Trẻ em xem điện thoại, máy tính nhiều khiến não chậm phát triển
Nghiên cứu mới đây cho thấy cho trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử quá nhiều sẽ khiến chất trắng trong não chậm phát triển, dẫn đến giảm khả năng nhận thức, lâu biết nói và kỹ năng đọc viết kém.
Những năm gần đây, thời gian sử dụng thiết bị thông minh của trẻ em đã tăng đến mức đáng báo động. Các chuyên gia nghiên cứu về tác động của TV, máy tính bảng và điện thoại thông minh vừa báo cáo những đứa trẻ từ 3-5 tuổi sử dụng màn hình nhiều hơn 1 giờ mỗi ngày mà không có sự can thiệp của bố mẹ có mức độ phát triển chất trắng trong não thấp hơn so với trẻ bình thường.
“Đây là nghiên cứu đầu tiên ghi nhận mối liên quan giữa sử dụng màn hình với quá trình hình thành cấu trúc não và kỹ năng của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo”, tiến sĩ John Hutton – nhà nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Cincinnati – cho biết.
Ở trẻ em, chất trắng là chìa khóa cho sự phát triển ngôn ngữ, khả năng đọc viết và nhận thức. “Điều này rất quan trọng vì não bộ phát triển nhanh nhất trong năm năm đầu tiên. Khi đó, bộ não rất linh hoạt, có khả năng hấp thụ mọi thứ và đang trong quá trình hình thành những kết nối mạnh mẽ và tồn tại lâu dài”, ông nói thêm.
Thiết bị thông minh ở khắp nơi xung quanh trẻ
Các nghiên cứu cho thấy việc chăm chú vào màn hình TV, điện thoại quá mức có liên quan đến việc trẻ em thiếu khả năng chú ý và suy nghĩ rõ ràng, đồng thời làm tăng thói quen ăn uống và một số vấn đề hành vi kém.
Có mối tương quan giữa việc quá tập trung vào màn hình với việc chậm nói, ngủ không sâu giấc, trẻ không nghe lời, giảm tương tác giữa cha mẹ và bé.
“Những đứa trẻ xem TV, điện thoại, sử dụng thiết bị điện tử nhiều thường lớn lên trong những gia đình cùng dành phần lớn thời gian cho máy tính và các thiết bị thông minh. Khi trẻ xem chương trình truyền hình 5 giờ một ngày thì có thể cha mẹ chúng dành 10 giờ tập trung vào màn hình máy tính. Họ sẽ đặt trẻ bên cạnh và cho chúng iPad hoặc điện thoại để giải trí vì không có thời gian tương tác với con”, Hutton nói.
Ngoài ra, các thiết bị này có mặt ở khắp nơi khiến trẻ em có nhiều nguy cơ tiếp xúc với chúng mỗi ngày. Trẻ có thể xem điện thoại khi sắp ngủ, trên đường đi chơi, khi ăn hoặc khi cha mẹ quá bận rộn… Hơn nữa, độ tuổi các bé tiếp xúc với những loại màn hình điện tử ngày càng thấp.
“Khoảng 90% trẻ em sử dụng các thiết bị có màn hình khi 1 tuổi. Chúng tôi đã thực hiện một số nghiên cứu trong đó trẻ em bắt đầu tiếp xúc với màn hình khi chúng 2-3 tháng tuổi”, Hutton nói. Ông đã công bố một số nghiên cứu sử dụng công nghệ MRI để xem xét tác động của TV và điện thoại đến khả năng đọc của trẻ.
Nghiên cứu sử dụng một phương pháp chụp công hưởng từ (MRI) đặc biệt để kiểm tra não của 47 trẻ hoàn toàn khỏe mạnh (27 bé gái và 20 bé trai) chưa bắt đầu học mẫu giáo. Hình ảnh MRI cho thấy rõ lượng chất trắng trong não. Chất trắng là bộ phận kết nối các thành phần khác nhau của chất xám.
Chất trắng chiếm 60% não bộ, bao gồm hệ thống sợi trục thần kinh có bao myelin, tế bào sao và các thần kinh đệm. Đây là phần chịu trách nhiệm truyền tải tín hiệu thần kinh, giúp các vùng não bộ phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau, từ đó chúng ta có thể suy nghĩ, tập trung và xử lý vấn đề nhanh hơn. Ngoài ra, chất trắng còn đóng vai trò quan trọng giúp điều tiết cảm xúc, hoạt động đi lại và giữ thăng bằng cho cơ thể.
