Trẻ em trả giá cho chia rẽ chính trị trên thế giới
Chia rẽ giữa các cường quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đang làm tổn hại đến trẻ em trên thế giới và gieo mầm cho các cuộc xung đột trong tương lai, theo người đứng đầu Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) ngày 9.12.
230 triệu trẻ em trên thế giới sống ở các vùng bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang – Ảnh: Reuters
2014 là năm tồi tệ nhất đối với hai thế hệ trẻ em trên thế giới do những cuộc xung đột, nhưng năm 2015 có vẻ còn tồi tệ hơn, Reuters dẫn lời giám đốc điều hành UNICEF Anthony Lake. “Điều này phản ánh một thực tế không thể chối cãi rằng chia rẽ về chính trị giữa các quốc gia trên thế giới thời điểm này lớn hơn bao giờ hết,” ông Lake nói.
UNICEF ước tính 15 triệu trẻ em đang bị cuốn vào các cuộc chiến tại Syria, Iraq, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, Ukraine và các vùng lãnh thổ Palestine; 230 triệu trẻ em trên toàn thế giới sống ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột vũ trang.
Trẻ em bị tổn thương cần được giúp đỡ để đối mặt với những nỗi kinh hoàng chúng đã chứng kiến – Ảnh: Reuters
Anthony Lake, người từng là Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton, cho biết việc chia rẽ của các cường quốc để lại những hậu quả vô cùng to lớn. Việc ngăn chặn các cuộc xung đột như tại Syria và các cuộc khủng hoảng nhân đạo còn vì lợi ích an ninh của chính họ, ông nói.
Video đang HOT
“Nếu những xung đột trở nên phổ biến ở các thế hệ tiếp theo và sau đó nữa, vậy thì còn hy vọng gì cho toàn bộ khu vực ở Trung Đông, và cho nhu cầu ổn định của phần còn lại của thế giới?”, Reuters dẫn lời vị giám đốc UNICEF.
Các cơ quan viện trợ vào lúc này có rất ít khả năng giúp đỡ cho những cuộc khủng hoảng trên thế giới. Thậm chí còn khó để có thể đặt một “miếng dán tạm” lên các cuộc xung đột kéo dài như tại Syria, Yemen, Afghanistan hay cuộc khủng hoảng mới do vi rút Ebola, ông Lake cho biết.
Trẻ em thế giới đang hứng chịu hậu quả từ những chia rẽ chính trị – Ảnh: Reuters
Theo giám đốc UNICEF, những nền tảng của tương lai sẽ được xây dựng trong trái tim và tâm trí của trẻ em, không phải trong cơ sở hạ tầng của những ngôi trường.
Ông Lake đau lòng nói về mơ ước của những trẻ tị nạn: “Nếu bạn không thể đưa các em đến trường, nơi mà chúng được học và cảm thấy an toàn hơn, thì một ngày chúng sẽ không thể xây dựng xã hội của mình vì thiếu kiến thức”.
Trẻ em bị tổn thương cần được giúp đỡ để đối mặt với những nỗi kinh hoàng chúng đã chứng kiến, ông Lake nói: “Nếu không, chúng sẽ lặp lại những gì chúng cho là bình thường trong thế hệ tiếp theo và tìm cách trả thù hơn là hòa giải, và tất cả mọi người sẽ phải trả giá.”
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Mỹ chia rẽ vì chính sách 'cứu' người nhập cư lậu của Obama
Chính sách "ân xá" cho 2,5 đến 5 triệu người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ sẽ được công bố trong bài phát biểu của Tổng thống Obama vào sáng nay 21.11 (giờ VN) đang gây chia rẽ trong lòng nước Mỹ.
Một cuộc biểu tình phản đối việc trục xuất người nhập cư lậu trước Nhà Trắng - Ảnh: AFP
Quyết định của Tổng thống Barack Obama sẽ được công bố trong bài phát biểu truyền hình trực tiếp từ Nhà Trắng vào sáng nay (giờ VN). Tuy nhiên, truyền thông Mỹ hôm qua dẫn lời các quan chức Nhà Trắng tiết lộ chính sách mới sẽ giúp từ 2,5 đến 5 triệu trong tổng số khoảng 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ tránh bị trục xuất.
