Trẻ dưới 3 tuổi không được ngủ với cha mẹ có thể bị ảnh hưởng khi trưởng thành
Việc không được ngủ chung với cha mẹ khi còn nhỏ, cụ thể là khoảng thời gian trước 3 tuổi, sẽ gây ra những tác hại có sức ảnh hưởng lâu dài tới tận sau này khi con trưởng thành.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều bậc cha mẹ bận rộn tới mức không có thời gian dành cho con cái. Chính vì thế họ thường nhờ đến sự giúp đỡ của ông bà trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Gửi con cho ông bà trông cả ngày, thậm chí buổi tối cũng để con ngủ với ông bà để bản thân được nghỉ ngơi sau cả ngày đi làm mệt mỏi.
Vẫn biết điều đó sẽ mang lại lợi ích nhất định đối với cha mẹ nhưng xét về lợi ích cho em bé thì lại không hề có. Trái lại, việc không được ngủ chung với cha mẹ khi còn nhỏ, cụ thể là khoảng thời gian trước 3 tuổi, sẽ gây ra những tác hại có sức ảnh hưởng lâu dài tới tận sau này khi con trưởng thành.
Trẻ ngủ với mẹ từ nhỏ có tính cách tốt hơn
Trẻ em có một mối liên hệ mật thiết đầy thiêng liêng với người mẹ. Mỗi khi sợ hãi hoặc dỗi hờn, trẻ thường tìm đến mẹ chứ không phải là bố hay ông bà. Nằm trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày, trẻ và mẹ đã sớm hình thành sợi dây liên kết chặt chẽ. Khi chào đời được mẹ ôm ấp và cho bú, trẻ càng quấn quýt và muốn ở bên mẹ hơn.
Trẻ em có một mối liên hệ mật thiết đầy thiêng liêng với người mẹ. (Ảnh minh họa)
Do đó, nếu được ngủ cùng mẹ nữa thì trẻ sẽ vô cùng hạnh phúc và luôn cảm thấy an toàn. Mà cảm giác an toàn ấy có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bé trong tương lai. Trẻ sẽ có tính cách tự tin, lạc quan, giao tiếp hòa đồng, hòa nhập với cuộc sống tập thể tốt hơn.
Ngược lại, trẻ không được mẹ nuôi nấng từ nhỏ, tâm lý trở nên cô đơn, tính cách thường lạnh lùng. Và chắc chắn sự gắn bó đối với gia đình của trẻ cũng lỏng lẻo, mối quan hệ cha mẹ – con cái trở nên mờ nhạt.
Tuổi thơ là quãng thời gian quan trọng đối với cuộc đời mỗi người, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, quan điểm của họ khi trưởng thành. Một đứa trẻ trải qua tuổi thơ không có cha mẹ kề bên, tâm lý khó bề mà phát triển “khỏe mạnh”. Dù có ông bà chăm sóc nhưng ông bà không bao giờ có thể thay thế được vai trò của cha mẹ đối với trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Do đó, trong giai đoạn 0-3 tuổi, cha mẹ hãy cố gắng chăm sóc cho trẻ hết mức có thể, hình thành mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái, nếu không trẻ sẽ không nghe lời cha mẹ, gây khó khăn cho việc dạy bảo và giáo dục trẻ sau này.
Trẻ nhỏ ngủ cùng người già có những hạn chế nhất định
Người già thường xuyên đi tiểu đêm, có thể ảnh hưởng đến trẻ
Người tuổi cao, chất lượng giấc ngủ tương đối kém hơn người trẻ tuổi. Chưa nói người già hay đi tiểu đêm, mà một khi đã tỉnh giấc rất khó ngủ lại. Và ngủ còn dễ dàng ngáy ngủ. Với những đặc trưng giấc ngủ của người già ấy, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ nhỏ.
Lúc người già ngáy ngủ, bản thân họ không hề nghe thấy, cũng không thể ngăn chặn. Nhưng trẻ em đang ở giai đoạn phát triển, yêu cầu một giấc ngủ phải sâu trong hoàn cảnh yên tĩnh. Chính vì thế, không nên để trẻ ngủ chung với người già.
