Trễ kinh 2 tuần mà thử thai lần nào cũng ra 1 vạch đậm rõ ràng?
Bạn gái em sau khi trễ kinh 1 tuần thì có dùng que thử thai cho kết quả 1 vạch mờ.
Sau vài ngày thì sử dụng que lần nữa cho kết quả 1 vạch hơi mờ 1 vạch rất mờ. Sau 2 ngày thì có thử lần 3 cho ra 1 vạch đậm rõ ràng. Em có đi xét nghiệm nước tiểu cho ra kết quả âm tính. Đến nay bạn em đã trễ kinh 2 tuần rồi ạ. Nhưng bạn em không có biểu hiện có thai nào. Cho em hỏi tình trạng vậy thì như thế nào ạ?
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
Chào em,
Que thử thai là que nhận biết nồng độ beta hCG trong nước tiểu, beta hCG là loại hormone nhau thai được tiết ra sau khi trứng và tinh trùng thụ thai thành công. Sau 14 ngày có quan hệ tình dục không an toàn hay khi kiểm tra khi chậm kinh 7-10 ngày, nếu kiểm tra đúng cách, đúng thời điểm, que thử đảm bảo chất lượng thì kết quả khi kiểm tra có sự chính xác lên đến 98%. Khi không có thai, que thử chỉ lên 1 vạch, còn nếu có thai thì khi đó que thử sẽ lên 2 vạch, tuy nhiên vạch thứ 2 lên đậm hay nhạt sẽ phụ thuộc vào nồng độ beta hCG trong nước tiểu, nồng độ càng cao thì vạch thứ 2 sẽ càng đậm. Nếu vẫn còn băn khoăn tốt nhất bạn gái nên làm xét nghiệm máu, phương pháp này sẽ cho kết quả có mang thai hay không chính xác tuyệt đối
Việc em thử 3 que đều chỉ lên 1 vạch đậm, xét nghiệm nước tiểu cũng âm tính thì khả năng mang thai trong trường hợp này của em là khá thấp. Mang thai thì sẽ chậm kinh nhưng không phải trường hợp nào chậm kinh cũng là biểu hiện của việc mang thai, có thể nguyên nhân chậm kinh của bạn gái em trong trường hợp này không phải là mang thai mà là do nguyên nhân khác gây ra như tâm lý, nội tiết, sự thay đổi thói quen trong sinh hoạt, thời tiết, môi trường sống,….
Em trao đổi với bạn gái không nên quá lo lắng, cứ ăn uống, sinh hoạt bình thường sao cho đảm bảo để tránh ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của cô ấy. Bên cạnh đó, bạn gái em cũng cần phải theo dõi chu kỳ kinh nguyệt thêm 1 thời gian nữa, nếu bị mất kinh khoảng từ 2-3 tháng liên tục thì cần phải đến bệnh viện thăm khám và kiểm tra lại, xem vấn đề nằm ở đâu để có hướng can thiệp điều trị càng sớm càng tốt em nhé.
Thân mến.
Thai giai đoạn sớm có nghĩa là bạn mới vừa có thai, nếu siêu âm không có bóc tách thì không có nguy cơ. Còn thai có phát triển hay không lại là chuyện khác, phải theo dõi diễn tiến theo thời gian mới biết thai có thật sự phát triển hay không.
Người mẹ đến khám với bác sĩ sản khoa vì dấu hiệu trễ kinh và ăn uống nôn ói. Có thử Quick stick hay còn gọi que thử thai bằng nước tiểu, xuất hiện hai vạch đỏ trên que thử lúc đầu vạch trên đỏ đậm, vạch dưới đỏ lợt, 4 ngày sau thử lại hai vạch đỏ ngay nhau.
hCG là chữ viết tắt của Human chorionic gonadotropin, một loại hormone thai kỳ được tiết ra bởi nhau thai. hCG có thể được phát hiện trong huyết tương hoặc nước tiểu của người mẹ 8 – 9 ngày sau rụng trứng. hCG đạt đến mức cao điểm vào khoảng tuần thứ 8 – 10 sau đó giảm dần.
