Trẻ nhập viện dồn dập vì nắng nóng, bệnh viện nhi ở Sài Gòn đông nghẹt
Tại TP.HCM, những ngày gần đây, số lượng trẻ em đến khám và nhập viện do các bệnh mùa nắng nóng tiếp tục tăng mạnh khiến bệnh viện luôn trong trạng thái đông nghẹt.
Thời tiết tại Sài Gòn đang bước vào giai đoạn nắng nóng cao điểm, trung bình từ 35-37 độ C, chỉ số tia cực tím dao động mức nguy hiểm. Đây cũng là thời điểm giao mùa khiến nhiều người đổ bệnh, đặc biệt là trẻ em.
Theo bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, mỗi ngày, khoa này tiếp nhận hơn 5.000 bệnh nhi đến khám, hơn 200 trẻ chỉ định nhập viện. Dự kiến, số lượt trẻ đến khám và điều trị sẽ còn tăng cao trong thời gian tới.
Bé T.H.Q. (3 tuổi) là một trong số những bệnh nhi đang được mẹ đưa đến khám bệnh tại viện. Theo chia sẻ của gia đình, ban đầu bé Q. có biểu hiện sốt, đến ngày thứ hai chưa hạ, tay chân nóng ran kèm theo hiện tượng co giật. Sốt ruột, gia đình đưa bé từ Khánh Hòa vào TP.HCM để khám bệnh. Chị H.Y. (27 tuổi, mẹ bé Q.) cho biết, thời tiết nắng nóng khiến cháu luôn quấy khóc, bức bối. Dù đã nghe cảnh báo nhiều về nhiệt độ tại Sài Gòn, nhưng khi đưa con vào khám bệnh, chị Y. mới cảm nhận được rõ thời tiết khó chịu tại đây.
Còn bé Đ.M.N. (10 tháng tuổi) vừa được chuyển lên phòng khám Nội tổng quát – Hô hấp với biểu hiện nóng sốt. Chị P.T.T.H., 25 tuổi, mẹ bé N., chia sẻ biểu hiện này của bé đã xảy ra cách đây hơn một tháng, nhưng khi đưa đến khám bệnh tại bệnh viện địa phương không thấy tiến triển.
Nắng nóng kéo dài khiến bé quấy khóc liên tục, sợ tình trạng bé chuyển nặng, sáng nay, chị H. bắt vội chuyến xe sớm nhất từ Sa Đéc đến Bệnh viện Nhi đồng 1 để khám bệnh cho bé. Chị H. cho biết gia đình chị đã có mặt tại Sài Gòn từ 8h sáng, tuy nhiên, do lượng bệnh nhi đến khám quá đông nên gần 11h bé N. mới đến lượt khám. Điều dưỡng Hoàng Lê Minh Thủy, phòng khám Nội tổng quát – Hô hấp cho biết, những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám và nhập viện tại bệnh viện liên tục tăng cao. Riêng tại khoa Nội tổng quát – Hô hấp, chị Thủy cho biết khoa tiếp nhận trên 70 lượt khám mỗi ngày. Trong đó, số lượng trẻ bệnh nặng cũng tăng đáng kể.
Video đang HOT
Bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết nắng nóng chính là một trong những yếu tố tác động, khiến số lượng trẻ nhập viện tăng ồ ạt.
Dưới tác động của nắng nóng và tia cực tím, sức đề kháng của trẻ giảm. Trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản (chiếm hơn 20%) và các bệnh tiêu hóa (chiếm 10%). Dự báo trong thời gian tới, số lượng bệnh nhi nhập viện sẽ tiếp tục tăng.
Bác sĩ Hoàng còn cho biết thêm số lượng trẻ mắc sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng cũng có xu hướng tăng. Thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, từ đầu năm đến nay trên địa bàn có 2.168 trẻ mắc tay chân miệng, trong đó có 450 bé phải nhập viện điều trị, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những ngày qua, chỉ số tia cực tím tại TP.HCM vẫn đang ở mức cao, gây nguy cơ bỏng da, tổn thương mắt và nhiều bệnh lý khác.
Nhiều trẻ rơi vào tình trạng sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột, chạy từ ngoài trời vào phòng máy lạnh hoặc xuống hồ bơi ngay, tắm ngay khi vừa mới đi ra ngoài về nhà, ngâm mình lâu trong bể bơi.
Từ 10h đến 14h, phụ huynh cần tránh đưa trẻ ra ngoài nắng, nên cho bé uống nhiều nước, bổ sung điện giải để tránh suy kiệt và bị bệnh. Ngoài ra, phụ huynh cần tăng cường các loại nước trái cây, rau củ, bổ sung vitamin cho trẻ, bảo quản thực phẩm cẩn thận, tránh bị ôi thiu. Bác sĩ Hoàng cảnh báo phụ huynh không nên chủ quan các biểu hiện của trẻ như ho, sốt, sổ mũi, nếu để kéo dài không điều trị có thể khiến bệnh tình nặng hơn.
Theo Zing
Mùa nắng nóng, coi chừng những bệnh nguy hiểm với mắt
Mắt không chỉ đối mặt với những nguy hại do tia cực tím gây ra mà còn dễ bị các loại vi rút gây bệnh tấn công. Bác sĩ cảnh báo dịch đau mắt đỏ và những loại bệnh liên quan khác thường bùng phát trong giai đoạn nắng nóng, cộng đồng chú ý phòng tránh.
Tranh thủ giờ tan học của con sau mỗi buổi chiều, anh Nguyễn Văn T. (35 tuổi, ngụ tại quận 8, TPHCM) đón con rồi đưa đi bơi để giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng. Sau hơn 1 tuần thường xuyên bơi vào mỗi buổi chiều, cả 2 bố con anh đều có biểu hiện ngứa rát, đỏ mắt, chảy nước mắt sống, đổ gèn. Sau khi đi thăm khám, bác sĩ xác định cả hai bố con đều bị viêm kết mạc mắt.
