Trẻ sơ sinh nếu không ngủ đủ thì cả mẹ và con sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe
Trẻ thiếu ngủ không đơn giản là chỉ quấy khóc mà sẽ còn nhiều ảnh hưởng về sau nữa, các mẹ rất nên lưu ý.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, ắt hẳn thiếu ngủ là tình trạng chung với các ông bố bà mẹ và ai cũng chỉ mong có thêm vài phút chợp mắt nghỉ ngơi. Trong khi người lớn cần ngủ đủ từ 7 tiếng đến 9 tiếng mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe, trẻ nhỏ còn cần gấp đôi con số đó để phát triển bình thường.
Trên thực tế, trẻ sơ sinh cần từ 16 đến 18 tiếng mỗi ngày để ngủ. Thế nhưng làm thế nào để biết rằng bé đang ngủ đủ hay chưa khi mà các bé ngủ chẳng theo giờ giấc quy luật gì hết. Bác sĩ nhi khoa Yang Yiling, công tác tại Trung tâm nhi khoa Thomson khuyên ba mẹ theo dõi và cộng dồn số giờ bé ngủ trong ngày để có được bức tranh toàn cảnh nhất. Khi nhận thấy bé chưa ngủ đủ giấc, hãy dỗ dành cho trẻ ngủ tiếp hoặc cho bé ngủ giấc sau dài hơn để bù lại.
Thiếu ngủ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kích động
Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé và sinh hoạt của gia đình. Hãy tìm hiểu những tác hại của việc thiếu ngủ đến các bé cũng như biện pháp giúp con dễ ngủ hơn.
1. Bé hay mệt
Em bé có thể mệt bởi vì thiếu ngủ. Điều này có nghĩa là bé mệt đến mức không thể ngủ được và kích động. Đừng để tình hình đến mức này bởi những em bé bị mệt sẽ không thể ngủ được, mà kể cả có ngủ thì cũng thức dậy rất nhanh.
2. Hay quấy
Không ngủ đủ có thể khiến bé quấy khóc bởi vì con không ngủ đủ số giờ cần thiết để nạp năng lượng. Bé sẽ hay quấy, khóc, không thích phản ứng với xung quanh.
3. Ảnh hưởng đến sự phát triển
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Bác sĩ Yang cho hay: “Thói quen ngủ thất thường cũng ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ và do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ”.
4. Dễ béo phì
Một em bé thiếu ngủ có nguy cơ mắc béo phì khi chưa đến 3 tuổi. Bác sĩ Yang giải thích nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thiếu ngủ và béo phì. Nguyên nhân đầu tiên là: “Rối loạn nhịp độ sinh học gây ra thay đổi mức hooc môn trong đó có cortisol, leptin và ghrelin – những hooc môn có nhiệm vụ điều tiết năng lượng. Sự mất cân bằng làm tăng năng lượng nạp vào so với lượng năng lượng tiêu hao”.
Video đang HOT
Bác sĩ cho biết thêm, thiếu ngủ cũng được chứng minh là có liên quan đến tăng tình trạng gật gù, không ưa hoạt động và ăn đồ giàu calo ở trẻ.
Nhịp độ sinh học là chu kì sinh học điều tiết thời gian thức và ngủ trong ngày.
5. Nguy cơ sức khỏe lâu dài
Thiếu ngủ còn làm tăng nguy cơ trẻ mắc phải các bệnh mãn tính. Bác sĩ Yang cho biết: “Tỉ lệ béo phì và lượng mỡ cao, đặc biệt là mỡ bụng có liên quan đến các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường”.
Khi con không ngủ đủ thì ba mẹ cũng phải thức để trông con, do vậy dễ mệt mỏi và áp lực. Nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ khiến tình trạng trầm cảm sau sinh ở các mẹ trầm trọng hơn.
Hệ quả của việc bé thức liên tục đáng sợ như vậy. Vậy thì làm thế nào để giúp con ngủ đủ giấc?
Tập cho con thói quen trước giờ ngủ
Tuân thủ thói quen trước giờ ngủ nhất định giúp con ngủ đủ giấc mỗi ngày. Thói quen trước giờ ngủ sẽ giúp con nhanh ngủ hơn, vì các con biết được mình sắp nghỉ ngơi để ngủ. Bác sĩ Yang khuyên rằng: “Cố gắng thực hiện thói quen trước giờ ngủ càng thường xuyên càng tốt, và sắp xếp các hoạt động gia đình trước giờ đi ngủ đó”.
Cho bé tắm nước ấm
Tắm nước ấm giúp các bé nhanh ngủ hơn đấy các mẹ ạ
Bạn có biết rằng tắm nước ấm giúp con dễ ngủ hơn? Tắm nước ấm giúp bé dễ ngủ là vì nhiệt độ cơ thể hạ xuống dần dần sau khi tắm nước ấm. Đồng thời tắm cho con cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể chơi với con, nghĩa là con đã giải tỏa bớt năng lượng rồi!
Tạo ra môi trường thoải mái nhất
Bé nằm ở đâu cũng ảnh hưởng đến việc bé ngủ nhanh hay chậm. Bác sĩ Yang gợi ý môi trường thoải mái là căn phòng tối,yên tĩnh và nhiệt độ mát mẻ. Bạn có thể bật nhạc nhẹ nhàng hoặc tiếng ồn trắng (âm thanh với các tần số khác nhau).
