Trẻ có trí nhớ kém bởi 4 thói quen độc hại
Nếu trẻ ‘ học trước quên sau’, có lẽ chúng đã và đang duy trì một số thói quen xấu, tổn hại đến khả năng ghi nhớ từ nhỏ.
Nhiều trẻ có trí nhớ rất tốt, chỉ sau một hai lần đọc, chúng có thể ghi nhớ không sai một từ. Tuy vậy cũng có trẻ có thể quên ngay những điều mình vừa nhìn thấy.
Trí nhớ tốt hay kém không chỉ liên quan đến độ tuổi, mà còn liên quan đến phương pháp ghi nhớ và quan trọng hơn là sự phát triển trí não. Điều đặc biệt là sự phát triển của não bộ lại liên quan mật thiết đến thói quen sinh hoạt.
4 thói quen xấu gây hại cho trí nhớ của trẻ nhỏ dưới đây đáng để bố mẹ suy ngẫm và sửa chữa.
Các bậc cha mẹ thường bày tỏ sự lo lắng, sốt ruột khi con có biểu hiện trí nhớ kém, lơ là, học trước quên sau. Ảnh: kknews.
Môt trường trung học cơ sở ở Chicago, Mỹ yêu cầu học sinh đến trường trước 7h sáng để chạy bộ, sau đó mới vào lớp. Lúc đầu, rất nhiều phụ huynh phản đối vì không muốn trẻ đi học quá sớm. “Chạy vài vòng quanh trường mệt mỏi vào lớp ngủ gật thì sao?”, nhiều người đặt câu hỏi với hiệu trưởng.
Tuy nhiên sau một thời gian kết quả ngược lại, học sinh tỉnh táo hơn, không khí trong lớp cũng tốt hơn, trí nhớ và khả năng tập trung của học sinh được nâng cao. Kết thúc một học kỳ, khả năng đọc hiểu của nhóm học sinh thường chạy bộ mỗi sáng cao hơn 10% so với học sinh không tham gia chạy bộ.
Nguyên nhân là do quá trình chạy bộ, cơ thể con người sẽ sản xuất ra dopamine, serotonin và norepinephrine, những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cải thiện trạng thái tinh thần của trẻ. Không chỉ vậy, tập thể dục còn cải thiện chức năng tim phổi, mạch máu, cải thiện quá trình trao đổi chất giúp trẻ nhanh nhẹn và hoạt bát hơn.
2. Không ăn sáng
Hơn 70% trẻ không thích ăn sáng hoặc kén ăn vào bữa sáng. Sau một đêm, cơ thể thường sẽ có ít năng lượng sau khi thức dậy. Nếu không ăn sáng vào lúc này, lượng đường trong máu thấp, các mô và tế bào không thể nhận được năng lượng, dẫn tới việc giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Một nghiên cứu của các chuyên gia Đại học tổng hợp Florida đã chỉ ra rằng nếu ăn sáng đều đặn, trẻ sẽ thông minh hơn. Để thực hiện nghiên cứu này, các chuyên gia chọn ra 1.269 trẻ trên 6 tuổi và thực hiện các bài kiểm tra IQ. Kết quả cho thấy, nếu bỏ qua những yếu tố có ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ như thu nhập của gia đình, sự giáo dục, tác động bên ngoài, thì những trẻ em ăn sáng đều đặn luôn có điểm IQ cao hơn so với những trẻ em không ăn sáng thường xuyên hoặc bỏ hẳn bữa sáng.
Video đang HOT
Cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ và tạo điều kiện cho trẻ được ngủ đủ giấc để học bài mau thuộc hơn. Ảnh: kknews.
3. Thức khuya và ngủ ít
Đối với não bộ, cách chính để loại bỏ mệt mỏi là ngủ đủ giấc. Ngủ không đủ giấc không chỉ dễ khiến trẻ thấp còi, chậm tăng cân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.
Đặc biệt giai đoạn ấu thơ, hệ thần kinh của trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Giấc ngủ sâu có thể làm cho hệ thần kinh được nghỉ ngơi và phục hồi hoàn toàn, thúc đẩy vỏ não tiếp nhận kích thích cảm giác và thực hiện tích lũy thông tin. Từ đó thúc đẩy trí thông minh, trí nhớ và phát triển khả năng nhận thức của trẻ.
