnh Covid-19, có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.
Quận Đống Đa cũng yêu cầu dừng triệt để các nghi lễ, tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng. Riêng các hoạt động kinh doanh buôn bán tại chợ cóc, chợ tạm sẽ bị cấm...
Xuyên đêm lắp ráp trạm y tế lưu động điều trị F0 tại Hà Nội Để đáp ứng phân tầng điều trị F0, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã thành lập Trạm y tế lưu động thu dung, điều trị người mắc COVID-19, nhằm giảm tải cho các bệnh viện của TP Hà Nội. Dự kiến từ tối 14/12, Trạm y tế lưu động tại địa chỉ số 9 phố Hai Bà Trưng (phường Tràng Tiền, quận Hoàn...