Nếu không phải bất đắc dĩ, cha mẹ nên để con ngủ chung với mình. (Ảnh minh họa)
Người già có mùi đặc trưng có thể khiến bé không thoải mái
Người già trên cơ thể sẽ có một loại mùi lạ, gần như có thể ngửi thấy ở mọi người già. Đó không phải mùi hôi, mà là “mùi tuổi già”. Nó là một loại chất hóa học có tên gọi aldehyde. Chính chất này là ngọn nguồn tạo nên mùi đặc trưng của những người già. Ở người trẻ tuổi không thể ngửi thấy được, nhưng vài chục năm nữa, trên người họ cũng sẽ xuất hiện thứ hương này.
Người ta cho rằng, càng lớn tuổi, làn da của con người càng sản sinh ra nhiều axit béo, hàng rào chống oxy hóa tự nhiên trên da bắt đầu suy giảm. Từ đó làm gia tăng hàm lượng terpene aldehyde. Thứ mùi này càng đậm đặc dần theo tuổi tác. Nó phát ra từ trong da, không thể bị mất đi do tắm rửa hoặc thay quần áo, chỉ có thể làm nhạt đi phần nào.
Thứ mùi đặc trưng của người già ấy ít nhiều sẽ khiến trẻ nhỏ thấy không thoải mái, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của con.
Ngoài ra, người già còn giữ nhiều tư tưởng cổ hủ và những quan niệm không khoa học. Nếu trẻ được ông bà chăm sóc, lâu dần cũng sẽ bị ảnh hưởng từ ông bà của bé. Điều đó rõ ràng không hề có lợi cho vấn đề học tập và rèn luyện của bé sau này.
Ứng xử thế nào khi con nói 'không làm được'?
Thay vì làm hộ, phụ huynh hãy đề nghị được giúp đỡ con một phần công việc, như: "Con có muốn bố/mẹ giúp gì không?".
Trẻ em có thể làm tốt một vài công việc và thất bại khi thực hiện số khác. Trong hầu hết tình huống khó khăn, các em thường nói: "Con không làm được", "Cái này khó quá" hay "Con không biết làm".
Nếu phụ huynh làm thay, trẻ sẽ sinh ra tính ỷ lại, thụ động, lười suy nghĩ. Nhưng nếu không giúp đỡ, các em có thể bỏ dở công việc đang làm. Dưới đây là sáu ý tưởng giúp phụ huynh đối phó với vướng mắc của trẻ.
1. Phân tích tình huống
Thay vì vội làm việc giúp con, bạn nên dẫn dắt các bé vào quá trình giải quyết vấn đề. Bạn có thể phân tích tình huống đang diễn ra, để con tư duy câu trả lời. Chẳng hạn nói: "Mẹ thấy con đang gặp khó khi xếp các hình khối với nhau. Con thử nghĩ xem mẹ con mình có cách nào để gắn các hình khối này lại không?".
2. Giúp đỡ
Sau khi bố mẹ đặt câu hỏi, các bé sẽ lấy lại bình tĩnh để suy nghĩ hướng giải quyết. Nếu bé có thể tìm ra, bạn hãy để con tiếp tục làm. Nếu bé vẫn gặp vướng mắc, hãy đưa ra một số gợi ý và đề nghị giúp đỡ. Tùy thuộc vào độ khó của nhiệm vụ và sự khó chịu của con, đề nghị giúp đỡ có thể cụ thể hoặc để mở.
Ví dụ, con không thể mặc váy cho búp bê đồ chơi, bạn có thể đề nghị giúp đỡ cụ thể: "Con có muốn mẹ giữ búp bê rồi con mặc váy cho bạn không?" hoặc hỏi mở: "Chà, mẹ thấy con đang loay hoay mặc váy cho bạn búp bê. Con có muốn mẹ giúp gì không? Mẹ có thể làm gì cho con?".
Ảnh: Shutterstock.