Đây là một hệ thống tương tự như dây cáp, chúng kết nối với thành phần khác nhau trong não giúp cơ thể phối hợp nhịp nhàng hơn. Khi những “dây cáp” này không phát triển sẽ làm chậm tốc độ xử lý của não. Mặt khác, nghiên cứu cho thấy khả năng đọc, tung hứng và chơi một loại nhạc cụ sẽ cải thiện tổ chức và cấu trúc chất trắng trong não.
Trước khi chụp MRI, trẻ em được kiểm tra nhận thức, cha mẹ sẽ điền vào một hệ thống tính điểm về thời gian sử dụng thiết bị có màn hình được phát triển bởi Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP).
Thử nghiệm đo lường mức độ và thời gian trẻ được tiếp xúc với màn hình (trong bữa ăn, trên xe hơi, khi đang xếp hàng tính tiền?), tần suất tiếp xúc (tuổi bắt đầu, số giờ, lúc đi ngủ?), nội dung trẻ được xem (tự chọn hay các bài hát, chương trình giáo dục?) và khả năng tương tác (trẻ xem một mình hay cùng cha mẹ thảo luận về chương trình đang xem?)
Kết quả cho thấy những đứa trẻ sử dụng màn hình điện tử nhiều hơn thời gian khuyến nghị của AAP (một giờ mỗi ngày) và không có sự tương tác của cha mẹ sẽ chậm phát triển chất trắng trong não hơn.
“Thời gian sử dụng thiết bị có màn hình trung bình ở trẻ là hơn 2 giờ mỗi ngày, trong phạm vi khoảng 1 giờ đến 5 giờ.
Video đang HOT
Vùng chất trắng chịu trách nhiệm điều hành hoạt động cũng bị rối loạn và chậm phát triển (vùng màu xanh trong ảnh dưới).
“Những phát hiện này rất hấp dẫn, nhưng chỉ mới sơ bộ”, Jenny Radesky – một vị bác sĩ nhi khoa không tham gia vào nghiên cứu – nhận xét.
Thực tế, không phải việc sử dụng thiết bị làm kiềm hãm quá trình sản sinh chất trắng mà là thời gian xem TV quá thụ động, khiến não không tư duy và chậm phát triển. Và việc tập trung vào màn hình nhiều khiến trẻ không có những trải nghiệm khác tốt cho não.
Những năm đầu đời, trẻ cần được tương tác, khuyến khích nói và giao tiếp, chơi với những người yêu thương để phát triển tư duy, tập giải quyết vấn đề và một số kỹ năng khác. Thực tế, các neuron trong não liên kết với nhau nên khi chúng ta thực hành một việc gì càng nhiều, hoạt động đó càng được củng cố và “khắc sâu” vào tâm trí.
Kết quả kiểm tra cho thấy ít kỹ năng hơn bình thường
Ngoài kết quả MRI, kết quả kiểm tra nhận thức cho thấy thời gian tập trung vào TV, điện thoại quá mức cũng liên quan đáng kể đến việc phát triển kỹ năng đọc viết và khả năng sử dụng ngôn ngữ biểu đạt của trẻ. Ngoài ra, trẻ sẽ phản xạ chậm, khả năng gọi tên các đối tượng cũng kém hơn so với bình thường.
Hutton lưu ý rằng kết quả này chỉ là tương đối, cần thêm nhiều thử nghiệm lâm sàng chuyên sâu hơn để tìm hiểu các chi tiết cụ thể. Tuy nhiên, theo thời gian, tác động của thiết bị điện tử với trẻ sẽ tăng lên. Càng lớn, các bé sẽ càng có xu hướng chậm phát triển hơn so với bạn bè đồng lứa. Những đứa trẻ khởi đầu với bộ não chậm phát triển hiếm khi có kết quả tốt và thành công ở trường học.
Radesky muốn thử nghiệm được nhân rộng trong những quần thể nghiên cứu khác. “Các nhà nghiên cứu và bác sĩ nhi khoa nên lấy kết quả này làm nền tảng khởi đầu cho những nghiên cứu khác trong tương lai. Có nhiều yếu tố về môi trường sống và gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ – ví dụ sự căng thẳng, sức khỏe và tinh thần của bố mẹ, những trải nghiệm vui chơi và thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ. Không có yếu tố nào trong số đó được tính trong nghiên cứu này”, bà nói.