Video đang HOT
Xét nghiệm beta hCG được thực hiện để:
- Chẩn đoán xét nghiệm có thai sớm khi trễ kinh
- Tính tuổi thai nhi
- Chẩn đoán thai kỳ bất thường, chẳng hạn như thai ngoài tử cung
- Chẩn đoán nguy cơ sảy thai
- Tầm soát hội chứng Down.
Trong một số trường hợp, xét nghiệm beta hCG trong máu được sử dụng để chẩn đoán có thai trước khi một người phụ nữ trải qua một phương pháp điều trị y tế nào đó có khả năng gây hại cho sự phát triển của thai nhi, chẳng hạn như chụp Xquang. Đây là một xét nghiệm đề phòng tiêu chuẩn được tiến hành trước khi người phụ nữ chụp X quang để đảm bảo không mang thai.
Theo Alobacsi
Trễ kinh do mang thai hay tác dụng của thuốc khẩn cấp?
Cho em hỏi chu kì kinh nguyệt của em vào ngày 14 hàng tháng, tới ngày 18 thì sạch kinh.
Sau đó khoảng 1 tuần đến ngày 25 thì em với bạn trai có quan hệ bị tụt bao cao su nhưng bạn trai em phát hiện và đã xuất tinh ngoài. Nhưng vì lo sợ nên cách đó khoảng 46g em có uống thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên. 1 tuần sau thì em bị ra máu âm đạo 3 ngày, lượng máu ít đến ngày thứ 4 thì hết. Và cho em hỏi đến hôm nay thì em đã bị trễ kinh 3 ngày vậy em có phải đã mang thai hay là tác dụng phụ của thuốc làm trễ kinh ạ?
Chào em,
Em đã sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sao khi gặp sự cố tụt bao trong quá trình quan hệ tình dục. Sau đó 1 tuần có hiện tượng ra máu âm đạo 3 ngày rồi hết, hiện tại lại bị trễ kinh nên đang băn khoăn rằng mình có mang thai hay không đúng không? Thực ra bản chất thuốc tránh thai khẩn cấp là biện pháp phòng tránh thai không an toàn, do đó khi sử dụng vẫn sẽ có xác suất mang thai ngoài ý muốn nhất định.
Ngoài ra lượng nội tiết trong 1 liều thuốc tránh thai khẩn cấp cao hơn nhiều lần so với thuốc tránh thai hàng ngày, do đó các tác dụng phụ của thuốc tác động đến cơ thể cũng rõ ràng như mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn chu kỳ kinh, rong kinh, rong huyết,....Hiện tượng em bị ra máu sau khi dùng thuốc 1 tuần thì đó có thể là do ảnh hưởng của thuốc gây nên, hiện tượng này cũng có thể coi như đó là tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Vì đã dùng thuốc tránh thai khẩn cấp và có hiện tượng ra máu bất thường sau 1 tuần dùng thuốc thì gần như chu kỳ kinh nguyệt của em đã bị tác động và ảnh hưởng, sẽ không thể đều như những chu kỳ trước đây được nữa, do đó việc hiện tại em vẫn bị chậm kinh là điều đương nhiên. Để đánh giá chính xác rằng em có thai hay không, em nên thử thai bằng que thử sau 14 ngày em nhé vì việc xác định có thai không thể dựa trên các dấu hiệu cơ thể hay dấu hiệu ra kinh được.
Thân mến.
Hầu hết phụ nữ thường có kinh vào mỗi 28 ngày, từ lúc bắt đầu có kinh nguyệt cho đến khi mãn kinh. Tuy nhiên, một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh có thể dao động từ 21 đến 35 ngày. Nếu chu kỳ của bạn không nằm trong các phạm vi này thì có thể là do một trong những lý do sau:
Căng thẳng
Căng thẳng có thể loại bỏ các hormone, thay đổi thói quen hàng ngày và thậm chí ảnh hưởng đến một phần của bộ não có trách nhiệm điều hành kì kinh - vùng dưới đồi. Theo thời gian, căng thẳng có thể dẫn đến bệnh tật hoặc tăng hay giảm cân đột ngột, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
Nếu bạn sợ căng thẳng sẽ làm mất kỳ kinh thì hãy thử thực hành các kỹ thuật thư giãn và thay đổi lối sống. Bên cạnh đó, tập luyện nhiều và chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn có kinh trở lại.
