Trẻ ngày càng biếng ăn dù cha mẹ học đủ kiểu nuôi con trên mạng
Trẻ biếng ăn là tình trạng khá phổ biến hiện nay, nhất là các bé trong khoảng từ 1 đến 6 tuổi. Theo thống kê nước ta có khoảng 45,9 – 57,7% trẻ biếng ăn đa phần đến từ thói quen của cha mẹ.
Kế hoạch chăm con sụp đổ
Sưu tập cả bộ công thức cách chế biến các món ăn để con ăn thun thút nhưng chị Đỗ Thị Xuân (26 tuổi, Hải Phòng) lại ngậm ngùi vì các món chị làm con đều không ăn.
Chị Xuân kể từ khi mang bầu chị đã lên mạng tìm hiểu về cách chăm con. Chị thích nuôi con theo kiểu Tây để bé phát triển tốt. Tuy nhiên, kế hoạch của chị sụp đổ hoàn toàn vì cuộc sống sau sinh của chị không như những gì đọc trên sách. Em bé nhà chị hay khóc quấy và không chịu nằm ngủ. Bé sẽ ngủ ngoan nếu được bố mẹ hoặc ông bà bế ẵm.
Suốt những ngày ở cữ, chị Xuân lại lên mạng tìm các cách cho con ăn dặm. Chị chọn phương pháp cho con ăn chỉ huy vì muốn con ăn ngon thoải mái nhưng bé không hợp tác. Vậy là bà mẹ bị phá hủy kế hoạch lần hai.
Để con có bữa ăn đủ chất, chị Xuân đành học các cách truyền thống là nấu bột, cháo ngon kết hợp các loại thịt cá, rau củ. Tuy nhiên, bao nỗ lực bột cháo của bà mẹ đều đổ bể vì bé kiên quyết không ăn.
Gia đình chị thường xuyên tái diễn cảnh mẹ đút cháo con nhổ phì phì, mẹ nấu cháo xong rồi lại ăn hoặc ngán quá thì đổ đi rồi thu dọn xoong nồi, máy xay đủ kiểu. Đến nay, con chị gần 2 tuổi vẫn lười ăn, chỉ thích bú sữa mẹ.
Khi đi khám dinh dưỡng cho con, chị Xuân được bác sĩ hướng dẫn cách cho ăn, cách bỏ đói và đặc biệt không cho bé ngậm ti mẹ bất cứ lúc nào bé muốn.
PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết mình gặp rất nhiều bà mẹ than thở con biếng ăn.
Theo bác sĩ Việt Hà, biếng ăn và chậm lớn là một trong những vấn đề trong nhi khoa, tỉ lệ trẻ biếng ăn, chậm lớn khá nhiều có yếu tố bệnh lý (bệnh cấp tính, mạn tính…). Biếng ăn do cách thức cho ăn của bố mẹ làm bé sợ ăn không muống ăn là biếng ăn tâm lý. Thứ ba là trẻ không ăn đủ lượng thức ăn như kỳ vọng của cha mẹ.
Ăn uống là bản năng của con người. Tuy là bản năng nhưng với bé cũng cần huấn luyện, dưới 6 tháng tuổi thì ăn sữa mẹ, trên 6 tháng thì tập ăn bổ sung. Xây dựng cho trẻ ăn uống lành mạnh thì trẻ ăn đa dạng sẽ phát triển bình thường. Nhiều trẻ có bệnh lý tiềm ẩn cũng gây biếng ăn, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để xem xét can thiệp bệnh rồi đến can thiệp dinh dưỡng.
Nhiều thói quen của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn (ảnh minh họa)
Trong khi đó PGS.TS Lê Bạch Mai – nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ biếng ăn do bệnh lý rất ít, đa số trẻ biếng ăn theo thói quen của người lớn.
Ví dụ, PGS.TS Lê Bạch Mai gặp rất nhiều trẻ biếng ăn do cách thức cho ăn của phụ huynh. Nhiều bố mẹ tìm kiếm các cách thức trên mạng như ăn chỉ huy (trẻ chọn thức ăn phù hợp). Phương pháp này thực ra trẻ chọn thức ăn phù hợp nhai, cầm nắm… Đó là trẻ tập kỹ năng vận động chứ không phải trẻ hiểu cơ thể cần thức ăn nào để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Sau cách cho ăn là thói quen cho trẻ ăn uống không hợp lý. Nếu trẻ mới bắt đầu ăn dặm đã tăng lên hai bữa ăn trên ngày là nhanh quá, trẻ chưa tiêu hoá kịp. Nhiều mẹ cho con bú sữa xong lại ăn dặm ngay làm cho trẻ không ăn được nên cha mẹ nghĩ trẻ biếng ăn.