Phụ huynh nên làm gì?
Theo Radesky, mọi quyết định trong việc nuôi dạy con cái của cha mẹ đều ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ, nhưng chúng ta có thể xem đây là một cơ hội quan trọng. Những hoạt động tương tác với phụ huynh như: đọc, hát, chuyện trò, đi dạo hoặc dành thời gian rảnh rỗi để chơi cùng… có thể giúp bé phát triển tích cực hơn.
Tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau mà phụ huynh có thể cân nhắc xem có nên cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, TV hay không. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn theo từng độ tuổi dưới đây:
Trẻ sơ sinh
Tất cả trẻ em dưới 18 tháng tuổi đều không nên tiếp xúc với màn hình điện tử, trừ trường hợp trò chuyện video với gia đình và người thân. Ở độ tuổi này, các bé cần tương tác với người chăm sóc và môi trường xung quanh. Một nghiên cứu cho thấy ngay cả khi bật TV thụ động trong phòng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng chơi và tương tác của trẻ với môi trường xung quanh.
Trẻ mới biết đi
Khi tròn 2 tuổi, các bé có thể học từ ngữ trong những mẫu đối thoại hoặc trong video chúng xem hằng ngày. Nếu có phụ huynh xem cùng và giải thích nội dung, trẻ sẽ tiếp thu tốt hơn.
Trẻ mẫu giáo
Đối với trẻ từ 3-5 tuổi, một chương trình truyền hình được thiết kế tốt có thể giúp bé cải thiện khả năng nhận thức, tăng vốn từ vựng và phát triển một số kỹ năng xã hội. Tuy nhiên AAP lưu ý nhiều ứng dụng giáo dục trên thị trường hiện nay lại không được đầu tư và phát triển bởi các chuyên gia. Phương pháp tốt nhất là phụ huynh nên chơi cùng hoặc cho bé tiếp xúc nhiều với những bạn đồng trang lứa.
Tương tự như trẻ mới biết đi, các bé mẫu giáo sẽ tiếp thu những bài học tốt hơn nếu có người xem và tương tác cùng.
Theo techsignin
Cách sử dụng máy tính để gửi tin nhắn từ điện thoại
Không phải lúc nào bạn cũng "dán mắt" vào cái màn hình 6 inch trên điện thoại và giao tiếp với mọi người thông qua một bàn phím nhỏ bé như thế. Hầu hết các ứng dụng nhắn tin giờ đây đều tương thích gần như mọi nền tảng, từ laptop, desktop cho đến điện thoại.
Dưới đây là một số tùy chọn cho bạn chọn, bao gồm SMS, iMessage, WhatsApp và các nền tảng nhắn tin khác.
Apple iMesage
Nếu bạn đang xài iOS/iPadOS và macOS thì việc kết nối tin nhắn giữa chúng quá đơn giản: chỉ cần thông qua ứng dụng Messages trên các nền tảng này. Mọi thứ sẽ tự động được thiết lập và hoạt động gần như liền mạch. Đó chính là điều tuyệt vời mà iMessage và các thiết bị của Apple mang lại.
Để sử dụng iMessage (dịch vụ nhắn tin của riêng Apple) trên Mac, bạn chỉ cần đăng nhập đúng Apple ID mà bạn đã sử dụng trên iPhone khi chạy ứng dụng Message (hoặc bạn cũng có thể truy cập mục Messages -> Preferences -> iMessage bên trong ứng dụng để thiết lập). Tất nhiên là bạn cũng cần kích hoạt iMessage trên cả iPhone ( Settings -> Messages).
Mặc định, tính năng này sẽ không hoạt động với những tin nhắn SMS/MMS. Để bật, bạn phải truy cập vào mục Settings -> Messages -> Text Message Forwarding và đảm bảo đã kích hoạt máy Mac. Tiếp theo đó, từ màn hình chính của Settings, chọn vào mục tên tài khoản, nhấp vào iCloud, sau đó gạt bật ngay dòng Messages.
Trên Messages của máy Mac, chọn đến Messages -> Preferences -> iMessage. Tại đây, hãy chắc rằng bạn đã chọn số điện thoại của mình và mục Enable Messages in iCloud.
