Trẻ em uống nhiều sữa tươi có tốt?
Sữa tươi là nguồn dinh dưỡng tốt, giúp trẻ phát triển, đặc biệt là chiều cao và cân nặng nhưng uống nhiều sữa tươi có tốt không?
Sữa tươi chứa nhiều canxi, phốt pho, vitamin A và D có lợi cho cơ, xương và răng; chất béo tốt cho trí não của trẻ; protein và hydro carbon giúp tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nếu cho trẻ uống sữa tươi không đúng cách sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Lượng sữa trong ngày
Với trẻ từ 4-8 tuổi sẽ có nhu cầu canxi cao nên cho trẻ uống khoảng 600ml sữa mỗi ngày.
Sữa tươi gồm 3 loại là sữa vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và tiệt trùng. Tuy nhiên chỉ nên cho trẻ uống sữa thanh trùng, tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên cho trẻ uống sữa bò vắt trực tiếp vì không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa. Khi sử dụng sữa cần xem hạn sử dụng và sữa thanh trùng phải bảo quản trong tủ lạnh.
Chỉ nên cho trẻ uống sữa thanh trùng, tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. (Ảnh minh họa)
Trước bữa ăn chính 2 giờ thì không nên cho trẻ uống sữa tươi cũng như các thức ăn vặt khác, vì có thể làm trẻ no và biếng ăn khi vào bữa. Chỉ nên cho trẻ uống sữa sau bữa ăn từ 1-2 giờ hoặc trước khi đi ngủ.
Sữa rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nhưng nếu ép trẻ uống quá nhiều sữa mỗi ngày về lâu dài dễ dẫn đến phát triển không cân đối.
Một số nguy cơ với sức khỏe
Táo bón: Vì trong sữa không chứa chất xơ kèm với việc khi trẻ uống quá nhiều sữa tươi thì dạ dày của trẻ sẽ bị đầy, từ đó không hấp thu được những thực phẩm có chứa chất xơ khác.
Béo phì: Khi uống quá nhiều sữa tươi trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa calo nạp vào, từ đó dẫn đến thừa cân.
Thiếu sắt: Vì trong sữa không chứa sắt cùng với khi uống nhiều sữa, trẻ sẽ no mà từ đó không thể bổ sung thêm sắt từ những loại thực phẩm khác. Quá trình này nếu diễn ra trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến thiếu máu, cần phải truyền máu cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Video đang HOT
Nói chung, trẻ uống quá nhiều sữa tươi sẽ gây ra những bất lợi với sức khỏe của bé. Do đó, cha mẹ cần cung cấp một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ uống sữa phù hợp và bổ sung thêm các vi chất cần thiết như kẽm, selen, Crom, vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Bật mí cách làm bánh mì ngọt mềm thơm, ăn là ghiền ngay!
Bánh mì ngọt là món bánh du nhập từ nước Pháp, là món ăn quen thuộc và được yêu thích không kém bánh mì ổ truyền thống. Bánh có độ mềm xốp mịn màng, thơm nồng nàn mùi bơ sữa cực kỳ hấp dẫn, ai thử một lần cũng sẽ nghiện ngay, nhất là các bé nhỏ.
Cùng VinID vào bếp học cách làm bánh mì ngọt thơm ngon cho gia đình cùng thưởng thức nhé.
1. Cách làm bánh mì ngọt mềm dai
Chuẩn bị nguyên liệu
Bột mì chuyên dụng (bột số 13): 520gr
Men nở: 15gr (3 muỗng cà phê)
Bơ nhạt làm bánh: 180gr
Đường cát trắng: 150gr
Trứng gà: 3 trứng
Bột sư tử (bột custard): 30gr (có thể bỏ qua)
Sữa bột: 30gr
Kem tươi (heavy/ whipping cream): 60gr
Sữa tươi không đường: 85gr
Mật ong: 5gr (1 muỗng cà phê)
Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
Muối ăn: 7gr (1.5 muỗng cà phê)
Nguyên liệu làm bánh mì ngọt truyền thống Pháp
Các bước làm bánh mì ngọt
Bước 1: Kiểm tra và kích hoạt men nởChuẩn bị 50ml nước ấm, với 15gr đường cát, hòa cùng nhau cho đường tan hết. Cho men nở vào và khuấy đều, để yên trong 10 phút, nếu hỗn hợp nổi bọt lên là men còn hoạt động tốt. Trộn đều hỗn hợp kem tươi với sữa tươi không đường, làm ấm hỗn hợp với lò vi sóng hoặc để lên bếp nấu ấm ấm, nhiệt độ hỗn hợp chỉ nằm trong khoảng 35 - 38 độ C. Cho hỗn hợp sữa, kem vào hỗn hợp men, cho thêm 3 trứng gà vào, khuấy đều cho tất cả hòa quyện vào là được.
Bước kiểm tra và kích hoạt men
Bước 2: Nhào bột bánh mì Cho bột làm bánh mì, bột sữa, bột sư tử, 1 chút xíu muối ăn, 135gr đường cát còn lại vào 1 âu mới, trộn đều tất cả lại với nhau. Hỗn hợp đều, cho men đã kích hoạt vào, trộn đều bằng thìa hoặc spatula. Cho tất cả vào máy nhồi bột, nhồi ở tốc độ chậm trong 10 - 15 phút, đến khi bột thành 1 khối mịn, thì ngưng, để bột nghỉ trong 5 phút. Sau thời gian nghỉ, bật máy và tiếp tục nhồi thêm 10 phút, để nghỉ lần 2 tiếp 5 phút. Sau khi nghỉ lần 2, cho 180gr bơ nhạt cắt nhỏ (đã để mềm ở nhiệt độ phòng nhưng không chảy) vào nhồi chung với bột. Nhồi tiếp tục ở tốc độ trung bình, đến khi bột quyện thành khối mịn, không dính tay, có thể kéo bột thành 1 lớp màng mỏng mà không bị rách là đạt.