Cách trị biếng ăn
Video đang HOT
Để cải thiện tình trạng biếng ăn cho bé, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà cho biết với nhóm bé biếng ăn do bệnh lý thì phải điều bệnh nền song song với đó là xây dựng khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ giúp hồi phục cơ thể, thức ăn dễ tiêu hóa.
Còn với nhóm biếng ăn do sai lầm chế độ nuôi dưỡng trẻ thì căn cứ vào khẩu phần ăn bác sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ tỉ lệ các chất dinh dưỡng như thế nào phù hợp độ tuổi. Tùy độ tuổi mà bổ sung canxi, sắt, yếu tố vi lượng khác… Trẻ biếng ăn liên quan đến thói quen cho ăn uống sai của cha mẹ thì đây là nhóm rất khó khăn để thay đổi.
Nhóm thứ 3 là việc cha mẹ kỳ vọng trẻ ăn nhiều thì cần chỉ ra cho cha mẹ biết là em bé đã đạt được ngưỡng đó chưa để chấp nhận điều kiện của con, hài lòng cân nặng và chất dinh dưỡng.
Bữa ăn cho trẻ cần đa dạng thực phẩm.
Ngoài ra, cha mẹ cần cung cấp đủ chất béo để trẻ phát triển não bộ. Không chỉ đủ lượng chất béo mà còn chú ý đến chất lượng chất béo (Omega-6, Omega3). Chế biến món ăn phù hợp khả năng nhai của trẻ để trẻ thấy hấp dẫn với món ăn.
Bữa ăn cần đa dạng thực phẩm, không cho trẻ ăn đơn thuần vì không có thực phẩm đơn thuần nào cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Bố mẹ phải hiểu nhu cầu ăn của trẻ để không vô tình đưa trẻ đến tình trạng biếng ăn.
Tâm sự của bà mẹ có con bị biếng ăn tâm lý nghiêm trọng và giải pháp chữa trị 'có 1 không 2' thành công sau 1 tuần
Từng trầm cảm, khốn đốn vì con biếng ăn tâm lý nhưng khi tìm hiểu ra mấu chốt vấn đề, chị Quỳnh Anh (sinh năm 1987, sống tại Mỹ) đã từng bước giúp con trở thành em bé tự giác ăn uống ngon miệng, hiệu quả.
Chị Quỳnh Anh (hiện đang là Admin của nhóm Biếng ăn tâm lý ở trẻ em) chia sẻ, phương pháp trị khỏi biếng ăn sinh lý cho con thì nhiều. Nhưng hiếm có trường hợp nào, con lại biếng ăn tâm lý nghiệm trọng cũng như người làm mẹ phải trải qua nhiều thách thức, khó khăn như chị. Do đó giải pháp chị đưa ra, cũng có điểm khá đặc biệt và độc đáo.
Khi sinh ra bé Lu năng 3.4kg, luc ơ bênh viên va trong 6 tuân đâu ở nhà be vân ăn uông binh thương. Me giư chê đô ăn theo giơ, đung giơ goi be dây (kê ca ban đêm khi be đang ngu) va băt be ăn đung sô lương sưa bac si khuyên be phai ăn. 1 ngay be bi băt ăn khoang 1lít sưa. Đôi khi be ăn gân hêt chi con 1 it, cung se bi ep phai ăn hêt đê be nhanh chong tăng cân.
Chị Quỳnh Anh và bé Lu (Ảnh: NVCC)
6 Tuân tuôi
Băt đâu khoang 6 tuân, be co dâu hiêu bo ăn, quây khoc khi đut binh măc du lân ăn trươc đa cach 3 tiêng. "Minh nghi co khi be ken binh, nên đôi sang binh khác. Nhưng tình hình không khả quan hơn. Thậm chí, minh phai quân tay be lai đê be không giay ra va giư num trong miêng be. Nhưng cứ ăn được ít, 2- 3 hôm con lai bo ăn.
Be gây đi, đến viện xét nghiệm phân mới biêt con di ưng sưa me, nên phai cho ăn sữa công thức. Sau khi ăn sưa ngoai be tăng cân, nhưng môi lân đên bưa ăn me va ba rât mêt moi, lượng ăn cũng không hề tốt hơn" , mẹ bé Lu chia sẻ.
3 thang tuôi
Chị Quỳnh Anh đưa con vào viện 2 hôm, được bác sĩ chẩn đoán con bi chưng ợ nóng. Thời gian nằm viện, co loai binh vơi num cao su dung 1 lân, chị đã thư va be chiu ăn binh. Lúc đó chị nghĩ do đau hong nên biêng ăn. Nhưng vê nha 1 thơi gian va dung binh cua bệnh viện co num cao su, co thuôc, be vẫn bo ăn, quây khoc.