3. Nghỉ ngơi
Nếu con bạn đã theo đuổi nhiệm vụ khó khăn trong thời gian dài, hãy cho bé nghỉ ngơi hoặc chuyển hướng chú ý sang một công việc nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quãng thời gian nghỉ này giúp bé thư giãn đầu óc, sắp xếp lại suy nghĩ trong đầu và đánh giá nhiệm vụ khách quan hơn. Sau khi đã hồi phục thể lực và tinh thần, các em có thể làm việc hiệu quả hơn.
Nếu muốn di chuyển sự chú ý của con sang công việc khác, bạn hãy đề nghị: "Con có thể thay mẹ đưa chú chó nhà mình đi dạo không? Con có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình sau".
4. Khích lệ tinh thần và sự nỗ lực
Câu nói "Con không làm được" có thể mang theo những suy nghĩ tiêu cực, hạ thấp bản thân. Khi nói, trẻ có thể đã cho rằng mình thất bại, kém cỏi. Thay vì phớt lờ chúng hoặc nói qua loa rằng "Không sao đâu", "Mọi chuyện sẽ ổn thôi", phụ huynh nên trấn an tinh thần để con lấy lại niềm tin.
Ví dụ, khi con không thể đánh bóng chày, bạn hãy nói: "Có thể con đang thấy nản lòng, nhưng mẹ biết con có thể chơi. Con chỉ cần luyện tập thêm. Con có muốn mẹ vào sân tập cùng con không?".
Ngoài ra, nhấn mạnh sự nỗ lực của trẻ trong quá trình làm nhiệm vụ cũng sẽ giúp các bé lấy lại động lực và trân trọng sự cố gắng của bản thân. Khen ngợi sự nỗ lực còn có thể dạy trẻ về tầm quan trọng của đức tính chăm chỉ. Trường hợp chơi bóng chày, bạn có thể nói: "Mẹ thấy con đã luyện tập chăm chỉ. Mẹ tin rằng nếu con tiếp tục chăm chỉ như vậy, con sẽ thu về thành quả xứng đáng".
5. Cân nhắc mức độ của nhiệm vụ
Bạn có đang yêu cầu con làm việc quá sức hoặc giao những công việc vượt quá trình độ? Hoặc có phải bạn đã giao việc khi bé đói, mệt, không ở trong trạng thái tốt nhất? Trước khi đánh giá khả năng của con, cha mẹ nên cân nhắc lại mức độ khó dễ của nhiệm vụ mà trẻ phải thực hiện. Nếu là nhiệm vụ mà bạn giao, hãy giảm bớt số lượng hoặc độ khó. Nếu là nhiệm vụ của giáo viên, mọi người xung quanh, bạn có thể thảo luận với họ để đưa ra công việc phù hợp hơn.
6. Kết nối với trẻ
Trong những khoảnh khắc con gặp khó khăn, phụ huynh nên sẻ chia, thể hiện sự quan tâm, đồng hành. Nhờ đó, trẻ có thể cảm thấy tự tin vì biết người thân luôn ở bên cạnh. Hãy nói "Bố/ mẹ biết điều này thật khó với con", thể hiện bạn không né tránh câu chuyện và khiến trẻ mở lòng chia sẻ vấn đề của mình. Hãy để con làm chủ việc đối thoại, dẫn dắt bạn đi theo hướng nhìn của con dù bạn đã nắm rõ vấn đề. Từ đó, bạn có thể nhận ra lập trường và quan điểm của con.
Một cách kết nối khác là kể chuyện bạn, người thân hoặc bạn bè của gia đình từng rơi vào tình huống khó khăn tương tự. Câu chuyện sẽ giúp trẻ nhận ra mỗi người đều có khó khăn riêng và mọi tình huống đều có hướng giải quyết.
8 gợi ý hữu ích dành cho cha mẹ khi nuôi dạy con một Nuôi dạy con một sẽ khiến phụ huynh gặp phải nhiều thách thức khác nhau. Dưới đây là 8 gợi ý hữu ích mà phụ huynh có thể tham khảo. Hạn chế thường xuyên mua những món đồ nuông chiều theo ý trẻ một cách dễ dàng là một cách để cha mẹ rèn tính kiên nhẫn cho trẻ Giúp trẻ rèn tính...