Nói cách khác, trẻ thiếu ngủ lâu ngày dễ bị chóng mặt, suy nghĩ chậm chạp, thiếu tập trung, từ đó ảnh hưởng đến khả năng học hỏi của não bộ. Bố mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen ngủ sớm dậy sớm thì càng tốt.
4. Nghiện đồ điện tử
Trong một nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia Trung Quốc chủ trì, các nhà khoa học đã xem xét 4.500 bản quét não của trẻ từ 9 đến 10 tuổi và phát hiện ra: Điện thoại thông minh, máy tính bảng và trò chơi điện tử sẽ thay đổi thể chất bộ não của thanh thiếu niên. Những đứa trẻ xem đồ điện tử nhiều hơn 2 giờ mỗi ngày có điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra tư duy và ngôn ngữ. Và những đứa trẻ dành hơn 7 giờ trên màn hình mỗi ngày có vỏ não mỏng hơn! “Điều này có nghĩa là các dây thần kinh sọ não thiếu đất màu mỡ để bén rễ và phát triển”, kết luận khẳng định.
Còn theo nghiên cứu của đại học Harvard, Mỹ, chỉ có trải nghiệm thực tế phong phú, trẻ từ 0-6 tuổi mới có thể đạt được các dây thần kinh não bộ – cơ sở vật chất của trí thông minh – thông qua quá trình học tập và phát triển đa dạng.
Không cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm điện tử là không thực tế, nhưng bố mẹ phải kiểm soát nội dung, thời lượng, tần suất, đưa trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, để chúng không còn chú tâm đến đồ điện tử.
Khoa học nói về những thói quen hằng ngày dẫn đến đau tim
Hãy bảo vệ sức khỏe trái tim của bạn bằng cách tránh những thói quen xấu này.
Ngồi quá nhiều, lười tập thể dục là một trong những thói quen hằng ngày dẫn đến đau tim - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đau tim, hay còn gọi là nhồi máu cơ tim, xảy ra khi một phần cơ tim không nhận đủ máu, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
CDC giải thích: "Thời gian trôi qua mà không được điều trị để phục hồi lưu lượng máu, cơ tim càng bị tổn thương nhiều hơn. Có một số yếu tố nguy cơ gây đau tim, một số yếu tố - bao gồm cả tuổi tác và tiền sử gia đình - nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, có một số thói quen hàng ngày cuối cùng có thể dẫn đến sự kiện có thể gây chết người".
1. Ăn ngoài mỗi ngày
Thỉnh thoảng ăn ngoài sẽ không dẫn đến đau tim, nhưng ăn ngoài hằng ngày có thể có tác động tiêu cực đến tim của bạn, vì bạn có nhiều khả năng đưa ra những lựa chọn không lành mạnh tại một nhà hàng, quán ăn nào đó.
Nếu buộc phải bạn đi ăn ngoài thường xuyên, Penn Medicine khuyên bạn nên chú ý đến các chi tiết dinh dưỡng, nói không với bánh mì và cocktail, thực hiện đổi món lành mạnh hơn, chọn khẩu phần nhỏ hơn và tránh các loại thức ăn không lành mạnh, theo Eat This, Not That!
2. Lười tập thể dục
Nên thường xuyên tập thể dục bạn nhé - SHUTTERSTOCK
Một trong những điều tốt nhất bạn nên làm để duy trì sức khỏe tim mạch đó là tập thể dục. "Không hoạt động góp phần làm tăng lượng cholesterol trong máu và béo phì. Những người tập thể dục thường xuyên có sức khỏe tim mạch tốt hơn, bao gồm cả huyết áp thấp hơn", Mayo Clinic cho biết.
