Trẻ dễ viêm tai do đi bơi
Nghỉ hè, chị Bình (Gia Lâm, Hà Nội) quyết định cho cô con gái 9 tuổi đi học bơi. Mới được 2 buổi thì cháu đã kêu đau trong tai, sốt, đưa đi khám thì bác sĩ kết luận cháu bị viêm tai cấp.
Cuối tuần trước, bé nhà chị Bình về quê tắm biển, ngồi phao bị lật nên nước có vào trong tai. Nhưng lúc đó, chị nghĩ không sao vì bình thường ở nhà nước vẫn thi thoảng vào tai mà chỉ ù một lúc. Về nhà không thấy con kêu ca gì nên chị cho bé đi học bơi tiếp. Chị còn cẩn thận trang bị cả kính mắt, mũ bơi cho con, nhưng chỉ sau 2 buổi đã thấy phát sinh đủ thứ bệnh.
“Sau buổi đầu thì con ngây ngấy sốt, rồi chảy nước mũi đến buổi thứ hai thì kêu đau tai. Sợ con bị viêm tai giữa, ảnh hưởng đến khả năng nghe, mình mới vội vàng cho đi khám thì thôi rồi, nào là bị viêm mũi, viêm amidan rồi kèm thêm cả viêm tai ngoài cấp”, chị Bình nói.
Sau mỗi lần trẻ đi bơi, tắm biến, cha mẹ cần chú ý vệ sinh đúng cách để phòng tránh bệnh viêm tai ngoài cấp. Ảnh minh họa: P.N.
Video đang HOT
“Bác sĩ cho thuốc uống, hẹn sau 10 ngày khám lại mà chẳng hiểu cháu có đi học bơi được tiếp không. Tiền thì mình đã đóng cả rồi, mà đi bơi rồi lại bị tái phát, nó thành mãn tính thì còn khổ nữa”, chị thở dài nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (Hà Nội) cho biết, theo thông lệ cứ vào mùa hè số trẻ bị viêm tai do đi bơi lại tăng lên. Nguyên nhân do tiếp xúc với nước bẩn hay do ngoáy tai gây trầy xước.
Khi đi bơi, nhất là ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, nước vào trong tai sẽ đem theo các vi khuẩn và nấm. Thông thường, nước sẽ tự chảy ra ngoài, nhưng đôi khi nó bị đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm.
Với trẻ nhỏ, sự viêm nhiễm ống tai thường bắt đầu bằng tình trạng ngứa, sau đó là đau tức ở tai và sưng tấy. Triệu chứng đau tăng nhiều hơn khi trẻ nhai hoặc khi bị kéo tai. Nặng hơn trẻ có thể thấy đau nhói, chảy mủ, giảm khả năng nghe. Bệnh không khó chữa nhưng nếu không được chữa kịp thời rất dễ dẫn đến viêm tai giữa mãn tính, giảm thính lực, tiến sĩ Dinh khuyến cáo.
Ông Nguyên Hòa Bình, Phó Giám đôc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nôi cho biết, hiện tại hâu hêt các bê bơi trên địa bàn thành phố đêu quá tải. Trung bình một ngày, một bể có khoảng 200-300 khách. Khi quá tải, chất lượng nước sẽ khó đảm bảo tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh như: da liêu, tiêu chảy, niêm mạc mắt… Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, người đi bơi không nên uống nhiều rượu, bia hoặc vừa tập quá căng thẳng đã vội xuống bể, rất dễ đột quỵ. Để bảo vệ tóc, ngoài chọn hồ bơi sạch sẽ, cần đội mũ khi bơi, sau khi bơi xong nên gội đầu lại ngay với nước sạch. Đồng thời đeo kính bơi để bảo vệ mắt. Những người mắc các bênh ngoài da, tiêu hóa (tả lỵ, thương hàn…), huyêt áp, tim mạch thì không nên đi bơi.
Cũng theo bác sĩ, cách vệ sinh tai không đúng sau mỗi lần đi bơi khiến nhiều người dễ bị viêm.
Nhiều người có thói quen sau khi con bơi xong là dùng tăm bông ngoáy, nghĩ rằng như thế tai sẽ sạch. Thực tế, dùng tăm bông lau chùi và ngoáy sâu vào trong tai, các vi khuẩn, bụi bẩn có trong nước hồ bơi nhờ đó mà càng dễ đi sâu vào trong. Ngoài ra, nó có thể khiến bên trong tai bị rách, trầy xước làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn.
Vì thể để phòng tránh bệnh viêm tai khi bơi, cha mẹ cần chú ý chọn những nơi nước tương đối sạch, nên trang bị mũ và nút tai dành cho trẻ. Sau khi tắm hay bơi lội dưới nước, có thể dùng máy sấy tóc thổi khô nước ở trong ống tai hoặc lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều. Ngoài ra, có thể làm khô tai cho con nhẹ nhàng từ vành tai vào ống tai, quận góc nhỏ khăn vải để lau tai cho bé.
Nếu nước vào tai, bạn nên dạy trẻ nghiêng đầu, lắc nhẹ hoặc nhảy lò cò để vẩy nước ra khỏi tai. Đồng thời, kéo vành tai tạo đường thẳng cho nước dễ chảy ra ngoài. Có thể nhỏ các dung dịch sát khuẩn nhẹ (như Betadin 10%, nước muối 0,9%).
Những người đang bị viêm tai ngoài cấp tính nên tránh bơi lội cho đến khi điều trị khỏi. Sau khi viêm tai chữa khỏi hoàn toàn, trẻ có thể tiếp tục đi bơi, tuy nhiên cần bảo vệ đôi tai vì viêm ống tai ngoài rất hay tái phát. Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh.
Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng, trắng, sờ vào thấy đau thì nên đi khám.
Theo VNE
Viêm tai nặng vì đi tắm biển
Cháu Q. (7 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội) bị viêm họng, sổ mũi, phải uống thuốc nhiều ngày. Bệnh chưa lui hẳn nhưng đúng dịp cơ quan bố mẹ cho đi nghỉ mát, cháu đi cùng và xuống biển tắm.
Đã tắm biển thì nước vào tai, nhưng gia đình cũng không để ý. Khi về đến nhà, cháu lại ốm trở lại, đi khám bác sĩ phát hiện bị viêm tai, phải tiếp tục điều trị kháng sinh. May mà chứng viêm tai này mới chớm nên chưa để hậu quả gì nghiêm trọng.
Lời bàn: Tai mũi họng thông nhau nên khi có bệnh viêm họng, sổ mũi, cần chú ý ảnh hưởng đến cả tai. Trường hợp cháu Q., cha mẹ không nên cho xuống biển khi cháu chưa thực sự khỏi bệnh đường hô hấp. Người vừa ốm dậy khiến sức đề kháng yếu, lại vùng vẫy lâu trong nước cho "thỏa thích", kết quả là cháu bị ốm trở lại và còn bị nặng hơn. Trẻ nhỏ rất dễ bị viêm tai từ những bất cẩn trong việc chăm sóc của cha mẹ.
Theo vietbao
8 bệnh thường gặp khi tắm ở bể bơi Bơi lội là một cái thú trong mùa hè nắng gắt. Nhưng đằng sau những lần "hạ nhiệt" lại ẩn chứa nguy cơ về nhiều bệnh luôn tấn công sức khoẻ bất kỳ lúc nào... Bệnh đau mắt đỏ Bể bơi là nơi bệnh đau mắt đỏ dễ lây lan nhất. Để phòng bệnh, khi đi bơi, nên đeo kính bảo vệ, sau...