Nguồn: Smartparent
10 dấu hiệu cho thấy mẹ đã cho bé sơ sinh ăn nhiều hơn cần thiết
Các bà mẹ luôn lo lắng bé sơ sinh ăn ít sẽ ảnh hưởng tới phát triển. Điều này dẫn tới việc các mẹ sẽ cho con ăn nhiều hơn cần thiết.
Chăm sóc trẻ sơ sinh luôn là cả vấn đề với những bà mẹ giàu kinh nghiệm và đặc biệt là những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Giấc ngủ và cữ ăn của bé luôn khiến các bà mẹ bối rối. Việc cho bé ăn quá nhiều là khá phổ biến, vì các bà mẹ luôn lo sợ con bị thiếu bữa và không đảm bảo phát triển. Song thực tế, việc cho bé sơ sinh ăn quá nhiều đôi khi lại phản tác dụng, nhất là với những bé nuôi bằng sữa ngoài. Bé sẽ có những biểu hiện sau cho thấy tình trạng ăn quá nhiều so với nhu cầu cần thiết.
Tăng cân: Nhiều bậc cha mẹ thường rất tự hào khi con mình trông mũm mĩm hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác. Tuy nhiên, liệu các bậc phụ huynh có bao giờ tự hỏi con mình có đang bị béo phì? Trẻ sơ sinh không ngừng phát triển và cần sự tăng trưởng trung bình nhất định để đạt được các mức phát triển hàng tháng. Tuy nhiên, với những bé sơ sinh được nuôi cả bằng sữa mẹ và sữa ngoài, khi được cho ăn quá nhiều cơ thể bé sẽ không tiếp nhận được cùng lúc quá nhiều lượng calo và điều này có thể khiến bé bị giảm cân sau đó.
Chất thải nặng mùi: Điều này là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy bé của bạn đang ăn quá nhiều và thừa chất.
Bụng chướng gây quấy khóc: Ruột của bé sơ sinh bị quá tải vì sữa sẽ sản sinh khí dư thừa. Khi đó, bé sơ sinh không thể tiêu hóa hết lượng sữa mẹ cộng với sữa công thức. Khí dư thừa sẽ khiến bé bị đau bụng và quấy khóc liên tục.
Trớ hay trào ngược: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược hay trớ ở trẻ sơ sinh sau ăn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu bạn đã có trẻ ăn quá nhiều. Việc bị trớ có thể là do bé đang bị "quá tải" sau mỗi bữa ăn.
Bé từ chối bình sữa ưa thích: Bé sẽ bỏ bình sữa khi đã cảm thấy no. Đây là điều các bậc phụ huynh nên lưu ý và "tôn trọng" quyết định của bé.
Tã của bé luôn ướt: Có một quy tắc để kiểm tra bé của bạn có được cho ăn đúng cách hay không, đó là kiểm tra tã của bé. Với bé sơ sinh hơn 6 tuần tuổi, tã hay bỉm thường được thay 4-5 lần/ngày. Tuy nhiên, quy tắc này sẽ thay đổi cùng với thời gian bé lớn lên. Nếu bạn thấy tã hay bỉm của bé luôn ướt và phải thay liên tục thì bạn nên tham vấn các bác sĩ liệu bé có đang ăn quá nhiều hay không.
Bé ợ hơi quá nhiều: Chúng ta luôn biết rằng bé sơ sinh cần "một cái ợ hơi lớn" sau khi ăn. Nếu bạn thấy rằng bé của mình ợ nhiều hơn bình thường, cùng với các dấu hiệu nêu trên thì rất có thể bé của bạn thực sự bị "quá tải". Nếu bé của bạn ợ hơi ngay cả trước khi bạn vỗ lưng, thì có khả năng bé đang được cho ăn nhiều hơn mức cần thiết.
Ngủ không ngon giấc: Bé sơ sinh sẽ có một giấc ngủ không thoải mái và bị gián đoạn nếu luôn phải đi tiểu tiện. Ăn một lượng sữa quá nhiều sẽ khiến bé liên tục tiểu tiện. Điều này khiến bé khó ngủ và nó thậm chí hình thành thói quen gắt ngủ. Và nguyên nhân chính là do bé được cho ăn quá mức.
Cơ thể nặng nề thiếu linh hoạt: Đây là điều hoàn toàn tự nhiên, với người lớn, chúng ta luôn cảm thấy cồng kềnh quá tải khi ăn quá nhiều. Với trẻ sơ sinh cũng vậy, dạ dày no căng cũng sẽ gây khó chịu và thậm chí là đau nếu ăn quá mức. Khi bé bị trớ vì ăn no thì cảm giác của bé còn khó chịu hơn nhiều.
Dạ dày kích ứng: Đây là triệu chứng phổ biến khi bé được cho ăn no quá mức. Bé cũng sẽ gặp những triệu chứng như co thắt dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi... Những cơn đau dữ dội sẽ khiến bé quấy khóc không ngừng./.
Hoàng Lê/VOV.VN
Theo Boldsky
Có phải bị thoát vị rốn? Bé nhà tôi mới sinh được 2 tuần tuổi. Mỗi lần bé khóc, tôi thấy rốn bé lại lồi ra. Nhiều người nói bé có thể bị thoát vị rốn. Xin hỏi bác sĩ có đúng như vậy không và nếu bị bệnh này có nguy hiểm gì không? Cảm ơn bác sĩ! Trần Thị Lan (Hà Nội) Thoát vị rốn thường khỏi...