Trên 100 triệu người Ấn Độ bỏ tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 2
Một dữ liệu chính thức cho biết trên 100 triệu người Ấn Độ đã không quay lại tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 2, làm dấy lên lo ngại về làn sóng dịch bệnh mới.
Một nhân viên y tế tiêm vaccine một phụ nữ ở làng Milan More, Siliguri, Ấn Độ. Ảnh: Getty Images
Theo trang The Guardian (Anh), ngoài nguy cơ mắc COVID-19, việc trốn tránh tiêm mũi vaccine thứ hai còn đe doạ đến mục tiêu tiêm chủng cho tất cả người trưởng thành của Ấn Độ vào cuối tháng 12 tới.
“Chúng tôi đã chứng kiến sự chủ quan tương tự với những bệnh nhân lao”, Bhavna Dewan, một nhân viên y tế ở Nainital, nói và cho biết những bệnh nhân này được yêu cầu sử dụng thuốc trong vòng 6 tháng, nhưng sau một vài tuần, họ cảm thấy tốt hơn nên đã dừng lại. Bà nói: “Tâm lý tương tự cũng đang xảy ra với vaccine COVID-19. Tôi chắc chắn rằng họ cảm thấy một mũi vaccine là đủ vì số ca mắc COVID-19 đã giảm”.
Video đang HOT
Mansukh Mandaviya, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ, đang thúc giục các bang xử lý vấn đề này. Ông cho biết từ tháng sau, các nhân viên y tế sẽ đến từng nhà để tìm những người trốn tránh vaccine.
Theo đó, có khoảng 103,4 triệu liều đã bị bỏ lỡ, chỉ một tuần sau khi Ấn Độ đạt mốc tiêm chủng 1 tỷ liều vaccine nhờ nỗ lực của các nhân viên y tế. Họ đã phải lội suối băng rừng, vượt qua những con đường ngổn ngang đất đá để đến những ngôi làng xa xôi, hẻo lánh nhất đất nước.
Ấn Độ đã tiêm mũi vaccine đầu tiên cho 725 triệu người, chiếm 77% tổng số dân 944 triệu người trưởng thành của nước này. Trong khi đó, 316 triệu người, tương đương 34% dân số, đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Một số chuyên gia lo ngại việc bỏ mũi thứ hai có thể trở thành một thách thức lớn nếu người dân quá tự mãn với niềm tin rằng điều tồi tệ nhất đã qua đi.
Trong 29 ngày qua, số ca mới hàng ngày ở Ấn Độ đã giảm đáng kể, chỉ còn dưới 30.000 ca/ngày. Trong những ngày gần đây, số ca mắc hàng ngày dao động quanh mức 13.000-15.000 ca, mức thấp nhất trong 8 tháng.
Cuộc sống của người dân đã trở lại gần như bình thường. Mọi người đang tổ chức lễ hội với các cuộc tu tập, giao lưu, mua sắm, và ăn uống đông đúc. Tỷ lệ lây nhiễm mới hàng ngày thấp đã khiến nhiều người Ấn Độ tin rằng làn sóng lây nhiễm thứ 3 khó có khả năng xảy ra. Các chuyên gia cũng nhận định làn sóng thứ ba dường như là một viễn cảnh xa vời.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Satyajit Rath, nhà khoa học tại Viện Miễn dịch học Quốc gia Ấn Độ, cho biết con số 103,4 triệu sẽ trở nên đáng lo ngại nếu nhiều người không bao giờ quay lại tiêm mũi 2 nữa.
“Nếu mọi người trì hoãn tiêm mũi thứ 2 trong một thời gian ngắn, có thể tiêm muộn hơn 1 đến 2 tuần, hay một tháng so với quy định vì họ bận rộn, thì điều đó không đáng báo động. Điều này đơn giản nghĩa là nhiều người trong số 103,4 triệu người này sẽ dần tiêm chủng đầy đủ. Nhưng nếu tỷ lệ người tiêm mũi 2 muộn lớn hơn, thì đó là điều đáng lo ngại”, ông nói.
Thái Lan hối thúc ASEAN, Ấn Độ mở rộng tầm nhìn hợp tác
Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 28/10 nhấn mạnh ở thời điểm quan trọng hướng tới kỷ nguyên hậu COVID-19, ASEAN và Ấn Độ cần hợp tác với nhau với tầm nhìn xa hơn và xây dựng lại một tương lai bền vững và kiên cường cho các thế hệ kế tục.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha phát biểu tại Hội nghị cấp cao các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra theo hình thức trực tuyến, ngày 26/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 18 diễn ra dưới hình thức trực tuyến ngày 28/10, Thủ tướng Prayut cho rằng trong 2 năm qua, cả ASEAN và Ấn Độ đã trải qua một thời gian đầy thử thách để vượt qua tác động to lớn và chưa có tiền lệ của cuộc khủng hoảng COVID-19. Tuy nhiên, dù trải qua nhiều làn sóng COVID-19, hợp tác ASEAN-Ấn Độ vẫn mạnh mẽ khi cả hai bên tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau trong việc giải quyết những thách thức như vậy.
Người đứng đầu Chính phủ Thái Lan đề xuất 3 lĩnh vực hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ, bao gồm thúc đẩy tiếp cận phổ cập, bình đẳng và kịp thời đối với vaccine và thuốc COVID-19, tăng cường kết nối để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ, và thúc đẩy quan hệ đối tác phát triển bền vững để vạch ra lộ trình hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng Prayut nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận với tầm nhìn xa hơn trong việc định hướng tương lai của quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Ấn Độ trong thời kỳ hậu COVID-19, đặc biệt khi hai bên cùng hướng tới kỷ niệm 30 năm quan hệ vào năm tới.
Theo ông Prayut, việc thông qua Tuyên bố chung ASEAN-Ấn Độ về Hợp tác đối với Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) sẽ không chỉ giúp tạo sự bổ sung qua lại về hợp tác theo khuôn khổ AOIP và theo Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ, mà còn hỗ trợ vai trò trung tâm của ASEAN và tạo ra một môi trường tin cậy và tự tin, đóng góp vào sự ổn định và an ninh chung trong khu vực.
Toàn thế giới đã ghi nhận 222,9 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 8/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 222,9 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó 4,6 triệu người không thể qua khỏi do COVID-19 mà virus này gây ra. Số bệnh nhân bình phục hiện đã lên tới 199,49 triệu người. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Châu...