Trẻ bỗng nhiên hạ nhiệt: Nguy hiểm!
Thân nhiệt giảm đột ngột có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng hoặc bắt đầu giai đoạn “vào sốc” trong một số bệnh nhiễm siêu vi.
Thay đổi nhiệt độ là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân tác động xấu. Dạng thay đổi thân nhiệt thường gặp nhất là sốt với vô số khuyến cáo từ các bác sĩ (BS) về cách can thiệp và nhiều loại thuốc để giải quyết triệu chứng tại chỗ. Tuy nhiên, ở một số dạng bệnh, bệnh nhân lại bị hạ thân nhiệt thay vì sốt.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hạ thân nhiệt tuy ít gặp nhưng “khó chịu” và nguy hiểm hơn sốt rất nhiều.
35 độ trở xuống: Phải vào viện
Trên một diễn đàn dành cho phụ nữ có con nhỏ, một bà mẹ đặt câu hỏi: “Con trai 2 tuổi của tôi 2 hôm nay hơi mệt nhưng người không sốt mà còn có vẻ mát hơn bình thường, vậy có sao không?”. Trong số khá nhiều câu trả lời bàn tới bàn lui, một phụ nữ khuyên: “Bạn phải đem con đi cấp cứu ngay!”.
Chăm sóc trẻ mắc bệnh nhiễm tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Phụ nữ nêu trên cho biết 1 năm trước, chính bé gái con chị cũng đột ngột hạ nhiệt sau 3 ngày sốt li bì vì sốt xuất huyết. Chị cảm nhận con hơi lạnh so với bình thường nhưng suy nghĩ chủ quan rằng sốt xuất huyết vốn gây sốt khó hạ, giờ con hạ nhiệt là vui rồi… Không ngờ, chỉ 1 giờ sau, chị phát hiện tay chân con gái tím tái nên vội bồng bé vào viện. Rất may, nhà chị ở gần Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TPHCM) nên cô bé được cứu kịp dù đã bắt đầu vào giai đoạn sốc của bệnh.
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – chống độc BV Nhi Đồng 1 (TP HCM), hạ thân nhiệt là một dạng thay đổi nhiệt độ khá ít gặp nhưng thường là biểu hiện của những vấn đề khá nghiêm trọng. Đối tượng có nguy cơ hạ thân nhiệt nhiều nhất là trẻ nhỏ, nhũ nhi, đặc biệt là các bé sinh non. Ở trẻ em, hạ thân nhiệt thường là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng hoặc “báo động” giai đoạn vào sốc của một số bệnh nhiễm như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp…
“Ví dụ trẻ sốt xuất huyết, nhiều em đang sốt cao khó hạ mấy ngày bỗng người hạ nhiệt, mát hẳn, có khi nhiệt độ giảm dưới 35 độ C rồi bắt đầu chuyển sang giai đoạn sốc” – BS Tiến dẫn chứng. Theo ông, khi đo thân nhiệt cho trẻ, nếu thấy nhiệt kế báo từ 35 độ C trở xuống thì nên lập tức đưa vào viện.
BS Tiến cũng lưu ý rằng trẻ em thường có khả năng chịu lạnh kém hơn người lớn nên cũng có thể bị hạ thân nhiệt do môi trường, như phải ở lâu trong phòng có nhiệt độ quá thấp. Trong trường hợp này, nên ủ ấm cho trẻ. Nếu trẻ hạ thân nhiệt nhiều quá thì cũng nên đưa vào BV.
Hạ nhiệt “khó chịu” hơn sốt
Theo BS Phạm Lực, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – chống độc BV Phạm Ngọc Thạch (TP HCM), hạ thân nhiệt thường xảy ra khi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Gram âm, trái với trạng thái sốt thường thấy khi nhiễm vi khuẩn Gram dương. Hạ thân nhiệt thường xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. Ngoài ra, những người bị hạ đường huyết, sốc, tụt huyết áp… cũng có thể bị hạ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt quá nặng mà không được xử lý kịp thời thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong.