Hướng dẫn Hoạt động Thể chất cho Người Mỹ, ấn bản thứ 2, được xuất bản bởi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, Văn phòng Phòng ngừa Dịch bệnh và Nâng cao Sức khỏe đề xuất ít nhất 150 phút (2 giờ 30 phút) tập thể dục hằng tuần để giúp kiểm soát cholesterol và huyết áp - hai chìa khóa các yếu tố nguy cơ gây đau tim theo CDC - và ngăn chặn tình trạng béo phì.
3. Uống rượu
Mặc dù đôi khi một ly rượu hoặc bia sẽ không dẫn đến đau tim, nhưng uống quá nhiều có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch của bạn. Penn Medicine giải thích rằng nó có thể làm tăng huyết áp và cũng dẫn đến mức độ cao của chất béo trung tính, loại chất béo phổ biến nhất trong cơ thể bạn.
"Lượng calo trong rượu tăng lên. Khi cơ thể bạn có quá nhiều calo, nó sẽ biến đổi chúng thành chất béo trung tính, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim", Penn Medicine giải thích.
Ngoài ra, lượng calo dư thừa đó có thể dẫn đến béo phì, một yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.
4. Căng thẳng
Gần như tất cả mọi người đều trải qua căng thẳng vào lúc này hay lúc khác. Tuy nhiên, tránh được căng thẳng là lợi ích tốt nhất của bạn khi nói đến sức khỏe tim mạch.
Mayo Clinic giải thích: "Bạn có thể phản ứng với căng thẳng theo những cách có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim. Vì căng thẳng có thể làm tăng huyết áp và huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây đau tim, nên việc tìm cách đối phó với căng thẳng có thể làm giảm nguy cơ mắc phải cơn đau tim", theo Eat This, Not That!
5. Hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tim liên quan đến hút thuốc? Bỏ hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo Penn Medicine, hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với bệnh tim, gây ra gần 1/3 số ca tử vong liên quan đến bệnh tim.
"Mỗi khi bạn hít phải một điếu thuốc, bạn đang đưa hơn 5.000 chất hóa học vào cơ thể - nhiều chất trong số đó có hại cho sức khỏe của bạn. Một trong những hóa chất này là carbon monoxide. Carbon monoxide làm giảm lượng ô xy trong các tế bào hồng cầu của bạn, làm tổn thương tim của bạn. Nó cũng làm tăng lượng cholesterol trong động mạch của bạn - một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim", Penn Medicine cho biết.
Ngoài ra, thuốc lá điện tử cũng không phải là một giải pháp thay thế lành mạnh. Theo Penn Medicine, bằng cách sử dụng thuốc lá điện tử, bạn vẫn tiếp xúc với nicotine, chất độc, kim loại và các chất gây ô nhiễm khác - tất cả đều nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tim liên quan đến hút thuốc? Bỏ hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử.
6. Ma túy
Một số cơn đau tim là do sử dụng ma túy bất hợp pháp. Mayo Clinic giải thích: "Sử dụng các loại thuốc kích thích, chẳng hạn như cocaine hoặc amphetamine, có thể kích hoạt co thắt động mạch vành có thể gây ra cơn đau tim".
7. Biết các triệu chứng
Biết các triệu chứng của cơn đau tim có thể cứu mạng bạn. Bạn càng được điều trị sớm, càng có nhiều cơ hội
Theo CDC, các dấu hiệu phổ biến nhất là đau ngực hoặc khó chịu "ở trung tâm hoặc bên trái của ngực kéo dài hơn vài phút hoặc biến mất và quay trở lại", cảm thấy yếu, choáng váng hoặc ngất xỉu, đau hoặc khó chịu ở hàm, cổ hoặc lưng, đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay hoặc vai và khó thở, theo Eat This, Not That!
Cách bạn đi bộ có thể dự đoán nguy cơ mắc bệnh này Nghiên cứu mới cũng cho thấy rằng cách bạn đi bộ thậm chí có thể giúp các chuyên gia sức khỏe đánh giá xem bạn có mắc bệnh Alzheimer hay không. Cách bạn đi bộ thậm chí có thể giúp các chuyên gia sức khỏe đánh giá xem bạn có mắc bệnh Alzheimer hay không - ẢNH: SHUTTERSTOCK Một nghiên cứu gần đây...