Theo Reuters, ông sẽ mở rộng chương trình ngưng trục xuất đối với những người nhập cư lậu được mang vào nước Mỹ từ khi còn nhỏ, và đối với các đối tượng là cha mẹ có con cái là công dân Mỹ hoặc có thẻ xanh (thường trú nhân). Con số chính xác sẽ thay đổi tùy theo yêu cầu về số năm mà người nhập cư lậu sinh sống tại Mỹ.
Theo tờ Los Angeles Times, chính sách trên sẽ gây ảnh hưởng mạnh nhất đến tiểu bang California, nơi có khoảng 2,6 triệu người sống trong tình trạng nhập cư lậu, kế đến là Nevada. Tuy nhiên, theo tờ The New York Times, những người thuộc diện được "ân xá" sẽ không được hưởng các trợ cấp của chính phủ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Chính sách mới sẽ được ông Obama ban hành dưới dạng sắc lệnh hành pháp, vốn không cần thông qua Quốc hội, sau khi vấp phải sự chống đối từ đảng Cộng hòa đối với một chương trình cải tổ nhập cư sâu rộng hơn. Bằng việc này, ông Obama đã nhất quyết theo đuổi lập trường của mình bất chấp đề xuất của các nghị sĩ Cộng hòa, vốn yêu cầu hoãn đến năm sau, khi cuộc chuyển giao quyền lực tại Đồi Capitol hoàn tất.
"Mọi người đều đồng ý hệ thống nhập cư của chúng ta đã vỡ. Không may là Washington đã để cho vấn đề mưng mủ quá lâu. Vậy nên những gì tôi sẽ làm là đưa ra những điều mà tôi có thể thực hiện với quyền hạn hợp pháp của tổng thống để làm cho hệ thống hoạt động tốt hơn", ông Obama nói trong một đoạn clip giới thiệu về bài phát biểu được trông đợi.
Theo CNN, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Michael McCaul và Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Bob Goodlatte thuộc Hạ viện lập tức kêu gọi tổng thống hoãn ngay kế hoạch, kèm theo lời cảnh báo rằng sẽ nỗ lực ngăn chặn ông Obama có thể thực hiện quyền hành pháp.
Trong khi đó, một số thống đốc có thế lực của đảng Cộng hòa gồm Rick Perry (Texas), Scott Walker (Wiscosin), Bobby Jindal (Louisiana) tuyên bố ông Obama vượt quá quyền hạn tổng thống và đe dọa sẽ kiện chủ nhân Nhà Trắng, theo tờ Politico. Một người phát ngôn của Chủ tịch Hạ viện John Boehner thậm chí gọi tổng thống Mỹ là "Hoàng đế Obama" trong một tuyên bố lên án "kế hoạch ân xá" nói trên.
Bất chấp cuộc tranh cãi tại Washington, các tổ chức luật sư bắt đầu bận rộn chuẩn bị dịch vụ hỗ trợ cho các công dân tương lai. Liên minh Quyền lợi của di dân tại Los Angeles, bang California, đang tiến hành thuê thêm nhân viên để hỗ trợ hàng trăm ngàn đối tượng trong khu vực này có khả năng nhập tịch.
Họ sẽ buộc phải nộp đơn đăng ký cho chính quyền và có thể phải chứng minh bằng các hóa đơn hoặc những giấy tờ hợp pháp cho thấy đã định cư trên đất Mỹ trong một thời gian nhất định, theo phát ngôn viên của tổ chức trên.
Thụy Miên
Theo Thanhnien
APEC 2014 Cơ hội kết nối hay chia rẽ các nước lớn? Trong ngày 10-11/11, thế giới chứng kiến thái độ hoàn toàn khác nhau của nguyên thủ tại các cuộc gặp song phương bên lề APEC. Việc đặt Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ bên cạnh Khu vực tự do thương mại Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) của Trung Quốc là hình ảnh rõ nét nhất cho sự "so...