“Khi một bệnh nhân bị hạ thân nhiệt, trước hết, các cơ quan ngoại biên như tay, chân, da… sẽ có biểu hiện lạnh bởi cơ thể dồn máu nuôi các cơ quan bên trong. Nếu tình trạng hạ thân nhiệt tiếp diễn, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và các hệ cơ quan khác sẽ dần dần bị ảnh hưởng” – BS Nguyễn Minh Tiến phân tích.
Video đang HOT
Theo các BS chuyên khoa, một điểm nguy hiểm của hạ thân nhiệt là nhiều khi bệnh nhân và người nhà không nghĩ tới nên bỏ qua các triệu chứng, đặc biệt là với trẻ em. Người bị hạ thân nhiệt thường cảm thấy mệt mỏi, người khác sờ vào có thể cảm nhận da, tay chân hơi mát hoặc lạnh tùy theo mức độ… Khá nhiều người chỉ lo sợ cơn sốt và không nghĩ đến việc cơ thể đang “báo động” bằng sự thay đổi nhiệt độ theo hướng ngược lại. Có người còn mừng vì nghĩ cơ thể bỗng dưng mát sau mấy ngày bị cơn sốt hành hạ… mà không hiểu đó là dấu hiệu nguy cấp.
“So với sốt, hạ thân nhiệt “khó chịu” hơn nhiều. Hạ thân nhiệt một ít có khi còn nguy hiểm hơn sốt cao 39-40 độ C vì mức độ nghiêm trọng rất khó lường” – BS Lực khẳng định.
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, trẻ em bị hạ thân nhiệt nặng thường kèm theo các biểu hiện như tím môi, tím tái tay chân, da nổi bông… Đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ cần cấp cứu.
Không có thuốc trị triệu chứng
Theo BS Phạm Lực, trong khi sốt có rất nhiều loại thuốc thông dụng giúp cơ thể lấy lại nhiệt độ bình thường thì hạ thân nhiệt lại không hề có một loại thuốc nào mà bệnh nhân có thể mua sẵn để “kéo” nhiệt độ lên. Khi một người bị hạ thân nhiệt, tốt nhất nên tìm cách ủ ấm và nhanh chóng đưa họ đến BV để các BS có biện pháp xử lý phù hợp.
Theo Người lao động
Xử trí nhanh khi bị say nắng
Say nắng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể để lại các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân bị say nắng
Say nắng xảy ra với người hoạt động ngoài trời nắng, khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng. Nhiều tia sáng mặt trời chiếu thẳng vào cổ, gáy, khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể bị chấn động, làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.
Say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rõ tổn thương, có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.
Biểu hiện khi bị say nắng
Thân nhiệt tăng cao, khi đo nhiệt kế điện tử hồng ngoại có thể lên tới 39-40 độ C. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn còn xuất hiện hiện tượng da rộp đỏ, lưỡi sưng, tim đập nhanh và rối loạn ý thức. Nạn nhân có thể bị ngất xỉu hoặc rơi vào trạng thái hôn mê, co giật. Những trường hợp này cần chuyển nạn nhân khẩn cấp đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Ngoài ra, với những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là người già, khi cơ thể mất nước và muối, máu đặc hơn bình thường và không thể lưu thông một cách dễ dàng,có thể đau tim hay đột quỵ.
Biến chứng của say nắng
Một biến chứng có thể có của say nắng là sốc - một điều kiện được gây ra bởi việc lưu lượng máu bị mất đột ngột. Các dấu hiệu của sốc bao gồm huyết áp rất thấp, môi và móng tay màu xanh và da mát lạnh. Sốc có thể làm hỏng bộ phận cơ thể nếu nó không được điều trị nhanh chóng.
Nếu không hành động nhanh chóng về các triệu chứng khác của say nắng, có thể chết hoặc trải nghiệm thiệt hại cho bộ não hoặc cơ quan quan trọng khác. Để đối phó với say nắng, các cơ quan này sưng phù lên, và nếu không làm mát nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng, thiệt hại từ sưng này có thể là vĩnh viễn.
Cách cấp cứu nạn nhân say nắng
Trước một trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế:
- Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn như nách, bẹn, cổ.
- Nếu nạn nhân bị ngừng tim cần nhanh chóng xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt. Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực: dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/phút.
- Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2- 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10- 15 nhịp. Khi có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm liên tục và kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở được.
- Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt liên tục và nhiệt độ tăng, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
Phòng tránh say nắng
- Khi lao động ngoài trời phải đội mũ, nón, tìm cách tránh cho ánh nắng mặt trời chiếu vào gáy. Cần trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,...
- Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò.
- Mùa nắng nóng nên mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi như vải coton.
- Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 -20 phút. Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức.
- Khi khát phải uống nhiều nước có pha muối, mỗi giờ phải bù thêm nước cho cơ thể bằng nước khoáng hay nước giải khát có muối như chanh muối, mơ muối.
- Đối với trẻ em, người cao tuổi, người bị bệnh lâu ngày, người uống rượu bia không nên phơi nắng, nóng lâu.
- Hướng dẫn chăm sóc người đau ốm khi bị sốt cao: chườm mát đầu, gáy, đùi..., uống paracetamol. Khi thấy bệnh nhân kêu lạnh không nên trùm chăn kín, bệnh nhân dễ bị say nóng làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Một số thực phẩm phòng chống say nắng hiệu quả:
1. Xoài xanh: Xoài được coi là thuốc phòng chống say nắng. Lý do là trong xoài giàu vitamin C nên giúp làm tăng hệ miễn dịch và ngăn chặn cảm lạnh mùa hè.
2. Sữa: Các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng "hạ hỏa" và đẩy lùi say nắng.
3. Nước dừa: Nước dừa được mệnh danh là siêu thực phẩm với nhiều dinh dưỡng như magie, kali,muối, đường tự nhiên. Những thành phần này giúp cơ thể vừa bớt háo nước vừa giải nhiệt nên chống nắng rất tốt.
4. Mướp đắng: Mướp đắng là trái cây có tính mát, vị đắng, có thể giúp giải nhiệt tốt, giảm bớt mệt nhọc. Các chuyên gia khuyên, vào mùa hè bạn nên tăng cường ăn mướp đắng để cải thiện sức khỏe.
5. Củ hành: Nhờ giàu hàm lượng lưu huỳnh nên khi ăn hành củ bạn sẽ ngăn được cơn sốt có thể dẫn đến say nắng.
6. Nước chanh: Chanh giàu hàm lượng vitamin C. Uống nước chanh sẽ loại bỏ được chóng mặt, buồn nôn, thường diễn ra vào ngày hè oi ả. Ngoài ra còn giúp ngăn chặn sốt, bệnh sởi và mụn đậu mùa.
7. Dưa hấu: Dưa hấu có nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe của chúng ta như đường mía, gluco, fructose, citrulline, axit propionic, alanine, axit glutamic, arginine, axitphosphoric, axit malic, muối, carotene, vitamin C... đều tốt cho chống say nắng.
8. Đậu xanh: Khi bạn làm việc chân tay nặng nhọc hay đi ngoài đường về đẫm mồ hôi thì nên uống một cốc nước chè đỗ xanh, sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể say nắng và các bệnh liên quan đồng thời xóa đi sự mệt mỏi sau thời gian hao tốn năng lượng.
9. Dưa chuột: Y học cổ truyền Trung Hoa có viết rằng dưa chuột là trái cây có tính mát và đắng nên có thể giúp hạ nhiệt, thúc đẩy tiểu tiện và hạ thấp nồng độ cholesterol trong cơ thể.
10. Bí ngô: Trong quả bí ngô có chứa nhiều chất beta - carotene, thành phần giúp bảo vệ sức khỏe của da. Ngoài ra, theo đông y thì bí ngô còn giúp hạ nhiệt và chống say nắng tốt.
11. Uống nhiều nước: Nước đóng vai trò điều chỉnh hệ thống làm mát cơ thể, đặc biệt là khi bạn làm việc nặng nhọc hay tập thể dục vào ngày hè oi bức.
Theo VTC
7 cách tạm biệt say sóng Say sóng gây buồn nôn và tụt huyết áp, làm cho bạn cảm thấy không còn chút sức lực nào để đi chơi vui vẻ. Nếu chuẩn bị đi biển, hãy tham khảo những kinh nghiệm sau. Ảnh minh họa: Internet 1. Chọn những ngày nắng đẹp Các bạn nên chọn những hôm thời tiết nắng ấm và không có mưa hay gió...