Trọng lượng cơ thể thấp
Phụ nữ bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ, có thể bị lỡ kinh. Nếu bạn bị mất trên 10% trọng lượng so với chiều cao tiêu chuẩn thì các chức năng cơ thể có thể bị thay đổi, điều đó còn có thể ngăn chặn sự rụng trứng. Điều trị chứng rối loạn ăn uống và tăng cân một cách lành mạnh có thể làm cho chu kì kinh trở lại bình thường.
Béo phì
Không chỉ trọng lượng cơ thể thấp có thể gây ra những thay đổi về nội tiết tố, thừa cân cũng có thể gây ra rối loạn. Bác sĩ sẽ đề nghị một chế độ ăn uống và tập thể dục nếu họ cho rằng béo phì là một yếu tố gây chậm kinh hoặc lỡ kinh.
Triệu chứng đa nang buồng trứng (PCOS)
Triệu chứng đa nang buồng trứng là tình trạng khiến cho cơ thể sản xuất các nội tiết tố nam androgen nhiều hơn. U nang buồng trứng hình thành là kết quả của sự mất cân bằng nội tiết tố này, điều này có thể gây ra tình trạng rụng trứng không thường xuyên hoặc ngừng rụng trứng hoàn toàn.
Kích thích tố khác, chẳng hạn như insulin, cũng có thể bị mất cân bằng do việc kháng insulin có thể dẫn đến triệu chứng đa nang buồng trứng. Điều trị triệu chứng đa nang buồng trứng tập trung vào việc giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể kê toa ngừa thai hoặc dùng thuốc khác để giúp điều hòa chu kỳ.
Kiểm soát sinh
Chu kỳ kinh có thể thay đổi khi bạn vào hoặc qua khỏi thời kì kiểm soát sinh. Thuốc ngừa thai có chứa hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn không cho buồng trứng rụng trứng. Bạn có thể mất đến sáu tháng để chu kì trở lại bình thường sau khi ngưng thuốc. Các phương pháp tránh thai dạng cấy hoặc tiêm có thể gây mất chu kỳ.
Bệnh mạn tính
Các bệnh mạn tính như tiểu đường và bệnh Celiac cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi về lượng đường trong máu có liên quan đến những thay đổi nội tiết tố, vì vậy, kiểm soát kém tình trạng tiểu đường có thể gây ra bất thường trong chu kỳ kinh. Bệnh Celiac gây viêm có thể làm tổn thương ruột non, khiến cho cơ thể không thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng, điều này có thể làm chậm hoặc lỡ kinh.
Mãn kinh sớm
Hầu hết phụ nữ bắt đầu thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi từ 45-55. Những phụ nữ có các triệu chứng trong khoảng 40 tuổi hoặc trước đó được xem là bị mãn kinh sớm, điều này có nghĩa là quá trình rụng trứng đang suy yếu và kết quả là dẫn đến lỡ kinh, cuối cùng là chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt.
Các vấn đề tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh hoặc lỡ kinh. Tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, do đó nồng độ hormone này có thể bị ảnh hưởng. Các vấn đề về tuyến giáp thường có thể được điều trị bằng thuốc. Sau khi điều trị, chu kỳ của bạn rất có thể sẽ trở lại bình thường.
Theo Alobacsi
Chảy máu và dịch vàng sau quan hệ, dấu hiệu thụ thai? Chào bác sĩ, em và bạn gái em mới quan hệ và có sử dụng bao cao su. Nhưng sau khi quan hệ thì âm đạo của bạn gái em có tiết ra chất dịch màu hơi vàng kèm một ít máu đỏ tươi. Bác sĩ cho em hỏi đó có phải là dấu hiệu thụ thai không ạ? Ảnh minh họa -...