Trẻ khỏe mạnh nhờ… đủ dinh dưỡng
Trẻ hay bị ốm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng là biểu hiện của hệ thống miễn dịch yếu và chế độ dinh dưỡng chưa tốt. Điều đó đồng nghĩa với việc trẻ có sức đề kháng tốt sẽ ít bị bệnh, cơ thể phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng, cân đối và hợp lý theo nhu cầu lứa tuổi.
Khi trẻ sinh ra cơ thể còn non nớt, hệ miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém. Những trẻ ở cùng một lứa tuổi, cùng một điều kiện chăm sóc và môi trường sống, khi phải đối diện với những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như dịch bệnh, thay đổi thời tiết… thì có kết quả khác nhau, có trẻ bị mắc bệnh, có trẻ lại không, đấy là do sự khác biệt về hệ thống miễn dịch của trẻ.
Khi hệ thống miễn dịch mạnh có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus và vi khuẩn, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh, giảm bớt thời gian điều trị và tăng tốc quá trình phục hồi sau khi khỏi bệnh. Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ một mạng lưới các tế bào, mô và cơ quan phối hợp với nhau tạo thành hệ thống phòng thủ của cơ thể chống lại các sinh vật truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch mạnh yếu khác nhau do các yếu tố như tuổi tác, thói quen ăn uống và lối sống.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Một chế độ ăn uống đủ nhu cầu, cân bằng, giàu axit amin thiết yếu sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự thiếu hụt protein hoặc axit amin trong chế độ ăn uống có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch, giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của vius, vi khuẩn gây bệnh.
Các amino acid được hấp thu trong cơ thể do protein cung cấp có vai trò hết sức quan trọng: Là thành phần chính của kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, thực hiện chức năng miễn dịch, đồng thời là thành phần của các men và các nội tiết tố rất quan trọng trong hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng của trẻ qua các giai đoạn phát triển giúp tăng cường sức đề kháng như sau:
Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho trẻ bú ngay sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn và tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ, sữa mẹ có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thu của trẻ.
Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng, các bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,…
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Ăn bổ sung đúng độ tuổi: Ăn bổ sung là hình thức bổ sung thêm thức ăn khác cho trẻ ngoài sữa mẹ. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ sung là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày), do nhu cầu của trẻ tăng cao sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ.
Không cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, khi trẻ ăn thiếu về số lượng và chất lượng, thiếu vệ sinh dẫn đến suy dinh dưỡng và bệnh tật. Giai đoạn cho trẻ ăn bổ sung đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa suy dinh dưỡng nhất đối với trẻ.
Ăn bổ sung là quá trình trẻ từ từ làm quen, tiếp xúc với các thức ăn như người lớn, đồng thời bú mẹ ngày càng ít hơn, quá trình bé chuyển dần từ thức ăn tinh (sữa mẹ) sang thức ăn thô (4 nhóm thực phẩm). Vì vậy, nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung là ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc.
Trong 6 tháng đầu trẻ được mẹ truyền kháng thể qua sữa mẹ, vì vậy trẻ ít bị bệnh. Sau 6 tháng tuổi trẻ dễ bị mắc bệnh, lượng kháng thể là do tự cơ thể trẻ đảm nhiệm, do vậy hệ miễn dịch của trẻ còn thiếu và yếu. Vì vậy bất kỳ một thức ăn bổ sung nào cho trẻ ăn cũng phải được bảo quản và chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bữa ăn bổ sung của trẻ, tùy theo độ tuổi phải đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu từ 4 nhóm thực phẩm: Nhóm glucid, protein, lipid, vitamin và chất khoáng. Cho ăn đủ nhu cầu, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển tốt, ngược lại nếu trẻ ăn thiếu hoặc dư thừa sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi, thể thừa cân béo phì, đồng thời với chế độ ăn nhiều chất đạm, khiến hệ tiêu hóa phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn tiêu hóa, gây phân sống, tiêu chảy…
Cho trẻ ăn như thế nào?