Sau khi mọi thứ hoàn tất, các tin nhắn SMS/MMS cũng sẽ được đồng bộ sang, thế nhưng, nó có thể khiến trải nghiệm của chúng ta bị ngắt quãng. Nếu bạn gặp vấn đề, hãy thử khởi động lại máy Mac hoặc chiếc iPhone, hay thậm chí là tắt iMessage và bật lại. Những điều này sẽ thiết lập loại toàn bộ kết nối và buộc máy chủ của Apple đồng bộ lại một lần nữa.
Ứng dụng Your Phone Companion của Microsoft
Có thể bạn sẽ không biết rằng Microsoft đã tích hợp một ứng dụng tên là Your Phone để bạn đồng bộ các thông tin từ điện thoại đến chiếc máy tính của mình và họ đã từ từ cải thiện nó. Đáng tiếc là ứng dụng này chỉ hoạt động tốt với Android và cần cài đặt thêm ứng dụng Your Phone Companion, còn với iOS lại bị giới hạn khá nhiều bởi hệ điều hành này không cung cấp quyền truy cập tin nhắn cho bất kì ứng dụng nào khác.
Điều bạn cần là chỉ cần bật ứng dụng Your Phone trên cả máy tính và điện thoại, đăng nhập cùng một tài khoản và liên kết với số điện thoại. Sau đó, các tin nhắn sẽ tự động hiện trên máy tính. Bạn có thể soạn tin nhắn mới hay trả lời những tin nhắn trước đó ngay trên laptop hoặc desktop mà không cần đụng gì đến điện thoại. Chức năng này hoạt động tốt ngang ngửa so với iMessage của Apple.
Android Messages
Những ai đang dùng Adroid cũng thêm tùy chọn Android Messages trên nền web và hoạt động trên mọi hề điều hành Windows, macOS, ChromeOS hay bất cứ đâu mà bạn có thể sử dụng trình duyệt. Lần đầu bạn truy cập, trang web sẽ hiển thị một mã QR. Bạn phải quét nó từ điện thoại bằng cách truy cập vào ứng dụng Messages trên Android, nhấp vào dấu 3 chấm nằm ở góc trên bên phải, sau đó chọn Messages for web để quét mã này.
Các công cụ bên thứ ba
Dù các tùy chọn tích hợp bên trong Windows và macOS có thể làm tốt công việc này, thế nhưng, đôi khi bạn lại thích sử dụng một dịch vụ bên thứ ba hơn. Các ứng dụng bên thứ ba thường hỗ trợ mạnh mẽ cho mọi nền tảng và bạn có hàng loạt lựa chọn cho riêng mình.
Pushbullet là một ứng dụng mạnh mẽ nhưng khá đơn giản. Chỉ cần đăng ký tài khoản trên web, cài đặt ứng dụng Pushbullet trên Android, đăng nhập cùng một tài khoản, thiết lập sơ lược một chút là bạn đã có thể gửi và nhận tin nhắn thông qua trang web của Pushbullet trên Windows và macOS (nền tảng này cũng có một ứng dụng desktop riêng dành cho Windows).
Bạn cũng có thể trả lời tin nhắn trên một vài ứng dụng khác như WhatsApp hay Facebook Messenger thông qua extension Pushbullet cho Chrome. Extension này sẽ hoạt động tự động một khi bạn đăng nhập. Tuy nhiên, đối với các ứng dụng này, bạn chỉ có thể trả lời tin nhắn thông qua những thông báo hiện lên chứ không phải đồng bộ hoàn toàn mọi cuộc trò chuyện.
Cũng có một nền tảng khác tương tự với Pushbullet là EasyJoin Pro. Nó hoạt động với cả SMS, WhatsApp và Facebook Messenger. Dĩ nhiên, bạn cũng cần cài đặt ứng dụng EasyJoin trên chiếc smartphone Android và đăng nhập cùng một tài khoản trên điện thoại và máy tính (có cả web lẫn các ứng dụng cho Windows và macOS). Cuối cùng là chỉ cần thiết lập một vài tùy chỉnh, thế là bạn đã có thể đồng bộ tin nhắn cũng mới nhau.
Một đánh đổi duy nhất là ứng dụng di động này có giá 10 USD (khoảng 230.000 đồng), nhưng bạn sẽ nhận được hàng tá các chức năng khác như đồng bộ clipboard và thông báo, trao đổi file và thư mục dễ dàng,... Nếu bạn thực sự cần đến một giải pháp mạnh mẽ, ổn định để kết nối giữa điện thoại Android và máy tính thì nó hoàn toàn xứng đáng để đầu tư.
