Trên 300 triệu người đã được tiêm vaccine COVID-19 trên toàn cầu
Theo ước tính của hãng tin TASS (Nga) dựa trên các báo cáo truyền thông, chính phủ và chuyên gia, trên 300 triệu người trên toàn thế giới đã được tiêm chủng vaccine ngừa dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Baghdad, Iraq, ngày 7/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cho đến nay, khoảng 301,4 triệu người đã được tiêm chủng, cao hơn 2,5 lần so với số ca mắc COVID-19. Do đó, khoảng 3,8% dân số toàn cầu đã được tiêm phòng.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng 70% dân số toàn cầu nên được tiêm chủng để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Tỷ lệ tiêm chủng đã tăng lên 7,4 triệu lượt tiêm mỗi ngày trong tuần này, so với 4,4 triệu lượt tiêm chủng hàng ngày vào thời điểm cuối tháng 2 vừa qua.
5 quốc gia hàng đầu chiếm tới 50% tổng số cá nhân được tiêm chủng. Trên 90 triệu người đã được tiêm vaccine ở Mỹ, khoảng 52,5 triệu ở Trung Quốc, khoảng 23 triệu ở Vương quốc Anh, khoảng 20,7 triệu ở Ấn Độ và khoảng 10,6 triệu ở Brazil.
Video đang HOT
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: THX/TTXVN
Israel đứng đầu danh sách về tỷ lệ dân số được tiêm chủng (hơn 97%). Seychelles giữ vị trí thứ hai (84,5%) và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đứng thứ ba (65%).
Các nhà sản xuất vaccine gấp rút đổi kế hoạch ứng phó biến thể virus SARS-CoV-2
Virus SARS-CoV-2 đang biến đổi nhanh hơn những gì chúng ta nghĩ và chúng có thể tiếp tục phát triển đến mức tránh né được các loại vaccine hiện hành.
Hình ảnh hiển vi biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh. Ảnh: Sputnik
Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 ngày càng đột biến với tốc độ nhanh chóng và lan rộng ra toàn cầu, hai nhà sản xuất vaccine lớn trên thế giới tuyên bố vaccine ngừa COVID-19 của họ tuy vẫn hiệu quả song khả năng bảo vệ vẫn có phần suy giảm trước một biến thể mới và họ cần xem xét lại kế hoạch nhằm ứng phó với các chủng mới này.
Thông tin trên phản ánh rõ việc các chuyên gia khoa học nhận ra virus SARS-CoV-2 đang biến đổi nhanh hơn những gì chúng ta nghĩ và chúng có thể tiếp tục phát triển đến mức tránh né được các loại vaccine hiện hành.
Theo tờ New York Times, các loại vaccine của hai hãng dược phẩm Moderna và Pfizer-BioNTech được cho là hiệu quả trong việc phòng ngừa biến thể virus SARS-CoV-2 ở Anh và Nam Phi. Tuy nhiên, khi so sánh cụ thể hơn, khả năng bảo vệ của hai loại vaccine trước biến thể tìm thấy ở Nam Phi có phần kém hơn do biến thể này có thể lẩn tránh kháng thể tồn tại trong máu.
Để đảm bảo an toàn, hãng dược phẩm Moderna ngày 25/1 tuyên bố bắt đầu phát triển một phiên bản vaccine mới có thể được sử dụng như một mũi tiêm tăng cường chống lại biến thể virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi.
"Tôi nghĩ đây là một chính sách đảm bảo. Tôi không biết chúng ta có cần dùng đến nó hay không, nhưng tôi hy vọng không", Tiến sĩ Tal Zaks - người phụ trách y tế tại Moderna - trả lời phỏng vấn ngày 25/1.
Moderna thông báo công ty này cũng lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm tiêm thêm liều thứ ba vaccine nguyên bản cho những người đã tiêm trước đó, giúp bảo vệ họ trước các biến thể mới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Rome, Italy, ngày 28/12/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Cùng ngày, Tiến sĩ Ugur Sahin - Giám đốc Điều hành của BioNTech - trong một cuộc phỏng vấn cho hay công ty đang thảo luận với các cơ quan quản lý dược phẩm về những loại thử nghiệm lâm sàng và đánh giá an toàn cần được đáp ứng để cấp phép một phiên bản mới của vaccine Pfizer-BioNTech có mức độ hiệu quả hơn đối phó với biến thể Nam Phi.
Tuy nhiên, ông Sahin khẳng định các nghiên cứu cho thấy mức độ kháng thể giảm trước một biến thể mới không có nghĩa là vaccine kém hiệu quả hơn. Vị chuyên gia lưu ý với vaccine phòng cúm, nồng độ kháng thể giảm 4 lần mới dẫn đến hiệu quả tổng thể kém hơn 10%.
Theo BioNTech, công ty này có thể phát triển một phiên bản vaccine điều chỉnh trong 6 tuần. Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Mỹ hiện chưa đưa ra bình luận về chính sách cấp phép cho vaccine được nâng cấp.
Các nhà khoa học dự đoán virus SARS-CoV-2 sẽ tiến hóa và có thể tạo ra những đột biến mới chống lại vaccine. Tính đến thời điểm hiện tại, số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt mốc 100 triệu người. Giới khoa học nhận định càng nhiều ca nhiễm mới, cơ hội cho virus SARS-CoV-2 đột biến cũng càng lớn hơn. "Càng nhiều người bị nhiễm bệnh, chúng ta càng có nhiều khả năng phát hiện thêm các biến thể mới", Tiến sĩ Michel Nussenzweig, nhà miễn dịch học tại Đại học Rockefeller ở New York, kết luận.
Trong những tháng gần đây, Anh, Nam Phi đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2, kéo theo số ca nhiễm mới tăng nhanh và lây lan ra nhiều nước trên thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh đã lây lan ra 60 nước và vùng lãnh thổ. Biến thể tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 23 nước và vùng lãnh thổ.
Đánh bom tại Iraq: Liên đoàn Arab và Iran lên án mạnh mẽ vụ khủng bố Con số thương vong trong vụ đánh bom liều chết liên hoàn xảy ra ngày 21/1 tại khu chợ ở quảng trường Tayaran, ở trung tâm thủ đô Baghdad tiếp tục tăng. Hiện trường vụ đánh bom kép tại khu chợ trên quảng trường Tayaran ở trung tâm Baghdad, Iraq ngày 21/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ trưởng Y tế Iraq Hassan al-Tamimi cho biết...