Trẻ em TP HCM sáng tạo đô thị thông minh vì sức khỏe cộng đồng
“Con sẽ thiết kế bệnh viện kết hợp sân vận động để người bệnh vừa được chăm sóc sức khỏe vừa tập thể dục”, Hoài Khanh 15 tuổi nói.
Hoài Khanh là một trong 21 học sinh đưa mô hình ý tưởng sáng tạo của mình tham gia dự án “ Thành phố thông minh và thân thiện với trẻ em” do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Saigon Inovation Hub thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM và trường dạy tư duy sáng tạo Arkki tổ chức. Dự án thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10, các mô hình đang được triển lãm.
Bị ám ảnh bởi tình trạng kẹt xe, ngập nước, xả rác, ô nhiễm không khí, ô nhiễm khói thuốc lá…, các tác giả nhỏ tuổi (8 đến 16 tuổi) đã không ngần ngại chia sẻ ước mơ về một thành phố thân thiện tốt cho sức khỏe, trong những ý tưởng mô hình của mình. 21 mô hình ý tưởng sáng tạo, các em có chung thông điệp chú trọng đến chăm sóc sức khỏe của cộng đồng, với thiết kế về một đô thị có rất nhiều cây xanh, sân bóng, bệnh viện, khu vực đi bộ, tập thể dục…
Mô hình đô thị thông minh vì sức khỏe cộng đồng do chính tay các em học sinh thiết kế và thực hiện. Ảnh: TT
“Con thích làm các mô hình nhà cửa lạ mắt cùng với chim cánh cụt tượng trưng cho nơi có khí hậu mát mẽ, trong lành. Sau này lớn lên con sẽ làm được nhiều công trình đẹp, xanh, sạch cho thành phố mình sống”, Phương Linh, 9 tuổi, học sinh trường Lương Thế Vinh vừa nói vừa nặn hình chim cánh cụt phủ trên tòa nhà bằng mô hình giấy và đất sét.
Video đang HOT
Hoài Khanh hào hứng với mô hình bệnh viện hình hoa hướng dương. Cậu bé chia sẻ mỗi cánh hoa tượng trưng cho quyền cơ bản của trẻ em. Khanh còn mong muốn những người bệnh sẽ có một môi trường chăm sóc sức khỏe tốt, gần gũi với thiên nhiên, sống khỏe mạnh và yêu đời.
Duy Đông, học sinh trường Nguyễn Thượng Hiền nói rằng: “Con thấy thành phố mình chưa đẹp. Nhiều nơi còn xả rác rất xấu. Con muốn thành phố mình có nhiều cây xanh, khu vui chơi và hồ bơi cho trẻ em hơn. Đô thị thông minh phải là nơi người dân được quan tâm tốt nhất về sức khỏe và môi trường sống”.
Các em được trải nghiệm thực tế ở khu vực Thủ Thiêm, TP HCM để quan sát và chụp ảnh, phục vụ cho mô hình của mình. Ảnh: TT
Bà Pihla Meskanen, giám đốc của trường Arkki International, chia sẻ trẻ em TP HCM rất quan tâm và thấy được nhiều vấn đề đang tồn tại của thành phố. Tuy không thể giải quyết các vấn đề này trong một tuần hay một năm nhưng các em cũng đưa ra nhiều ý kiến và giải pháp thú vị.
“Nhiều em đề nghị cải thiện vấn nạn kẹt xe và thay đổi tình trạng giao thông bằng cách chuyển sang dùng xe đạp điện. Thành phố nên có những trạm cho thuê xe đạp giúp giảm tiếng ồn, giảm ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện sức khỏe cho người dân”, bà Pihla nói.
Cẩm Anh
Theo VNE
Cứ 5 giây thế giới có một em bé tử vong
6,3 triệu trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới tử vong trong năm 2017, tập trung ở các nước châu Phi.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) vừa công bố tình hình tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Ước tính năm 2017 cứ mỗi 5 giây có một trẻ dưới 15 tuổi tử vong. 85% là trẻ chết trong năm đầu đời, 5,4 triệu trẻ dưới 5 tuổi và 0,9 triệu trẻ từ 5 đến 14 tuổi.
Tỷ lệ trẻ tử vong trên toàn cầu tuy giảm nhưng vẫn còn cao. Ảnh: Lê Phương.
Tỷ lệ tử vong trẻ em theo các độ tuổi không đồng đều giữa các khu vực trên thế giới. Quốc gia có tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi cao nhất chênh gấp 60 lần với quốc gia có tỷ lệ thấp nhất. Khu vực các nước châu Phi cận Sahara vẫn là vùng nhiều trẻ chết.
Hầu hết trẻ em dưới 5 tuổi chết vì các nguyên nhân có thể phòng ngừa hoặc điều trị được như biến chứng trong khi sinh, viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng huyết sơ sinh và sốt rét. Trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 14, tai nạn thương tích là nguyên nhân gây tử vong chính, đặc biệt là chết đuối và tai nạn giao thông đường bộ.
Ông Laurence Chandy, Giám đốc Phụ trách Dữ liệu, Nghiên cứu và Chính sách của UNICEF nhấn mạnh nếu không hành động khẩn trương, từ nay đến năm 2030 sẽ có 56 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong, một nửa trong số đó là trẻ sơ sinh.
Mỹ Lê
Theo Vnexpress
Công nghệ và cuộc chiến chống suy dinh dưỡng Bà Kanaklata Raula ở làng Kaptipada thuộc huyện Mayurbhanj, phía Đông Ấn Độ, là nhân viên y tế cộng đồng. Công việc hàng ngày của bà là đến các trung tâm y tế cộng đồng (Anganwadi) để đảm bảo rằng các bà mẹ và trẻ em được tiếp cận đầy đủ dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cơ bản. Bà...