Trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh cần lưu ý để tránh nhiễm khuẩn
Trẻ mắc tim bẩm sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng… vì vậy để tránh nhiễm khuẩn bố mẹ nên có những lưu ý đặc biệt sau đây.
Hiện nay, mỗi năm cả nước có khoảng 8.000-10.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh (tỉ lệ 8/1.000 trẻ sinh sống). Đi kèm với tim bẩm sinh, trẻ thường có nhiều biến chứng nặng như: suy dinh dưỡng, suy tim, nhiễm trùng hô hấp…vì vậy việc chăm sóc đúng là vô cùng quan trọng.
Môi trường sống vô cùng quan trọng đối với trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý không cho trẻ ở những nơi có nhiều khói bụi, không được hút thuốc lá khi có mặt trẻ. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như ho nặng nhiều đờm, thở nhanh, khò khè, đau thắt ngực… nên đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đi kèm với tim bẩm sinh, trẻ thường có nhiều biến chứng nặng như: suy dinh dưỡng, suy tim, nhiễm trùng hô hấp…vì vậy việc chăm sóc đúng là vô cùng quan trọng.
Chăm sóc răng miệng đối với trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh là vô cùng quan trọng trong suốt cuộc đời. Vì dị tật tim bẩm sinh cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tim mạch, được gọi là viêm nội tâm mạc. Đây là bệnh nhiễm trùng các lớp lót bên trong của tim (màng trong tim), xảy ra khi vi khuẩn hoặc vi trùng khác từ một phần khác của cơ thể đi vào máu và lan đến các khu vực bị hư hại trong tim. Nếu không được điều trị, viêm nội tâm mạc có thể gây tổn hại van tim và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Để không mắc biến chứng này, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng sau mỗi bữa ăn và cho trẻ khám bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Ngoài ra, nếu trẻ có vết thương hở hay nhiễm khuẩn ở trên da, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn dự phòng biến chứng tim mạch.
Nếu nhổ răng, cắt amidan, hay làm các thủ thuật, phẫu thuật có gây chảy máu, bố mẹ phải báo cho bác sĩ biết trẻ có bệnh tim bẩm sinh, để trẻ được uống thuốc dự phòng nhằm phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Trong sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ cần lưu ý để phòng tránh nhiễm khuẩn cho trẻ. Trước khi cho trẻ bú hoặc ăn, mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ, nhớ lau kỹ vú, nhất là đầu vú bằng nước ấm. Các đồ dùng cho trẻ cũng luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ.
Video đang HOT
Những người đang bị ho, cảm cúm, nhiễm trùng thì nên tránh xa, không nên tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ.
Chuyên gia cảnh báo ai dùng điều hòa kiểu này hãy thay đổi ngay, nếu không rất dễ đột quỵ bất ngờ
Là người sống chủ yếu trong điều hòa, máy lạnh vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm này, bạn cần thay đổi một số thói quen để khỏe mạnh hơn, tránh nguy cơ đột quỵ, tử vong bất ngờ.
Vào những ngày nắng nóng, oi ả như hiện nay, ngồi cả ngày trong phòng điều hòa, máy lạnh là ước mơ của mọi người. Thế nhưng, điều hòa không phải lúc nào cũng là bạn tốt, ngay cả khi thời tiết vô cùng nắng nóng, gay gắt. Việc sử dụng đúng cách những thiết bị điện như điều hòa vào mùa hè mới có thể giúp bạn luôn khỏe mạnh. Nếu không, nguy cơ liệt mặt, cảm lạnh, thậm chí là đột quỵ, tử vong đều có thể xảy ra.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) chỉ ra một số thói quen dùng điều hòa nhiều người đang làm cần thay đổi ngay, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm:
Nguy cơ đột quỵ do đột ngột bước vào phòng lạnh khi vừa đi nắng về
Bước vào phòng lạnh đột ngột khi vừa đi nắng hoặc hoạt động thể lực khiến cơ thể bạn chưa kịp thích nghi, do đó rất dễ bị đột quỵ. Khi đi ngoài nắng hoặc tập thể dục thể thao khiến mạch máu bị giãn ra. Bước vào phòng lạnh ngay khiến mạch máu đột ngột bị co lại, người có thể trạng yếu rất dễ bị đột quỵ.
Bước vào phòng lạnh đột ngột khi vừa đi nắng hoặc hoạt động thể lực khiến cơ thể bạn chưa kịp thích nghi, do đó rất dễ bị đột quỵ.
Giải pháp: Cần lưu ý để thân nhiệt không bị quá chênh lệch so với nhiệt độ trong phòng hoặc ngoài trời. Nếu từ bên ngoài về thì nên để cơ thể hạ nhiệt rồi mới vào phòng điều hòa.