Nhồi đến khi bột tạo thành lớp màng mỏng như vậy là đạt
Bước 3: Ủ bột bánh mì Thoa 1 lớp dầu ăn mỏng vào 1 tô mới, cho phần bột đã nhào đạt vào tô. Phủ kín tô bằng khăn ẩm, hoặc màng bọc thực phẩm. Để bột ủ trong 60 phút, hoặc đến khi bột nở gấp đôi khối lượng ban đầu là được.
Bước 4: Tạo hình bánh Bột sau khi ủ đủ thời gian, dùng ngón tay đâm 1 lỗ ngay giữa khối bột để bớt hơi trong bột. Cho khối bột ra bàn, nhào sơ lại bằng tay trong 3 - 5 phút. Vê bột thành 1 khối tròn, cho lại vào tô ban đầu, để ủ chậm trong ngăn mát tủ lạnh 5 - 6 tiếng. Sau khi ủ chậm, cho bột ra bàn nhào sơ lại ít phút, rồi cắt bột thành 9 phần bằng nhau. Mỗi phần nhỏ lăn dài thành sợi cho chiều dài bằng nhau. Lấy 3 sợi để song song với nhau, kết dính 1 đầu của 3 sợi lại, rồi tết chéo nhau như bím tóc.
Các bước tạo hình bánh mì ngọt kiểu Pháp
Bước 5: Ủ lần 3 và nướng bánh Bánh sau khi tạo hình cho vào khuôn hình oval, hoặc khuôn chữ nhật. Phủ lại với khăn ấm, cho bánh ủ ở nhiệt độ phòng thêm 1 - 2 tiếng, hoặc đến khi bánh nở gấp đôi ban đầu là được. Đánh tan 1 lòng đỏ trứng gà với mật ong và 15ml sữa tươi, khuấy cho tất cả hòa quyện vào nhau, lược lại qua rây để loại bỏ cặn trứng. Khi bánh ủ đủ thời gian, dùng cọ quét hỗn hợp trứng sữa vừa làm lên trên mặt bánh, rắc mè, hạnh nhân lát, mứt lên trên mặt bánh (không có cũng không sao). Cho vào lò nướng ở rãnh giữa (đã làm nóng lò trước 15 phút), nướng bánh 150 độ trong 25 phút, mặt bánh vàng đều, bánh tỏa mùi thơm là đã hoàn thành.
Bánh mì ngọt thơm bơ sữa, vàng đẹp mắt sau khi nướng xong
2. Các tips làm bánh mì ngọt ngon chuẩn vị
Để có được mẻ bánh mì ngọt thơm ngon chuẩn vị phương Tây, khi làm bánh các bạn cần chú ý:
Chọn đúng loại bột chuyên làm bánh mì (bột số 13) thì bánh sẽ có thớ dai, mềm ngon hơn. Chú ý dùng đúng loại men chuyên dành cho dòng bánh mì ngọt. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến bột bánh, trong quá trình nhào bột bạn cần đảm bảo khối bột được mát, không được nóng, vì sẽ làm chảy bơ trong bánh và bánh sẽ không tạo sợi dai sau khi nướng. Bột nên được ủ ở nhiệt độ phòng từ 30 - 35 độ C, không được để trực tiếp ở ánh sáng mặt trời, kế bên bếp nóng... Lò nướng luôn luôn phải được làm nóng ít nhất 15 phút trước khi nướng, nếu không bánh sẽ dễ bị xẹp, chai, hư sau khi nướng.
Chiếc bánh mì ngon cần đảm bảo nhiều yếu tố khi thực hiện
3. Cách bảo quản bánh mì ngọt
Bánh mì ngọt khi nướng xong cho ra khay để nguội là có thể thưởng thức, hoặc cho vào túi kín thì có thể bảo quản trong 3 - 4 ngày. Bánh có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nên được bọc kín trong túi để tránh bánh bị khô. Khi ăn có thể cho vào lò vi sóng hâm nóng cùng 1 ly nước lọc.
4. Các mẫu bánh mì ngọt đẹp, dễ thực hiện
Nếu không thích hình bím tóc, bạn có thể tham khảo 1 số tạo hình bánh mì đơn giản dưới đây:
Dùng 2 dây bột xoắn tròn lại với nhau là đã có bánh mì ngọt hình con sâu
Nếu khéo tay hơn bạn có thể tạo hình các con vật đơn giản cho bánh mì
Với công thức cách làm bánh mì ngọt ngon chuẩn vị cùng các tips vừa chia sẻ, VinID chúc các bạn thành công có món bánh mì thơm xuất sắc cho gia đình thưởng thức nhé. Cùng VinID ghé của cửa hàng VinMart gần nhất hoặc đặt qua ứng dụng VinID để có nguyên liệu đầy đủ và chất lượng cho món bánh nào.
Món bánh flan bằng lò vi sóng Món bánh flan bằng lò vi sóng cực đơn giản nhưng mang lại những chiếc bánh xinh xinh béo ngậy và mát lạnh. Nào các bạn hãy nhanh tay cùng Thế Giới Ẩm Thực vào bếp và cùng học cách làm món bánh flan bằng lò vi sóng này ngay nhé! Món bánh flan bằng lò vi sóng Nguyên liệu làm món bánh...