MightyText cũng là một công cụ đồng bộ SMS khác và hoạt động tương tự như những ứng dụng phía trên. Chỉ cần tải ứng dụng Android của họ về và đồng bộ với ứng dụng desktop cho Windows hay macOS hoặc trên nền web thông qua tài khoản Google.
MightyText bao quát hơn một chút so với Pushbulelet nhưng không quá hoàn hảo. Nó cũng có gửi và nhận tin nhắn hay xóa chúng một cách dễ dàng, thậm chí là bạn cũng có thể đồng bộ ảnh và video từ điện thoại đến máy tính. Nếu đăng ký MightyText Pro (10 USD/tháng hoặc 80 USD/năm), bạn sẽ có thể hẹn giờ gửi tin nhắn vào một khung giờ nhất định và truy cập thêm vào một vài tính năng nâng cao khác.
Ứng dụng desktop và nền web
Như đã đề cập ở trên, Android Messages có thể hoạt động trên nền web, nhưng cũng có rất nhiều ứng dụng nhắn tin khác có thể sử dụng trên bất kì trình duyệt nào. Bạn có thể tận hưởng sự thuận tiện của việc gõ bàn phím khi nói chuyện với mọi người và tắt tab trình duyệt ấy đi khi hoàn thành.
Facebook Messenger có lẽ là một trong những ứng dụng tốt nhất mà chúng ta biết. Thậm chí, Facebook còn tách riêng ra một website dành cho Messenger với thiết kế đẹp hơn, ít các phần phiền nhiễu hơn và nhiều tính năng hũu dụng. Nó hoàn toàn tốt hơn so với trang web chính Facebook trong việc nhắn tin. Bạn có thể dễ dàng tìm tin nhắn có trong cuộc trò chuyện, thiết lập màu sắc cụ thể cho mỗi người hay thậm chí là tùy chỉnh emoji cho riêng khung chat đó.
Chỉ cần đăng nhập tài khoản Facebook là bạn đã có thể sử dụng nó. Có lẽ, giao diện này sẽ trực quan hơn rất nhiều và chúng ta không cần phải dành quá nhiều thời gian để tìm hiểu.
WhatsApp cũng có trên nền web. Tương tự như Android Messages, bạn chỉ cần quét mã QR có trên màn hình thông qua điện thoại bằng cách truy cập vào phần 3 chấm nằm ở góc trái, sau đó nhấn WhatsApp Web (đối với Android) hoặc nhấp biểu tượng cài đặt và chọn WhatsApp Web (trên iOS). Ứng dụng web này cũng sẽ cho phép bạn kích hoạt/vô hiệu hóa thông báo, gửi ảnh GIF, sticker, emoji hay thậm chí là truyền tải file, tương tự như trên ứng dụng di động.
Nếu bạn không thích sử dụng web, nền tảng này cũng sẽ cung cấp thêm các ứng dụng dành riêng cho Windows và macOS. Trải nghiệm của chúng không quá khác biệt so với khi sử dụng trên trình duyệt. Quá trình kết nối hoàn toàn giống với trên web.
Cũng có nhiều ứng dụng khác như: Telegram (có cả ứng dụng desktop lẫn web), Zalo (ứng dụng nhắn tin của người Việt, hỗ trợ cả desktop lẫn web), Signal (có ứng dụng desktop lẫn extension cho trình duyệt). Đơn giản là bạn chỉ cần đăng nhập tài khoản hay số điện thoại của mình, các tin nhắn trước đó sẽ tự động được đồng bộ và bạn có thể trả lời chúng ngay trên máy tính.
Có rất nhiều ứng dụng phổ biến hỗ trợ cho laptop và desktop, nhưng cũng không thiếu một vài nền tảng chưa hỗ trợ, ví dụ như chế độ nhắn tin của Instagram cho nền web hay Snapchat hiện tại vẫn chỉ dành cho các thiết bị di động.
Theo VN Review
Công ty an ninh mạng Mỹ chi 225 triệu USD mua doanh nghiệp Israel Những giải pháp của ObserveIT giúp các tổ chức lớn nhận diện và loại bỏ các thách thức bên trong bằng việc cung cấp các cảnh báo thời gian thực và giám sát hoạt động trên máy tính của người dùng. ObserveIT được thành lập năm 2006 và có trụ sở tại thành phố Tel Aviv. Công ty an ninh mạng Proofpoint của...