Nguy cơ liệt mặt do nằm điều hòa liên tục trong ngày
" Do thời tiết nắng nóng kéo dài, hầu hết các gia đình ở thành phố đều bật điều hòa liên tục, đây chính là nguyên nhân khiến hiện tượng bệnh nhi bị méo mồm, liệt mặt tăng lên nhanh chóng ", PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định. Nếu chậm trễ có thể gây ra chứng méo mặt hoặc mất cảm giác trên khuôn mặt vĩnh viễn.
Giải pháp: Không để bé ở trong phòng máy lạnh cả ngày, mỗi buổi sáng và buổi tối khi nhiệt độ ngoài trời thấp, hãy cho trẻ hoạt động hoặc bế đi dạo ngoài trời. Miễn là đảm bảo 5K trong mùa dịch Covid-19, bạn không cần phải quá sợ hãi khi đưa bé ra ngoài đi dạo khoảng vài chục phút.
Cơ thể nhiễm khuẩn do ở trong phòng điều hòa kín mít
Nếu ở trong phòng điều hòa không có lỗ thông gió, quạt thông khí thì rất có thể bạn sẽ bị nhiễm khuẩn do tích tụ quá nhiều khí CO2 do không khí trong phòng không được làm mới.
Giải pháp: Đừng quên mở cửa 1-2 tiếng mỗi lần hoặc sử dụng quạt thông gió để lấy không khí tươi mới cho cả phòng, phòng tránh nhiễm khuẩn ngay trong nhà.
Đừng quên mở cửa 1-2 tiếng mỗi lần hoặc sử dụng quạt thông gió để lấy không khí tươi mới cho cả phòng.
Khô mắt khi ngồi điều hòa quá lâu
Không khí trong phòng điều hòa cần phải luôn luôn được thay đổi để bổ sung thêm oxy, nếu bật điều hòa quá lâu, không khí sẽ đậm đặc, ô nhiễm, dễ gây khô mắt, mỏi mắt, mắt bị nhiễm trùng. Nhóm nguy cơ cao như nhân viên văn phòng, người sử dụng máy tính dài hạn.
Giải pháp: Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, giúp mắt thư giãn và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
Dễ mắc bệnh đường hô hấp khi "trốn" trong phòng có điều hòa cả ngày
Với tiết trời nắng nóng, việc nằm lì trong phòng hay làm việc ở phòng có điều hòa mát lạnh hẳn là một thiên đường ai cũng mơ ước. Nhưng nếu mỗi ngày bạn cứ ngồi điều hòa liên tục hơn 8 giờ đồng hồ sẽ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng... đặc biệt rất dễ mắc các bệnh về da như khô da, dị ứng da.
Giải pháp: Vào buổi sáng, khi tiết trời còn mát mẻ nên tắt điều hòa, mở cửa cho thông thoáng gió. Sử dụng quạt thay điều hòa trong thời điểm này. Khi đến gần trưa bạn có thể dùng điều hòa và lúc chiều tối cũng nên tắt điều hòa, chỉ bật quạt cho thoáng.
Ngoài ra...
Theo chuyên gia, để sử dụng điều hòa trong mùa hè, nhất là vào những ngày nắng nóng kéo dài hiện nay, bạn nên
- Sử dụng kết hợp điều hòa với quạt điện vừa giúp mát phòng, vừa làm giảm công suất điện, đồng thời giúp nâng cao thời gian sử dụng của các thiết bị điện, lại giảm nguy cơ mắc bệnh tật.
- Sử dụng quạt điện 15-20 phút đầu khi khởi động điều hòa, sau đó giảm bớt.
- Sử dụng các vật liệu cách nhiệt trong phòng, hạn chế tối đa ảnh hưởng từ nhiệt độ bên ngoài đến nhiệt độ bên trong phòng.
- Lắp cục nóng tại nơi có ít ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào, nhằm hạn chế tối đa nhiệt độ từ mặt trời làm nóng cục nóng.
- Tuyệt đối không được để điều hòa ở mức quá thấp để tránh bị sốc nhiệt, đột quỵ...
- Nếu có thể, hãy thường xuyên mở cửa phòng sau 2 giờ dùng điều hòa để tránh nhiễm khuẩn ngay trong nhà. Điều này cũng có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay.
Cách cải thiện biếng ăn ở trẻ Trẻ biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Với mỗi loại nguyên nhân, cha mẹ cần có cách xử trí phù hợp. Biếng ăn có thể do trẻ có bệnh lý kèm theo như bệnh đường hô hấp, viêm tai giữa. Trẻ đau do viêm loét tại chỗ niêm mạc lưỡi, miệng, họng... tình trạng nhiễm khuẩn dẫn...