Video đang HOT
Chế biến thức ăn cho trẻ phải phù hợp theo từng lứa tuổi. Với trẻ dưới 12 tháng, các loại thức ăn cần xay thành bột, thái nhỏ, nghiền nát, nấu kỹ cho dễ tiêu. Khi trẻ trên 12 tháng và có đủ răng hàm cần cho trẻ ăn thô hơn để tập cho trẻ ăn nhai. Trẻ từ 6-7 tháng cho trẻ ăn thịt, trứng; từ 7-8 tháng tập cho trẻ ăn cá, tôm, cua, đậu đỗ, vừng, lạc…; từ 9 tháng có thể tập cho trẻ ăn tất cả các loại thức ăn giống người lớn.
Thức ăn phải được chế biến phù hợp với từng lứa tuổi.
Số bữa ăn của trẻ: Sau 6 tháng, trẻ bú mẹ là chính 1-2 bữa bột loãng và nước quả, có thể cho trẻ uống thêm sữa ngoài thay cho một bữa bột (150-200ml); từ 7-9 tháng, bú mẹ 2-3 bữa bột đặc (10%) nước quả hoặc hoa quả nghiền, từ 10-12 tháng, bú mẹ 3-4 bữa bột đặc (15%), hoặc cháo nước quả hoặc hoa quả nghiền.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự thiếu hụt protein hoặc axit amin trong chế độ ăn uống có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch, giảm khả năng chống lại sự xâm nhập của vius, vi khuẩn gây bệnh.
Chế độ ăn cho trẻ 1-2 tuổi: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu mẹ không có sữa cho bé uống sữa ngoài 300ml-500ml/ngày, ăn 4 bữa cháo hoặc súp mỗi ngày, ăn quả chín theo nhu cầu của trẻ.
Chế độ ăn cho trẻ từ 2-3 tuổi: Chuyển từ chế độ ăn cháo sang ăn cơm nát, nhưng vẫn phải cho ăn thêm cháo mì, súp, phở và uống sữa, trẻ vẫn cần có chế độ ăn riêng.
Chế độ ăn cho trẻ từ 3-5 tuổi: Số bữa ăn hàng ngày giống như cho trẻ từ 2-3 tuổi (4 bữa) nhưng lượng ăn phải tăng lên. Ở lứa tuổi này nên cho trẻ ăn các món mà trẻ yêu thích. Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả chín ngọt trước mỗi bữa ăn.
Trẻ mẫu giáo và học sinh, cần ăn uống điều độ, đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng theo từng lứa tuổi, nếu trẻ bị biếng ăn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nên ăn nhiều quả chín, rau xanh.
WHO tiết lộ 6 kiểu người dễ mắc ung thư bậc nhất, nhấn mạnh những điều ai cũng cần làm để sớm phòng ngừa căn bệnh quái ác này
Ung thư từ lâu đã là một căn bệnh gây ám ảnh cho toàn nhân loại và cách phòng ngừa đúng nhất chính là tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về chúng.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư là thuật ngữ chỉ nhóm bệnh lớn, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Ung thư nghĩa là có các tế bào phát triển bất thường, vượt ra ngoài ranh giới của chúng, xâm lấn các bộ phận liền kề của cơ thể và lan sang các cơ quan khác, quá trình sau này được gọi là di căn. Di căn là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư.
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, ước tính khoảng 9,6 triệu ca tử vong vào năm 2018. Theo WHO, một số yếu tố sau đây là yếu tố chính gây ra bệnh ung thư ở con người:
1. Người có yếu tố di truyền hoặc tiếp xúc với các tác nhân ung thư
Ung thư là căn bệnh không có tính truyền nhiễm cao. Dù vậy, nó vẫn là một căn bệnh có tính di truyền. Nghĩa là nếu một người thân gần gũi như bố mẹ, anh em ruột mắc loại ung thư này thì khả năng người còn lại cũng có thể mắc bệnh. Theo các nhà nghiên cứu, có 5 loại ung thư dễ di truyền nhất đó là ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư vòm họng.
Ngoài yếu tố di truyền, ung thư còn xuất hiện khi một người tiếp xúc với 3 tác nhân đó là:
- Chất gây ung thư vật lý, chẳng hạn như tia cực tím và bức xạ ion hóa.