Bà mẹ trẻ cho con bú bình nhưng tình hình vẫn không khả quan (Ảnh: NVCC)
4 thang tuôi
Luc nay ba không ơ chăm be nưa, 2 vợ chồng chị thay nhau chăm, co luc chị cho be ngâm ti gia, đơi be mut rôi thay băng binh thi be ăn đươc 1-2 lân, thậm chí có người mách chị cho bé vừa ăn vừa ngủ, nhưng hậu quả là việc ăn uống của con đảo lộn hết, vẫn khiến gia đình chị đau đầu, trầm cảm.
5 thang tuôi
Tình hình nghiêm trọng hơn, khi bé gần như hoàn toàn bỏ ăn. Vao bệnh viện bác sĩ yêu câu nhet ông sưa qua mui vao bao tư be, đê bơm trưc tiêp sưa vao bung.
Bà mẹ trẻ tâm sự: "Viêc ăn uông cua be keo dai tư khoang gân 6 thang tuôi đên 11 thang tuôi. Bác sĩ chỉ định cho bé ăn 120ml sữa 4h 1 lần. Thơi gian khoang 9 thang be băt đâu nôn ói, sau khoang 60 ml- 90ml sưa đươc bơm vao. Con không tăng cân thậm chí sụt cân.
Sau khi tư viên vê, minh va chông tim hiêu thông tin trên mang. Vì chính bác sĩ cũng không tìm ra bệnh. Khi đó, chông minh tim đươc 1 bai viêt vê môt me khac co con vơi nhưng dâu hiêu y hêt be Lu. Hoá ra, bé không co bênh gi vê măt cơ thê, sưc khoe mà là bênh tâm ly. Vi ba va me khi chăm, thây be tăng cân châm nên ep be ăn cho băng hêt khiên be kho chiu.
Môi lân bi ep ăn be lai nghi bưa ăn lam be sơ, be ăn no căng rôi ma vân bi ep ăn thêm, be gao khoc cung vân phai ăn. Môi ngay ăn 8 lân, la 8 lân be bi sợ hãi, nên chi cân đăt be vao tư thê bê khi cho ăn, hay quân khăn ăn vao ngươi la be đa khoc re lên".
Con thậm chí phải chuyển sang ăn bằng ống (Ảnh: NVCC)
10 thang tuôi
Chị Quỳnh Anh quyêt tâm chưa cho be theo cach trong sach, chi vi thât sự không con cach nao khac nưa. Một ngay be giật ông ra, chị quyêt tâm thư lam theo sach hướng dẫn, chỉ mời bé ăn khi đói, giãn cữ ăn và tôn trọng quyết định của bé, không ép bé ăn hết bình theo yêu cầu của bác sĩ.
Ngay đâu tiên be không ăn gi trong 15 tiêng. Chị mơi be 5 cữ, mỗi cữ cách 3 tiếng, đên lân thư 5 be chiu ăn 90ml băng binh. Bà mẹ trẻ mưng đên phat khoc. 2 cữ tiếp theo bé chịu ăn. Ngay đâu tiên be ăn chi vưa đu 300ml đê không mât nươc. Ngay thư 2, be rât hơp tac va ăn lên đên 450ml, nhiêu hơn ngay hôm trươc.
Ngay thư 3, bé bỏ 2 cữ đầu, chị hoảng lên lai ep con ăn, lén cho con ăn luc con ngu. Kết quả lượng ăn của bé lại ít nhất. Bà mẹ trẻ quyết định thử lại phương pháp "không ép" lại từ đầu.
Giải quyết thành công tâm lý sợ hãi khi ăn của con
Nhưng ngay tiêp theo be vân ăn bưa đươc bưa mât, nhưng sô lương sưa đa tăng lên tư tư nhiêu hơn mưc tôi thiêu cân thiêt đê be không mât nươc.
Sau khoang 1 thang, con đôi luc ăn đươc 210ml ma không hê bi oi. Trong khi luc be bi chưng sơ ăn, chay may chi 90ml be đa oi ra rôi. Theo đó, chị Quỳnh Anh nghi vân đê oi la do tâm ly cua be. Be không muôn ăn nhưng chiêc may vân chay va nhôi sưa nên be sơ va oi ra.
Hiểu ra vấn đề, chị Quỳnh Anh không ép con ăn nữa mà để con được giải toả tâm lý sợ hãi khi ăn (Ảnh: NVCC)
"Minh luc nao cung bo trong binh khoang 200ml, vi biêt sưc ăn cua be va biêt be chi châp nhân binh 1 lân môi cư. Không phai luc nao be cung ăn hêt binh. Co nhưng luc chi ăn 100ml ma thôi. Vân co nhưng ngay be kho ơ, đây hơi, tao bon va ăn it hăn, nhưng luc như vây minh rât sơ va thương bôn chôn lo lăng, hay be lai bi chưng sơ ăn rôi, hay la vơ chông lai lam gi sai rôi, be cam nhân đươc sư lo lăng cua me va ăn kem hơn.
