Trẻ đi khập khiễng, đau nhẹ khớp háng – Đừng bỏ qua
Nếu phát hiện con đi khập khiễng, đau nhẹ vùng háng, các dấu hiệu này xuất hiện liên tục trong vài tuần hoặc vài tháng, cha mẹ nên cho con đi khám sớm. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh có tên là Perthes.
Perthes là tình trạng hoại tử một phần hoặc toàn bộ chỏm xương đùi do thiếu cấp máu tạm thời (hoại tử vô mạch). Bệnh thường gặp ở trẻ em, tuổi từ 4-10, nam nhiều hơn nữ (tỷ lệ 4:1). 90% trường hợp gặp tổn thương 1 bên. Bệnh ban đầu được mô tả như là tình trạng viêm khớp háng ở trẻ em.
Những dấu hiệu cần chú ý
Triệu chứng thường thấy là trẻ đi khập khiễng, đau nhẹ vùng háng. Các dấu hiệu này xuất hiện liên tục trong vài tuần hoặc vài tháng. Thỉnh thoảng có hiện tượng co cơ và kích thích vùng háng do đau. Đau có thể xuất hiện ở các vùng khác như đùi, gối. Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
Khám khớp háng có thể thấy hạn chế dạng và xoay trong. Có thể chân dài chân ngắn.
Các phương pháp cần thiết để chẩn đoán
Chẩn đoán hình ảnh: Chụp Xquang khớp háng thẳng và nghiêng là cần thiết. Các dấu hiệu hình ảnh thu được phụ thuộc vào giai đoạn bệnh nhưng biểu hiện chung là tăng đậm độ xương và biến dạng của chỏm.
Chụp CT-scanner xương giúp chẩn đoán sớm và đánh giá độ nặng của tổn thương.
Chụp MRI đánh giá tình trạng phần mềm quanh khớp háng.
Hình ảnh tổn thương khớp háng phải trên phim.
Tổn thương được phân loại như sau:
Nhóm I: Tổn thương phía trước chỏm xương đùi, xương chưa hoại tử.
Nhóm II: Hoại tử một phần phía trước chỏm xương đùi.
Video đang HOT
Nhóm III: Hoại tử gần toàn bộ chỏm xương đùi.
Nhóm IV: Hoại tử toàn bộ chỏm xương đùi.
Chẩn đoán xác định: dựa vào triệu chứng lâm sàng và phim chụp Xquang.
Chẩn đoán phân biệt: Trong giai đoạn đầu của bệnh cần chẩn đoán phân biệt với viêm bao hoạt dịch khớp háng, nhiễm trùng khớp háng, thấp khớp, thiểu sản chỏm xương đùi, cường giáp, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi do các nguyên nhân khác, dùng corticoid kéo dài.
Điều trị thế nào?
Điều trị bệnh tùy từng giai đoạn. Tiên lượng lâu dài thường là tốt trong hầu hết các trường hợp. Sau 18-24 tháng điều trị, phần lớn bệnh nhân trở lại các hoạt động bình thường. Trẻ càng lớn hiệu quả điều trị càng kém. Ở trẻ gái, tổn thương có xu hướng lan rộng hơn, nên tiên lượng thường kém hơn trẻ trai.
Trẻ
Trẻ 6-8 tuổi: đáp ứng điều trị tốt.
Trẻ>9 tuổi: Đáp ứng điều trị kém hơn.
Bệnh thường diễn biến qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thiếu máu, hoại tử xương.
Giai đoạn 2: Gãy xương.
Giai đoạn 3: Phục hồi do tái tưới máu.
Điều trị bảo tồn
Thuốc chống viêm như: ibuprofen làm giảm tình trạng viêm của bao hoạt dịch khớp háng. Liều lượng và thời gian dùng thuốc phụ thuộc giai đoạn bệnh.
Tập phục hồi chức năng lấy lại biên độ vận động khớp háng. Một số trường hợp cần nghỉ ngơi tại giường, phối hợp kéo liên tục qua da.
Nếu khớp háng của trẻ hạn chế vận động, hoặc trên phim Xquang, MRI có dấu hiệu biến dạng khớp tiến triển, khi đó chỉ định bó bột là cần thiết. Bó bột hình chữ A, được tiến hành trong phòng mổ có gây tê hoặc mê hỗ trợ, nắn chỉnh khớp háng ở mức cần thiết. Có thể phải cắt chỗ bám cơ khép. Để bột 4-6 tuần, sau bỏ bột, tiếp tục thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho đến khi biên độ khớp háng trở về bình thường.
Phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật được chỉ định khi: Xương đùi biến dạng vẹo trong nhiều; Chỏm xương đùi cắm sâu trong ổ cối; Trẻ trên 6 tuổi. Phẫu thuật nhằm chỉnh sửa lại những biến dạng khớp háng, cân bằng lại mối quan hệ giữa chỏm xương đùi và ổ cối. Sau phẫu thuật cần tiếp tục dùng nẹp trợ đỡ.
Bắp cải vào vụ ngon rẻ nhưng nếu có 1 trong 3 dấu hiệu này thì tuyệt đối không ăn dù có thèm đến mấy
Bắp cải là món ăn quen thuộc của người Việt. Đây là loại rau bổ dưỡng, vừa dùng để ăn, chữa bệnh và làm đẹp nhưng có một nhóm người được khuyến cáo hạn chế ăn.
Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền vững hơn.
Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư. Ngoài ra, loại rau này còn có nhiều công dụng khác nữa mà chúng ta ít biết tới. Trong đó, nổi trội hơn hẳn là các công dụng sau:
Ảnh minh họa
Giảm béo, tốt cho người bị tiểu đường
Bắp cải có thể giúp bạn giảm béo khá tốt. Trong bắp cải rất giàu chất xơ, nhanh làm đầy dạ dày và làm chậm lại quá trình hấp thu chất béo, giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn. Trong bắp cải một chất mới là axit tactronic có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hoá gluxit thành lipit, chống được bệnh béo phì.
Ngoài ra, cải bắp còn có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh tiểu đường type 2.
Trị ho đờm
Với vị ngọt tính mát, có tác dụng làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm, giải độc nên có thể trị ho, đặc biệt là ho do viêm họng, và tác dụng tiêu đờm. Mỗi lần dùng khoảng 100g cải bắp, 500ml nước, sắc còn 1/3 thể tích, cho thêm vài thìa mật ong uống trong ngày, hoặc bạn có thể kết hợp ăn phần búp non trắng ở giữa bắp cải.
Trị táo bón
Trong các loại rau điều trị táo bón, bắp cải đứng trong hàng ngũ những rau hiệu quả nhất. Lý do là vì bắp cải rất nhiều chất xơ trong đó. Chất xơ kích thích ruột co bóp làm việc, kích thích ruột tiết dịch tiêu hóa, làm tăng khả năng giữ nước trong lòng ruột, giúp phân mềm ra, số lần đi tiêu nhiều hơn.
3 nhóm người nên hạn chế ăn bắp cải
Nên cắt từng lá, ngâm rửa và để khoảng 10-15 phút trước khi ăn. Ảnh minh họa
Người bị cường giáp, bướu cổ
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra.
Người bị lạnh bụng
Những người thể trạng yếu, thường xuyên lạnh bụng khi ăn đồ lạnh nên hạn chế ăn bắp cải. Bởi đây là loại thực phẩm có tính hàn. Để khắc phục, nên chế biến bắp cải với một chút gừng tươi để tăng cảm giác ấm.
Người bị sỏi thận
Người bị sỏi thận nếu ăn nhiều bắp cải càng làm cho bệnh trầm trọng hơn vì bắp cải chứa nhiều acid oxalic, có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận. Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải.
Lưu ý:
Tốt nhất không nên ăn bắp cải sống, bắp cải muối xổi vì rất dễ sinh ra nhiều khí, đầy bụng. Do đó, những người bị đau dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơi nên hạn chế ăn bắp cải sống
Nhưng người có dấu hiệu bị bướu cổ nếu ăn chỉ nên ăn một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến để goitrin sẽ bị phân giải hết trước khi ăn.
Lúc nào cũng đói bụng, coi chừng đang mắc bệnh nguy hiểm Đói khi bỏ bữa là bình thường, vì đó là cách cơ thể báo với não rằng dạ dày đang trống rỗng và hệ thống cần nhiên liệu để hoạt động bình thường. Nếu luôn cảm thấy đói, ngay cả khi đã ăn đúng giờ thì đó không phải là dấu hiệu tốt - ẢNH: SHUTTERSTOCK Nhưng nếu luôn cảm thấy đói, ngay...