Trẻ em gái cần làm gì để được sống trong an toàn, bình đẳng?
Ngày Quốc tế trẻ em gái được tổ chức vào tháng 10 hàng năm được xem là một dịp đặc biệt để mỗi chúng ta dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em gái.
Song song với đó, nhiều vấn đề đang tác động đến đời sống của trẻ em gái hiện nay cũng được đề cập, đặc biệt là vấn đề xâm hại tình dục, mất cân bằng giới tính khi sinh và bạo lực trẻ.
Những sẻ chia ý nghĩa
Kỷ niệm Ngày Quốc tế trẻ em gái năm nay, một cuộc thi vẽ tranh về chủ đề trẻ em gái cũng đã được Ban Chỉ đạo công tác dân số tỉnh phối hợp với các trường THPT Nguyễn Cảnh Chân, THPT Đặng Thai Mai và THPT Thanh Chương 3 của huyện Thanh Chương tổ chức. Thông qua cuộc thi này, các học sinh đã có những bài thuyết trình khá ấn tượng bày tỏ những mơ ước, hoài bão, những ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình về các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em gái. Trong đó, ở bài thuyết trình của Trường THPT Thanh Chương 3, dù đề cập đến chủ đề “Con gái là phái yếu” nhưng các em lại đưa ra nhiều dẫn chứng để khẳng định có nhiều điều tốt đẹp mà chỉ có con gái mới có thể làm được. Hơn thế, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con gái còn là phái đẹp, đẹp về trí tuệ, về tâm hồn và có thể là nơi nương tựa tin cậy cho tất cả mọi người.
Với Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân, chủ đề “Trao quyền cho trẻ em gái” các em cũng đã mạnh dạn đề cập đến một vấn đề nhức nhối hiện nay đó là vấn đề phòng, chống xâm hại tình dục, mang thai và nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. Từ câu chuyện có thật của một nữ sinh trong trường mang thai sớm rồi phải nghỉ học, những nữ sinh của Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân cũng mong muốn các cấp, các ngành, nhà trường hãy thường xuyên quan tâm, tạo mọi điều kiện để các em được trang bị các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân. Gia đình hãy là chỗ trợ vững chắc cho con cái để các em có cơ hội được chia sẻ, bày tỏ những băn khoăn, suy nghĩ của mình…
Về chương trình này, thầy giáo Lê Văn Hải – Bí thư Đoàn trường THPT Nguyễn Cảnh Chân, đánh giá: “Chương trình là một hoạt động truyền thông ý nghĩa để ban tổ chức có cơ hội để được lắng nghe những suy nghĩ của học trò ngày nay xoay quanh các vấn đề về trẻ em gái. Từ đó, cũng nêu cao vai trò tham gia của toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em gái, để đảm bảo mọi trẻ em gái được chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, tăng cường phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục, hình thành nhân cách và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em gái để các em phát triển toàn diện”.
Tại buổi lễ, những người tham dự cũng đã thể hiện thông điệp về Ngày Quốc tế trẻ em gái bằng hành động đặt tay lên phía ngực trái, nơi có chiếc nơ màu hồng. Đây chính là hành động thể hiện sự yêu thương, lắng nghe, trân trọng, là trách nhiệm, sự cam kết về thái độ, hành động, niềm tin cùng những điều tốt đẹp nhất sẽ dành cho trẻ em gái để các em được sống chính với tuổi thơ của mình cùng những khát vọng hoài bão mà không bị rào cản bởi bất bình đẳng giới.
