“Trẻ hóa” cây ăn quả bằng phương pháp ghép cành
Diện tích trồng cây ăn quả các loại trên địa bàn tỉnh đạt gần 22.000 ha. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7.000 ha cây ăn quả được trồng tập trung, diện tích còn lại trồng phân tán.
Trong đó, không ít diện tích cây ăn quả được trồng bằng các giống cũ, năng suất, chất lượng thấp, bị thoái hóa, nên hiệu quả kinh tế không cao. Do đó, để “trẻ hóa” diện tích cây ăn quả bị thoái hóa, những năm gần đây, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, các huyện đã chủ động phối hợp với một số doanh nghiệp, đơn vị của tỉnh ngoài để thực hiện mô hình cắt, ghép cành trên những cây bị thoái hóa.
Giống nhãn địa phương được thực hiện phương pháp cắt, ghép cành đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao tại thị trấn Phong Sơn (Cẩm Thủy).
Kết quả thực tế cho thấy, việc áp dụng phương pháp cắt, ghép cành đã và đang góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho diện tích cây ăn quả bị thoái hóa trên địa bàn tỉnh.
Tại huyện Cẩm Thủy, trước thực trạng nhiều diện tích nhãn được trồng bằng giống địa phương hiệu quả kinh tế thấp, dần bị người dân phá bỏ, nên năm 2018, được sự định hướng của Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Cẩm Thủy đã liên kết với Công ty TNHH Giống cây trồng Minh Đức, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, thực hiện cải tạo giống nhãn địa phương kém hiệu quả bằng phương pháp cắt, ghép cành, sử dụng giống nhãn Miền Thiết, tại 33 hộ dân, thuộc 5 xã, thị trấn của huyện, trên 243 cây nhãn, với 9.474 cành ghép. Sau hơn 1 tháng nghiệm thu, kết quả cho thấy, tỷ lệ cành sống sau ghép đạt 86%.
Từ thành công ban đầu, năm 2019, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Cẩm Thủy tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn 12 xã, thị trấn, với 79 hộ tham gia, thực hiện ghép trên 184 cây nhãn địa phương, với 4.763 cành ghép. Kết quả nghiệm thu có 4.750 cành sống, đạt tỷ lệ lên tới 99,7%. Hiện tại, các cây nhãn được ghép cành đã cho thu hoạch. Theo đánh giá của ông Hoàng Tin, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Cẩm Thủy: Sau khi được “trẻ hóa” bằng phương pháp cắt, ghép cành, năng suất quả đạt từ 40 đến 50 kg/cây/vụ, tăng 30 đến 40 kg/cây/vụ so với trước kia; lợi nhuận đạt từ 400.000 đồng đến 700.000 đồng/cây/vụ. Về chất lượng, trên những cây được ghép cành, quả to, cùi dày, độ ngọt vừa phải, nên được người tiêu dùng đánh giá cao.
Video đang HOT
Tại huyện Như Thanh, qua rà soát, đánh giá cho thấy, trên địa bàn, giống nhãn địa phương, bưởi chua, bưởi Mỹ trồng lâu năm, không mang lại hiệu quả kinh tế. Do đó, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Như Thanh đã vận động các hộ dân cải tạo các loại cây ăn quả này bằng phương pháp cắt, ghép cành. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện mô hình, đến nay, trên địa bàn huyện đã có 427 cây nhãn và bưởi được cắt, ghép cành bằng các giống chất lượng, với hơn 14.000 mắt ghép. Kết quả nghiệm thu cho thấy, tỷ lệ sống tại các mắt ghép đạt tới 91%, các chồi ghép đều sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện, cùng với việc hướng dẫn người dân các biện pháp chăm sóc các cây được ghép cành, Hội Làm vườn và Trang trại huyện Như Thanh đang tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình này. Qua đánh giá sơ bộ cho thấy, sau khi được ghép cành, năng suất và hiệu quả kinh tế của các cây được ghép cành cao gấp 7 đến 8 lần so với trước kia. Đáng chú ý, do được ghép bằng các giống mới, khỏe, nên chất lượng sản phẩm bảo đảm.
Đánh giá chung về hiệu quả của phương pháp cắt, ghép cành, ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, cho biết: Phương pháp cắt, ghép cành bắt đầu được ứng dụng thí điểm trên địa bàn tỉnh từ năm 2012 tại thị xã Bỉm Sơn và huyện Triệu Sơn. Do đạt hiệu quả vượt trội trong việc cải tạo, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho diện tích cây trồng bị thoái hóa, nên mô hình nhanh chóng được nhân rộng ra nhiều địa phương. Hiện, đã có 15 huyện, thị xã thực hiện mô hình này, với số lượng lên tới hơn 5.000 cây ăn quả được cắt, ghép cành, tập trung chủ yếu trên cây nhãn và bưởi. Qua khảo sát từ các vườn cây ghép cành cho thấy, do được ghép bằng giống phù hợp với điều kiện khí hậu, có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh cao, nên hầu hết các cành ghép đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt; năng suất, sản lượng cao hơn so với cây trồng cũ từ 40 đến 50%. Chất lượng tốt, đủ khả năng cạnh tranh với các giống mới, chất lượng cao hiện có trên thị trường. Với những ưu điểm và hiệu quả vượt trội, hội đang tiếp tục định hướng cho các địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình.
Gương làm kinh tế giỏi của đồng bào Raglai
Sống trên vùng đất có khí hậu khô nóng quanh năm, đất đai cằn cỗi nhưng với bản lĩnh, quyết tâm không khuất phục nghèo khó, anh Chamaléa Hơ (44 tuổi, người Raglai ở xã Phước Trung, huyện miền núi Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp.
