Trên 40 triệu người ở Mỹ Latinh và Caribe đối mặt nguy cơ nước biển dâng, bão lốc
Hàng chục triệu người sống ở các khu vực ven biển xung quanh khu vực Mỹ Latinh và Caribe phải đối mặt với những nguy cơ “đang chực chờ” đối với dịch vụ chăm sóc y tế và cơ sở hạ tầng quan trọng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gây ra nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
Tàu thuyền về bờ tránh bão Hilary tại Acapulco, bang Guerrero, Mexico, ngày 16/8/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo báo cáo được Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố ngày 28/5, khoảng 41 triệu người, chiếm 6% tổng dân số trên toàn khu vực Mỹ Latinh và Caribe, đang sống ở các vùng đất thấp ven biển có nguy cơ đối mặt với mực nước biển dâng, lũ lụt và bão lớn. Chỉ riêng ở Caribe, con số này chiếm khoảng 17%.
Giám đốc điều hành UNFPA Natalia Kanem cho biết hàng triệu người, trong đó có phụ nữ và trẻ em gái, là những đối tượng chịu ít trách nhiệm nhất về cuộc khủng hoảng khí hậu nhưng lại đang phải trả giá đắt khi các quyền lợi cũng như sức khỏe sinh sản và tình dục của họ không được đảm bảo. Bà nhấn mạnh biến đổi khí hậu càng làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng hiện có.
Báo cáo của UNFPA đã xác định hơn 1.400 bệnh viện trọng điểm nằm ở các vùng đất thấp ven biển, đồng thời sử dụng hình ảnh vệ tinh và các ước tính dân số để xác định các cộng đồng có nguy cơ cao nhất. Tại các quốc gia vùng Caribe như Suriname, Guyana và Bahamas, cũng như các đảo Aruba (thuộc Hà Lan) và quần đảo Cayman (thuộc Anh), những nơi này chiếm hơn 80% số bệnh viện trên.
Video đang HOT
Ecuador có số cơ sở y tế chiếm 12% số bệnh viện nằm ở các vùng đất thấp ven biển, trong khi con số này ở Haiti là 10% và ở Mexico – nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực – là hơn 5%. Brazil, nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh, có nhiều bệnh viện nhất ở các khu vực vùng trũng dễ bị tổn thương, với 519 cơ sở.
Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã cảnh báo về một mùa bão Đại Tây Dương hoạt động mạnh bắt đầu từ tháng 6 này do nhiệt độ nước biển ấm hơn kết hợp với ảnh hưởng từ hiện tượng thời tiết La Nina.
UNFPA đưa ra báo cáo trên trong bối cảnh các nhà lãnh đạo từ các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS) nhóm họp tại Antigua & Barbuda thuộc vùng Caribe để thảo luận về các giải pháp kinh tế-chính trị, cũng như tác động của biến đổi khí hậu đối với các chính phủ bị mắc kẹt trong nợ nần đang chật vật tìm cách bảo vệ các khu vực ven biển dễ bị tổn thương.
Nghiên cứu đề xuất thêm cấp độ 6 cho bão
Các nhà khoa học đề xuất thêm mức thang mới trong phân loại bão bởi nguy cơ xảy ra các siêu bão ngày càng lớn bắt nguồn từ khủng hoảng khí hậu.
Tàu thuyền về bờ tránh bão Hilary tại Acapulco, bang Guerrero, Mexico, ngày 16/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một nghiên cứu mới, các cơn bão đang ngày càng mạnh hơn nên việc phân loại chúng nên được mở rộng để bao gồm cơn bão "cấp 6" từ mức hiện hành gồm cấp 1 đến cấp 5.
Tờ Guardian (Anh) còn dẫn lời các nhà nghiên cứu cho biết, trong thập niên qua, có 5 cơn bão có thể xếp vào cấp độ mới này, bao gồm tất cả cơn bão có sức gió duy trì từ 309km/h trở lên. Nghiên cứu cho thấy những cơn bão lớn như vậy ngày càng có nhiều khả năng xảy ra do sự nóng lên toàn cầu, của đại dương và bầu khí quyển.
Nhà khoa học Michael Wehner tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley ở Mỹ, cho biết tốc độ 309km/h có lẽ còn nhanh hơn hầu hết các siêu xe Ferrari. Ông và một nhà nghiên cứu khác là James Kossin tại Đại học Wisconsin-Madison đã đề xuất về phân loại bão "cấp 6" mới. Nghiên cứu của họ đã xuất hiện trong báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.
Thang đo bão phổ biến hiện nay có tên Saffir-Simpson, được phát triển vào đầu những năm 1970 bởi kỹ sư Herbert Saffir và nhà khí tượng học Robert Simpson, người từng giữ chức giám đốc Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ.
Saffir-Simpson phân loại các cơn bão có tốc độ gió tối đa duy trì từ 119km/h trở lên là bão cấp 1. Cấp 3 trở lên bao gồm các cơn bão lớn có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tính mạng. Mạnh nhất là cấp 5, bao gồm tất cả các cơn bão có tốc độ 252km/h trở lên.
Các cơn bão cấp 5 đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng trong những năm gần đây. Ví dụ như bão Katrina ở New Orleans (Mỹ) năm 2005 và bão Maria tại Puerto Rico năm 2017. Nhưng nghiên cứu mới cho rằng hiện nay đã xuất hiện loại bão thậm chí còn cực đoan hơn đòi hỏi phải có xếp loại riêng. Chúng bao gồm bão Haiyan khiến hơn 6.000 người thiệt mạng ở Philippines năm 2013 và bão Patricia đạt tốc độ tối đa 346km/h khi hình thành gần Mexico năm 2015.
Khủng hoảng khí hậu không làm tăng tổng số cơn bão nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cường độ của các cơn bão lớn đã tăng lên đáng kể trong suốt 4 thập niên qua. Một đại dương siêu nóng đang cung cấp thêm năng lượng để "thêm dầu vào lửa" cho các cơn bão, kèm theo đó là bầu không khí ấm hơn, đầy hơi ẩm.
Trong thời gian qua, nhiều thang đo hiện tượng thời tiết cực đoan đã được điều chỉnh để thích ứng với thay đổi nhanh chóng của thời kỳ hiện đại. Cục khí tượng học Australia đã thêm màu mới là màu tím vào bản đồ thời tiết cho tình trạng nắng nóng dữ dội. Vào tháng 1, chương trình Theo dõi rạn san hô của chính phủ Mỹ đã bổ sung ba loại cảnh báo mới để ghi nhận tình trạng căng thẳng nhiệt ngày càng tăng mà san hô phải gánh chịu.
Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ sớm có phân loại bão cấp 6 chính thức. Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ đã không phản hồi đề nghị bình luận từ báo chí về nghiên cứu mới này.
Biểu tượng của tình đoàn kết sau siêu bão Otis ở Mexico Giữa lúc người dân Mexico đang căng mình khắc phục hậu quả kinh hoàng của siêu bão Otis tràn qua nước này hôm 25/10 khiến 48 người thiệt mạng, phá hủy hàng trăm nghìn ngôi nhà và làm tê liệt hệ thống cơ sở hạ tầng, hình ảnh nữ cảnh sát trẻ ôm một em bé sơ sinh địa phương cho bú đã...