- Chất gây ung thư hóa học, chẳng hạn như amiăng, các thành phần của khói thuốc lá, aflatoxin, asen...
- Chất gây ung thư sinh học, chẳng hạn như nhiễm trùng từ một số loại vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Theo WHO, lão hóa là một yếu tố khác thúc đẩy sự phát triển của ung thư. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng đột biến theo độ tuổi do cơ chế sửa chữa tế bào kém hiệu quả hơn khi một người già đi.
2. Người hút thuốc lá
Thuốc lá là "thủ phạm" giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm.
WHO cho biết: Thuốc lá là "thủ phạm" giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Hút thuốc lá làm suy yếu chức năng phổi khiến cơ thể khó chống lại vi rút corona và các bệnh khác. Hút thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, bệnh hô hấp và đái tháo đường...
3. Người uống rượu bia
Theo WHO, đồ uống có cồn làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, gan và ung thư vú. Trong đó, rượu là loại đồ uống có cồn tỉ lệ gây ung thư cao nhất. Trong khi hầu hết các loại ung thư đều gây ra do lượng tiêu thụ rượu quá lớn thì có nhiều trường hợp mắc ung thư vú chỉ vì thói quen uống một ly rượu mỗi ngày.
Đồ uống có cồn làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, gan...
4. Người có chế độ ăn không lành mạnh
WHO đánh giá chế độ ăn là một trong những yếu tố chính làm tăng nguy cơ ung thư. Trong đó, đồ uống có cồn, thực phẩm chứa aflatoxin, cá muối kiểu Trung Quốc, thịt được bảo quản, thực phẩm bảo quản bằng muối, đồ uống và thực phẩm nóng... là những thực phẩm mà tổ chức này khuyến cáo người dân nên hạn chế sử dụng.
WHO đánh giá chế độ ăn là một trong những yếu tố chính làm tăng nguy cơ ung thư.
5. Người lười vận động
Các nghiên cứu của WHO cho thấy hơn 80% thanh thiếu niên trên toàn thế giới không vận động đủ. Trong khi đó, hoạt động thể chất rất quan trọng đối với sự phát triển của xương và cơ bắp, cũng như tim và phổi. Nó giúp những người trẻ tuổi tránh mắc bệnh béo phì, bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
6. Người mắc một số bệnh nhiễm trùng mãn tính
Một số bệnh nhiễm trùng mãn tính là yếu tố nguy cơ gây ung thư và có liên quan lớn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Khoảng 15% trường hợp ung thư được chẩn đoán vào năm 2012 là do nhiễm chất gây ung thư, bao gồm Helicobacter pylori, Human papillomavirus (HPV), virus viêm gan B, virus viêm gan C và virus Epstein-Barr.
Virus viêm gan B và C và một số loại HPV làm tăng nguy cơ ung thư gan và ung thư cổ tử cung. Nhiễm HIV làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung.
WHO khuyến cáo những điều cần làm để ngừa ung thư hiệu quả
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 30-50% ca ung thư hiện có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ và thực hiện các chiến lược phòng ngừa.
Cụ thể là:
- Từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá.
- Tránh thừa cân, béo phì.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây và rau.
- Hoạt động thể chất đầy đủ.
- Tránh sử dụng rượu.
- Phòng ngừa nhiễm trùng do viêm gan hoặc nhiễm trùng gây ung thư khác
- Hạn chế tiếp xúc với khói gia đình.
- Tiêm vắc xin phòng chống virus HPV và virus viêm gan B.
- Kiểm soát các mối nguy nghề nghiệp; giảm tiếp xúc với bức xạ tia cực tím; giảm tiếp xúc với bức xạ ion hóa...
- Chủ động đi khám bệnh để được chẩn đoán và sàng lọc ung thư sớm.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa mưa? Với sự tấn công của mùa mưa, độ ẩm cao có thể nhanh chóng làm phát sinh ra các bệnh nhiễm trùng và lây nhiễm vi trùng. Sợ lây nhiễm vi trùng sẽ khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh mùa mưa như cảm cúm, cảm lạnh, rối loạn hô hấp, nhiễm virus hoặc mệt mỏi. Muốn bảo vệ sức khỏe người...