Trẻ dưới 5 tuổi không nên tiếp xúc với thiết bị điện tử quá một giờ mỗi ngày
WHO cảnh báo trẻ từ 2 đến 4 tuổi không nên chơi thiết bị điện tử quá một giờ, còn trẻ sơ sinh nên tránh hoàn toàn.
Cảnh báo này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên đưa ra trong hướng dẫn về thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử tối đa cho trẻ em, cuối tháng 4.
Ảnh: CBC.
WHO cũng khuyến nghị trẻ dưới 5 tuổi tích cực hoạt động thể chất và ngủ đủ giấc nhằm phát triển thói quen sống tốt, ngăn ngừa bệnh béo phì và các bệnh khác khi lớn lên. Trẻ từ một đến 4 tuổi cần dành ít nhất 3 tiếng mỗi ngày cho các loại hình vận động. Trong khi đó, trẻ sơ sinh nên được nằm chơi trên sàn.
Video đang HOT
Sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, máy tính là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em lười vận động, từ đó dẫn đến thừa cân, béo phì và hàng loạt nguy cơ sức khỏe khi trưởng thành như tiểu đường, tăng huyết áp và các bệnh ung thư. Thói quen dùng thiết bị điện tử còn tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.
Trong một báo cáo năm 2017, WHO chỉ ra số trẻ em và thanh thiếu niên béo phì trên toàn cầu đã tăng gấp 10 lần, lên mức 120 triệu người trong 40 năm qua. Sự gia tăng này tập trung ở các nước có thu nhập thấp đến trung bình, đặc biệt là ở châu Á.
Phương Dung
Theo Reuters
Nhân viên văn phòng cần tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày
Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ đã tiết lộ rằng hoạt động thể chất rất quan trọng đối với những người ngồi nhiều.
ShutterStock
Một nghiên cứu mới tiết lộ nhân viên văn phòng ngồi trong thời gian dài có thể giảm thiểu rủi ro về sức khỏe do đặc thù công việc ít vận động bằng cách tập thể dục chỉ 20 phút mỗi ngày, theo The Health Site.
Nghiên cứu do Đại học Sydney (Úc) hợp tác với Trường Khoa học Thể thao Na Uy, Viện Sức khỏe Cộng đồng Na Uy và Đại học Loughborough của Anh, đã kiểm tra những tác hại đến sức khỏe do việc ngồi nhiều gây ra.
Bằng cách thống kê về hoạt động thể chất và việc ngồi nhiều đối với số liệu tử vong của gần 150.000 người - từ 45 tuổi trở lên, tham gia, nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất đặc biệt quan trọng đối với những người ngồi nhiều.
Giảm bớt thời gian ngồi sẽ là một khởi đầu tốt nhưng chưa đủ, giáo sư Emmanuel Stamatakis, Đại học Sydney (Úc) cho biết.
Kết quả cho thấy thời gian ngồi liên quan đến cả tỷ lệ tử vong sớm và tử vong do bệnh tim mạch ở các nhóm ít hoạt động thể chất nhất - là những người hoạt động thể chất với cường độ từ trung bình đến mạnh mẽ, dưới 150 phút mỗi tuần.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải hoạt động thể chất đủ 1 giờ mỗi ngày.
Theo khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng của Úc, chỉ cần từ 150 - 300 phút mỗi tuần - tương đương với trung bình khoảng 20 - 40 phút mỗi ngày, đã đủ để loại bỏ rủi ro cho sức khỏe do việc ngồi nhiều gây ra.
Với nhiều chuyên gia y tế công cộng, những rủi ro sức khỏe do việc ngồi nhiều, ngày càng được lo ngại nhiều hơn, giáo sư Stamatakis hy vọng những phát hiện của nghiên cứu này sẽ đóng vai trò như một lời cảnh tỉnh cho những nhân viên văn phòng ngồi nhiều, ít vận động, lại không có nhiều thời gian để tập thể dục.
Theo Thanh niên
WHO cảnh báo: không smartphone, không ti vi, hạn chế địu trẻ dưới 2 tuổi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa ban hành các khuyến nghị liên quan đến hoạt động thể chất, bao gồm thời gian trước màn hình (smartphone, ti vi...) để trẻ 0-4 tuổi có thể lớn lên khỏe mạnh. Theo thông báo chính thức ban hành ngày 24-4 của WHO, trẻ em dưới 5 tuổi phải dành ít thời gian hơn trước...