Anh Chamaléa Hơ chăm sóc đàn bò của gia đình.
Năm 1999, Chamaléa Hơ từ Khánh Hòa vào xã Phước Trung lập nghiệp. Tại đây, anh đã quen và xây dựng gia đình với cô gái Raglai địa phương. Chamaléa Hơ nhớ lại, thời điểm đó, cuộc sống của hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn.
"Trước đây, gia đình tôi sống chủ yếu nhờ cây ngô, canh tác hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất thấp. Tình trạng mất mùa thường xảy ra", anh Chamaléa Hơ chia sẻ.
Không cam chịu đói nghèo, được cha mẹ cho hai sào đất hoang (2.000m2) và một ít vốn, Chamaléa Hơ cùng vợ tập trung san phẳng, đắp bờ làm ruộng. Để có nước sản xuất, Chamaléa Hơ đào mương dài hơn 100 mét dẫn nước từ mương chính về ruộng, đồng thời đưa giống lúa mới vào trồng thử nghiệm. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kỹ thuật canh tác, vụ lúa đầu tiên cho năng suất đạt gần 5 tạ/sào. Sau vài vụ canh tác hiệu quả, Chamaléa Hơ tích lũy được một số vốn mua hai con bò vừa để tận dụng sức kéo, vừa nuôi sinh sản.
Sức kéo của bò giúp việc khai hoang đất dễ dàng hơn. Do đó, anh đã mở rộng diện tích đất canh tác. Với bản tính chịu thương chịu khó, anh còn tranh thủ đi cày thuê, đổi công lao động cho người dân trong vùng. Khi có thêm một số vốn cùng với tiền bán bò, anh Hơ mạnh dạn mua máy cày phục vụ sản xuất của gia đình vừa cày thuê cho người dân có nhu cầu.
Anh Chamaléa Hơ chia sẻ, vùng đất Phước Trung thường chịu tác động của khô hạn, anh thường xuyên theo dõi thông tin khuyến cáo của địa phương, dự báo thời tiết để lựa chọn cây trồng phù hợp. Những năm hạn hán kéo dài, gia đình chủ động luân canh theo hướng hai vụ lúa, một vụ ngô lai hoặc chuyển đổi sang trồng cây hoa màu chịu được khí hậu khô hạn như, đậu xanh, ớt để không bị ngắt quãng, đảm bảo có nguồn thu nhập liên tục.
Từ đồng vốn tích góp được, năm 2015, anh Chamaléa Hơ tiếp tục tham gia các lớp học hỏi kỹ thuật chăn nuôi rồi quyết định mua giống bò lai Sind về nuôi theo hướng bán tự nhiên.
Để đảm bảo đủ nguồn thức ăn cho đàn bò, anh Hơ dành 5.000 m2 đất ruộng trồng cỏ kết hợp tận dụng phụ phẩm ngành nông nghiệp và mua thức ăn tinh làm thức ăn cho đàn bò. Ngoài nuôi bò, anh Hơ còn kết hợp mô hình nuôi cừu vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bình quân mỗi năm, gia đình anh xuất bán từ 4 - 5 đợt bò, cừu, mỗi đợt cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Hiện, anh Chamaléa Hơ đang làm chủ trang trại hơn 10 con bò và trên 80 con cừu sinh sản.
Nhờ chí thú làm ăn, đến nay, diện tích đất sản xuất của gia đình anh Chamaléa Hơ đã mở rộng lên hơn 2 ha. Với nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi, sau khi trừ chi phí đầu tư, mỗi năm, gia đình anh Chamaléa Hơ thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Từ một hộ cận nghèo, đến nay, anh Chamaléa Hơ đã xây được nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi, trở thành một trong những hộ gia đình khá giả nhất trong vùng đồng bào Raglai.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Chamaléa Hơ còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, vận động đồng bào Raglai thay đổi tư duy, hỗ trợ vốn giúp nhiều hộ phát triển chăn nuôi, sản xuất để cùng vươn lên thoát nghèo, có hộ trở nên khá giả.
Anh Chamaléa Hơ trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa khô hạn.
"Đồng hành với gia đình tôi, cán bộ Hội Nông dân xã, huyện thường xuyên thăm hỏi, động viên và hướng dẫn cách trồng trọt, thay đổi mùa vụ, chăm sóc đàn bò, cừu. Nhờ đó, tôi có thêm kiến thức để tự tin sản xuất, phát triển chăn nuôi. Tôi sẵn sàng chia sẻ cách làm, hỗ trợ cây, con giống, cho mượn tiền giúp các hộ đồng bào Raglai làm theo để cùng phát triển, thoát nghèo", anh Chamaléa Hơ chia sẻ.
Ông Katơr Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Trung nhận xét, anh Chamaléa Hơ là tấm gương sáng vượt khó vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu, xứng đáng để các hội viên khác học tập và làm theo. Qua đó góp phần đẩy mạnh phong trào hội viên nông dân thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Anh Chamaléa Hơ nhiều lần được UBND xã, huyện biểu dương, khen thưởng, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" năm 2020.
Lạng Sơn chú trọng phát triển vùng cây nguyên liệu Lạng Sơn là tỉnh miền núi có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm hơn 74% diện tích tự nhiên. Để khai thác những lợi thế, tiềm năng, trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp về phát triển lâm nghiệp, nhất là phát triển trồng cây lâm sản ngoài gỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Người...