Trẻ sơ sinh bị bỏng sau khi nữ hộ sinh tắm?
Vào khoảng 10 giờ 30 phút sáng 15-6 tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, bé trai mới sinh được 3 ngày của sản phụ Lê Thị Kim Oanh ngụ phường Nghĩa Lộ ( TP Quảng Ngãi) khóc quấy sau khi được đem đi tắm. Phần lưng và mông bé sưng đỏ…
Chị Oanh cho biết thấy con khóc quấy quá, chị và người nhà liền kiểm tra phát hiện phần lưng và mông của cháu có dấu hiệu bỏng rát, ửng đỏ. “Tôi nghĩ nữ hộ sinh Phượng đã tắm nước quá nóng cho con tôi nên cơ thể cháu mới xuất hiện những vết ửng đỏ như vậy. Khi được hỏi nữ hộ sinh Nguyễn Thị Phượng (người vừa tắm cho bé) không nói gì đã quay lưng bỏ đi”chị Oanh bức xúc nói.
Theo nữ hộ sinh Phượng cho biết: trước đó, tôi đến tắm cho trẻ tại phòng 7, khu hậu phẫu yêu cầu thuộc Khoa sản. Người nhà yêu cầu tắm cho bé bằng nước chè xanh. “Nước chè lúc đó khá nóng nên tôi đã pha nước cho nguội hơn. Sau khi tắm xong, tôi thấy cơ thể bé bình thường nên đã mặc lại áo quần cho bé và giao cho người nhà”.
Mình cháu bé sau khi được nữ hộ sinh tắm
Video đang HOT
Nữ hộ sinh Phượng thừa nhận việc to tiếng với người nhà cháu bé. “Tuy nhiên đó chỉ là nhắc nhở việc người nhà không nên cho bé bú sữa bằng bình nhựa trái quy định. Còn việc tôi không trả lời người nhà vì lúc đó họ có thái độ rất hùng hổ nên tôi quyết định đi báo để cấp trên giải quyết. Tôi khẳng định, vết ửng đỏ của bé không phải do tôi tắm cho bé bằng nước quá nóng” – bà Phượng nói.
Khi người nhà yêu cầu bác sĩ khám thì kết luận ban đầu là cháu bị bỏng độ 1, không rõ vì nguyên nhân gì. Ngay sau đó, bác sĩ lại kết luận: Bé chỉ bị viêm da thông thường (?).
Ông Hoàng Trọng Quang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cho biết: Qua xem xét, nhận thấy đây chỉ là viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Do sự việc xảy ra ở thời điểm “nhạy cảm” về các vấn đề tai biến sản khoa nên người nhà đã có thái độ quá nghiêm trọng. “Bệnh viện sẽ điều tra làm rõ để làm yên lòng người nhà bệnh nhân”- ông Quang hứa.
Theo vietbao
Kinh hoàng sán nhái chui vào phổi
Trước đây, Việt Nam chỉ ghi nhận bệnh nhân bị sán nhái ký sinh ở mắt nhưng hiện tại đã ghi nhận hai bệnh nhân bị sán nhái chui vào phổi và thành bụng mà không rõ nguyên nhân.
Trường hợp đầu tiên là một bệnh nhi 26 tháng tuổi ở Bắc Giang. Bệnh nhi bị sốt cao, khó thở, nhập Bệnh viện Nhi T.Ư trong tình trạng tràn dịch màng phổi. Bệnh nhi được điều trị tích cực nhưng bệnh không thuyên giảm, ngày càng nặng mà không rõ nguyên nhân. Kết quả chiếu chụp cho thấy, có dị vật bên trong phổi. Dù không xác định được nguyên nhân nhưng để cứu sống bệnh nhân, bác sĩ tiến hành phẫu thuật và bất ngờ bắt được một ấu trùng sán nhái dài 42cm, rộng 0,8cm. Xét nghiệm đó là loài sán nhái Spirometra erinacei.
Ấu trùng sán nhái trong màng phổi trẻ em 26 tháng.
Ấu trùng sán nhái thu thập từ khối u thành bụng bệnh nhân 70 tuổi.
Trường hợp thứ hai là bệnh nhân 70 tuổi ở Hà Nội. Bệnh nhân đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y vì xuất huyết dạ dày. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ thấy bệnh nhân có một khối u ở thành bụng nên kết hợp lấy ngay. Mọi người hết sức ngạc nhiên vì bên trong khối u là một ấu trùng sán nhái dài 20cm, rộng 0,6cm, màu trắng sữa. Bệnh nhân cho biết, cách đó ít lâu, bệnh nhân thấy ở thành bụng cảm giác như con gì bò, nhìn thấy một khối sưng không đau nhưng chưa đi khám.
PGS.TS Nguyễn Văn Đề, Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, sán nhái trưởng thành Spirometra erinacei thường ký sinh ở ruột chó, mèo, hiếm khi ở người. Cách ấu trùng sán nhái xâm nhập vào người là do: Sán trưởng thành có kích thước 60cm x 0,5 0,6cm ký sinh ở ruột non chó, mèo. Trứng được thải ra môi trường, xuống nước nở ra ấu trùng lông xâm nhập giáp xác, ếch nhái ăn phải, ấu trùng ký sinh ở cơ, được gọi là sán nhái. Người bị nhiễm ấu trùng sán nhái khi ăn phải ấu trùng từ động vật hay giáp xác hoặc đắp ếch nhái lên mắt để chữa bệnh (ấu trùng sẽ rời cơ ếch để chui vào giác mạc mắt, ký sinh và gây bệnh). Cũng có trường hợp ăn ếch nhái có ấu trùng chưa được nấu chín, do có ái tính với giác mạc, ấu trùng sán di chuyển đến ký sinh ở giác mạc mắt. Tuy vậy, ấu trùng sán nhái có thể di chuyển đến một số vị trí khác trên cơ thể người để ký sinh và gây bệnh nguy hiểm cho người.
Theo các chuyên gia, nếu phát hiện bệnh sán nhái, uống đúng loại thuốc trị sán nhái sẽ có tác dụng. Để phòng bệnh ấu trùng sán nhái cũng như phòng bệnh các ký sinh trùng truyền qua thức ăn, cần thực hiện ăn chín uống sôi, dao thớt, dụng cụ chế biến thức ăn sống cần được vệ sinh tốt và không dùng chung với thức ăn chín.
Theo vietbao
Điều hòa sau sinh mổ Với những chị em đã qua sinh nở bằng việc phẫu thuật lấy thai, thì cần hết sức cẩn trọng nếu sau đó có thực hiện điều hòa kinh nguyệt. Sinh mổ làm thay đổi cấu trúc tử cung Trong những năm gần đây, tỷ lệ các thai phụ chọn phương pháp sinh mổ ngày càng gia tăng. Phần lớn những thai phụ...