Đẩy mạnh truyền thông
Thực tế thời gian qua, các ngành, địa phương trên địa bàn toàn tỉnh cũng đã và đang tuyên truyền, phổ biến Luật Trẻ em và các quy định khác liên quan, đồng thời lồng ghép chương trình giáo dục giới tính, bình đẳng giới. Tại xã Văn Sơn (Đô Lương), Ban Dân số đã phối hợp cùng Hội Phụ nữ xã tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu về phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em”. Điều thú vị đó là thí sinh tham dự cuộc thi này lại chính là các cặp mẹ và con gái. Vì thế, dù cuộc thi khá gay cấn nhưng qua mỗi phần thi khán giả lại càng thấy được sự gắn kết giữa các thí sinh dự thi. Và dù thắng hay thua cuộc thi đã để lại một dư âm đẹp, là cầu nối để gắn kết tình cảm gia đình, sự yêu thương và sẻ chia giữa mẹ và các con gái.
Video đang HOT
Chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Trẻ em gái cũng được huyện Hưng Nguyên tổ chức kéo dài trong nhiều ngày với nhiều nội dung khác nhau. Đó là tổ chức truyền thông cho học sinh Trường THCS Lam Thành nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên; những thay đổi về thể chất cũng như tâm sinh lý trong lứa tuổi vị thành niên.
Còn tại Trường THCS Hưng Tây, trong ngày này cũng vừa ra mắt câu lạc bộ “Trẻ em gái” để hàng tháng các em sẽ được gặp gỡ để tham gia tập thể như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Ngoài ra, các câu lạc bộ cũng là nơi để các em chia sẻ, giãi bày và giáo dục các em các kỹ năng ứng xử, xử lý các tình huống trong cuộc sống.
Năm 2019, tỉnh Nghệ An cũng đã lấy chủ đề “Chấm dứt tình trạng xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em gái” để tuyên truyền cho Ngày Quốc tế trẻ em gái. Đây cũng là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở nước ta khi một thống kê đã cho thấy, trung bình mỗi năm có 3.000 – 4.000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó phát hiện khoảng 100 trẻ bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục.
Qua nghiên cứu trên 2.000 học viên các trường giáo dưỡng cho thấy, khoảng 50% em có tuổi thơ từng sống trong tình trạng hà khắc của bố mẹ. Trong đó, số em bị bố đánh chiếm 23% – gấp 6 lần tỷ lệ bị mẹ đánh. Đa số nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục là trẻ em gái. Ngoài ra, bạo lực trẻ em cũng diễn ra rất phổ biến khi có đến 68,4% trẻ em Việt Nam (dưới 18 tuổi) từng ít nhất một lần bị bạo lực dưới một trong vài hình thức, từ bị đánh đập, xâm hại thân thể đến xâm hại tình dục…
Trước thực tế này, thời gian qua ngành Dân số đã đầu tư khá lớn cho công tác truyền thông. Đó là triển khai hàng loạt Dự án sức khỏe sinh sản với hàng trăm buổi truyền thông tư vấn: Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, chống xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở bằng hình thức nói chuyện chuyên đề, tư vấn trực tiếp lồng ghép sinh hoạt văn hóa văn nghệ; thành lập các câu lạc bộ “kỹ năng sống và sức khỏe sinh sản vị thành niên” trong các trường học. Tư vấn qua điện thoại – tổng đài nhằm giúp các em gái nhận biết, đề phòng các nguy hại của việc xâm hại tình dục và bạo lực, có kinh nghiệm tự chăm sóc bản thân liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Chia sẻ thêm về ý nghĩa của Ngày Quốc tế trẻ em gái năm nay, ông Nguyễn Trung Thành – Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số – KHHGĐ tỉnh cho rằng: “Để giải quyết nạn xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em gái, rất cần sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Chúng tôi cũng thấy rằng, tất cả các chương trình đầu tư cho trẻ em gái, dù là hỗ trợ các em về sức khỏe, giáo dục hay an toàn, đều giúp các em cải thiện được cuộc sống và tạo ra môi trường an toàn, bình đẳng để các em có thể phát triển toàn diện”.