Nên minh luôn cô găng tươi cươi khi be ăn không hêt binh, câm binh va cât đi măc du đôi luc be chi ăn 60ml. Sau khi be đa hêt bi chưng sơ ăn, minh đa tâp con ăn dăm tự chỉ huy lai. Vân co nhưng ngay be ngu dây, bo bưa sưa đâu tiên, minh châp nhân, va cho be ăn dăm sau đo.
Mât 1 thang, đê be chiu ăn va gơ gac lai cân năng bi mât trong thơi gian đâu chưa bênh. Khi bé tầm 11 thang, minh găp bac si va con có tăng cân nhẹ, ca gia đinh va bác sĩ đêu vui, vì sự khả quan này giúp con không cân ông nưa. Tư đo, minh đê be tư quyêt đinh khi nao đoi thi đưa thưc ăn, ăn no rôi thi cât binh, va rât it găp răc rôi vơi viêc ăn uông cua be. Be tư câm binh tư tu hêt sach, ăn xong đưa binh cho me. Ăn dăm bé tự chủ thi con dê hơn, be ăn sao tuy be" , bà mẹ trẻ kể lại.
Một điêu rât hay ho, chị Quỳnh Anh cho biết, khi bi chưng biêng ăn tâm lý con không cho me đut. Nên chị băt buôc phai cho be ăn tự chủ, tư bôc ăn. Sau khi giai quyêt đươc tâm ly sơ hai khi ăn, đôi luc be đa chiu châp nhân cho me đut 1 sô mon be quen măt. Be cung cho me đut thưc ăn thô trực tiếp vào miệng.
Bà mẹ trẻ lưu ý rằng, nhiêu me lo con không ăn dăm se không đu chât. Nhưng vê măt dinh dương thi sưa me, sữa công thức co đu chât dinh dương va be hâp thu dê hơn ăn dăm. Dươi 1 tuổi, be ăn dăm chi đê nêm va tâp nhai nuôt la chinh, nêu be ăn it hoăc chưa nuôt đươc thi me đưng lo, be se không đê minh đoi bung đi ngu. Con se ăn đu sưa đê phat triên binh thương. Như bé Lu, 12 thang mơi băt đâu nhai nuôt, be vân phat triên đung dư trinh bác sĩ đê ra, măc du chi ăn sưa trươc 12 tháng.
Môi be co 1 dang cơ thê khac nhau, nhiêu be tron tria, nhiêu be gây, du ăn tôt nhưng vân không mâp lên vi be qua năng đông. Me hay quan tâm đên thai đô ăn cua be, chư đưng qua quan tâm cân năng cua be. Khi be vui ve trong viêc ăn uông, se không đê minh bi đoi va se xin me cho ăn.
Qua đó, chị Quỳnh Anh cũng nhấn mạnh, nếu mẹ cang it quan tâm đên vân đê ăn uông be lai cang hơp tac, điều này nghe có vẻ rât ky la nhưng me cư thư se thây hiệu quả. Tóm lại, mấu chốt trong việc trị biếng ăn tâm lý thành công cho con của chị Quỳnh Anh chính là, tuyệt đối không được ép con ăn.
Thay vào đó, mẹ hãy thực tiễn những điều sau để mang lại kết quả sớm nhất:
- Nên tôn trọng bé, dừng bữa ăn khi bé đã từ chối. Hãy cố gắng quan sát bé và nhận biết tín hiệu từ chối của bé.
- Hãy quan sát thái độ ăn của con, thái độ ăn tốt xuyên suốt bữa ăn thì bé sẽ ăn nhiều hơn.
- Mẹ cần sắp xếp lịch sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi của bé.
- Cho bé được đói, được biết thế nào là đói, bé đói sẽ trân trọng thức ăn hơn.
- Hãy nhớ, khóc là dấu hiêu từ chối sau cùng, vì mẹ không nhận ra các dấu hiệu từ chối trước đó (nên vô tinh ép con ăn mà không biết). Không ép con ăn dù chỉ 1 thìa. Nếu mẹ để việc này kéo dài, bé sẽ bị biếng ăn tâm lý nặng nề, thậm chí đói con cũng không ăn.
Mỗi người Việt Nam trung bình tiêu thụ 55 gói mì ăn liền/1 năm Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mì ăn liền chỉ là 1 loại thực phẩm, trong khi bữa ăn của chúng ta đòi hỏi sự đa dạng. "Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về lượng tiêu thụ mì ăn liền và trung bình mỗi người dân sử dụng 55 gói mì ăn liền/1 năm." Đây là thông tin được đề cập...