Mắt dễ bị tổn thương, nhiễm bệnh trong thời tiết cực đoan
Tia cực tím gây tổn thương thị lực
Theo BS Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khám, Bệnh viện Nhi Đồng 1, thời điểm nắng nóng là một trong những tác nhân gây ra nhiều bệnh lý ở trẻ, trong đó có bệnh về mắt. Nếu bị ánh nắng tác động trực tiếp, thị lực của trẻ có thể bị tia cực tím gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng như tổn thương võng mạc tổn thương trên nếu không được phát hiện, điều trị sớm sẽ dẫn tới đục thủy tinh thể.
Viêm kết mạc do bơi lội ở nước bẩn
Để giải nhiệt trong mùa nắng nóng, bơi lội là hình thức được rất nhiều phụ huynh và con trẻ lựa chọn. Hình thức trên vừa để tắm mát cơ thể nhưng đồng thời cũng giúp trẻ có thời gian tập bơi hoặc hoàn thiện kỹ năng bơi lội. Ở thành thị, nhu cầu của người dân rất lớn nhưng khả năng đáp ứng của các hồ bơi công cộng có giới hạn nên thời điểm nắng nóng thường xảy ra "quá tải". Ở các vùng thôn quê, sông suối, ao hồ trở thành những "bãi tắm" lý tưởng cho trẻ em.
Trẻ ở vùng nông thôn tắm sông suối nguồn nước thường bị ô nhiễm
Nhưng mầm bệnh luôn tồn tại ở nguồn nước tự nhiên không được xử lý, ngay cả những bể bơi ở đô thị cũng bị nhiễm bẩn. Theo BS Hồ Quốc Thái, khoa Mắt, Bệnh viện Quận 11, nguồn nước ô nhiễm không chỉ gây các bệnh thông thường về mắt mà con tăng cơ hội lây nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn, nguy cơ bùng phát dịch đau mắt đỏ, lây lan nhanh trong thời điểm giao mùa xuân - hè. Bệnh thường có các biểu hiện: sốt nhẹ, ho, đau họng, nổi hạch, đỏ mắt, ra ghèn, cộm rát, nhìn mờ.
Dị ứng mắt
Nhiệt độ cao trong mùa hè kèm theo bụi bặm sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng mắt do mắt phải tiếp xúc với ánh mặt trời và bụi nhiều hơn. Tình trạng dị ứng có thể gây ngứa, đỏ mắt kèm theo cảm giác nóng rát. Bệnh dị ứng ở mắt phổ biến nhất là viêm kết mạc dị ứng và viêm giác mạc.
Các triệu chứng chủ yếu của viêm kết mạc dị ứng là ngứa mắt, chảy nước mắt, tăng tiết ghèn mắt có màu trong dai dính, lỏng như nước cháo, đôi khi đặc quánh. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn sẽ gây thì phù nề, co quắp mi, sợ ánh sáng. Những bệnh nhân bị viêm giác mạc thường do dị ứng với các yếu tố nội sinh như: viêm giác mạc kẽ do dị ứng độc tố vi khuẩn lao - xoắn khuẩn giang mai, viêm giác mạc dạng nốt do dị ứng liên cầu, viêm giác mạc sau nhiễm virus herpes, thủy đậu, zona...
Hội chứng khô mắt
Cơ thể bị mất nước nhanh trong thời tiết nắng nóng kết hợp với môi trường ô nhiễm khói bụi nghiêm trọng hơn sẽ khiến nhiều người bị hội chứng khô mắt. Đây là tình trạng các tuyến lệ quanh mi mắt tiết không đủ nước để làm ướt mắt. Đặc biệt, nhóm những người thường xuyên phải làm việc với máy tính hoặc những người "nghiện" điện thoại, mắt phải điều tiết liên tục sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy hội chứng này không gây ra những nguy hiểm cho thị lực nhưng sẽ khiến mắt mệt mỏi, đỏ, rát ảnh hưởng đến hiệu quả trong công việc.
Ở thành thị cũng dễ bị các bệnh lý về mắt do vi khuẩn vi rút ở các bể bơi công cộng không đảm bảo
Bảo vệ thị lực trong thời tiết cực đoan
Để chủ động bảo vệ thị lực, tránh các bệnh lý về mắt trong giai đoạn thời tiết cực đoan, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng hạn chế đi ngoài đường trong thời tiết nắng nóng; cần chủ động mang kính, nón rộng vành nếu bất đắc dĩ phải ra đường; sử dụng các dung dịch bảo vệ mắt; ăn nhiều rau xanh, trái cây, gan, gấc, các loại hạt vừa tăng đề kháng cho cơ thể đồng thời cũng tăng các chất cần thiết cho thị lực; không bơi lội ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh; những người làm việc liên tục trên máy tính, xem nhiều điện thoại cần nhắm mắt 30 giây trong mỗi giờ để mắt được thư giản.
Khi chẳng may có các biểu hiện như: mắt nhìn mờ, chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng, cộm rát mắt, trong mắt cảm giác như có hạt sạn... người bệnh cần đến gặp các bác sĩ nhãn khoa để được khám và chẩn đoán đúng bệnh.
Theo Dân Trí
Sài Gòn nắng nóng, gần 11.000 trẻ em vào viện mỗi ngày Theo các bác sĩ, cơ thể trẻ nhỏ thường rất yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng và tia cực tím. Chiều 29/3, bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết những ngày qua, bệnh viện tiếp nhận bình quân khoảng 5.000 đến 5.500 bệnh nhi khám bệnh và hơn 200 bệnh nhi...