Nội dung: Mỹ Hà
Ảnh: Mỹ Hà – Mạnh Đạt
Kỹ thuật: Thành Cường
Theo baonghean
Trung bình mỗi năm cả nước có 1.000 trẻ em bị xâm hại tình dục
Hiện trung bình mỗi năm có 3.000 - 4.000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó phát hiện khoảng 100 trẻ bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục. Đa số nạn nhân các vụ xâm hại tình dục là trẻ em gái.
Sáng 9/10, Ban chỉ đạo Công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh phối hợp với UBND huyện Thanh Chương tổ chức chương trình truyền thông Hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 với chủ đề "Chấm dứt tình trạng xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em gái".
Các đại biểu hưởng ứng thông điệp nhân Ngày quốc tế trẻ em gái. Ảnh: Mỹ Hà
Xâm hại tình dục và bạo lực trẻ em gái trong những năm gần đây tại Việt Nam trở thành một trong những vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội. Hậu quả của vấn đề này hết sức nghiêm trọng cả về thể chất và tinh thần đối với trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước.
Theo số liệu thống kê, trung bình mỗi năm có 3.000 - 4.000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó phát hiện khoảng 100 trẻ bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục.
Ban tổ chức chấm phần thi vẽ tranh của các nhà trường. Ảnh: Mỹ Hà
Nghiên cứu trên 2.000 học viên các trường giáo dưỡng cho thấy khoảng 50% em có tuổi thơ từng sống trong tình trạng hà khắc của bố mẹ. Trong đó, số em bị bố đánh chiếm 23% - gấp 6 lần tỷ lệ bị mẹ đánh. Đa số nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục là trẻ em gái.
Ngày Quốc tế Trẻ em gái năm nay lấy chủ đề "Thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh", trong đó nội dung chính là "Chấm dứt tình trạng xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em gái".
Lãnh đạo Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ và Huyện ủy Thanh Chương trao Bằng khen cho xã Ngọc Lâm và Xuân Tường nhờ có thành tích tốt trong việc thực hiện chính sách dân số. Ảnh: Mỹ Hà
Thông qua chương trình này, nhằm đề cao nhiệm vụ của các ngành, các cấp, các đoàn thể cùng các tổ chức xã hội và toàn dân trong việc quan tâm, cũng như nêu cao trách nhiệm của mình trong giáo dục, bảo vệ trẻ em gái. Đồng thời, cảnh tỉnh, nhắc nhở việc thực hiện tốt quyền bình đẳng giới và tạo điều kiện tốt nhất cho các em được học tập vì một tương lai tươi đẹp hơn.
Tại chương trình này, nhiều hoạt động thiết thực được tổ chức, đó là: thi vẽ tranh và thuyết trình chủ đề về trẻ em gái với sự tham gia của 3 trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương là THPT Thanh Chương 3, THPT Nguyễn Cảnh Chân và THPT Đặng Thai Mai, giao lưu - tương tác với khán giả, hoạt cảnh truyền thông về dân số.
Khen thưởng cho các học sinh có thành tích tốt trong học tập của huyện Thanh Chương. Ảnh: Mỹ Hà
Dịp này, lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ và huyện Thanh Chương đã trao Bằng khen của UBND tỉnh cho cán bộ và nhân dân xã Ngọc Lâm với thành tích 3 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên và xã Xuân Tường có thành tích giảm 50% sinh lần 3 so với năm 2017.
Ban tổ chức trao giải Nhất cho Trường THPT Thanh Chương 3. Ảnh: Mỹ Hà
Ngoài ra, ban tổ chức biểu dương, trao quà cho 15 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vươn lên trong học tập.
Mỹ Hà
Theo baonghean
'Bảo vệ trẻ em để các em sinh ra được bình đẳng, dù là trai hay gái' Sáng ngày 8/10 tại Lạng Sơn, Tổng cục Dân số-KHHGĐ phối hợp UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ Mít tinh cổ động, diễu hành hưởng ứng Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10/2019 với chủ đề "Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh". Mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay ở...