Trẻ bị tổn thương lá lách chỉ vì được cha mẹ cho uống nước sai cách vào 3 thời điểm này
Việc uống nước sai cách, sai thời điểm sẽ gây hại rất lớn cho lá lách nói riêng và cơ thể của trẻ nói chung.
Mặc dù là thời tiết đầu mùa thu, nhưng buổi trưa nhiệt độ vẫn cao. Trẻ thường rất hiếu động, nên dù trong thời tiết không quá nóng vào buổi sáng hoặc tối, chúng vẫn ra mồ hôi và rất dễ bị thiếu nước. Cha mẹ nghĩ rằng, uống nước nhiều sẽ tốt cho cơ thể, nên họ cố gắng cho con mình uống càng nhiều càng tốt.
Trên thực tế, không phải trẻ cứ uống nhiều sẽ mang lại lợi ích cho cơ thể. Nếu uống sai cách, đặc biệt là trong 3 khung giờ sau đây, nó sẽ khiến thức ăn tích tụ lại, gây tổn thương tới lá lách.
1. Sau bữa ăn
Trong bữa ăn, một số trẻ thường không uống nước canh. Sau khi ăn xong các thực phẩm thiết yếu, cha mẹ lo sợ con khát nên muốn bổ sung thêm nước. Thực ra, uống nước lúc này là không phù hợp.
Uống nước ngay sau khi ăn sẽ làm dạ dày bị vượt quá sức chứa. Dạ dày đang tiêu hóa nên dịch vị tiết ra nhiều, uống nước sẽ khiến dịch dạ dày bị pha loãng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, khiến thức ăn tích tụ lại, gây ra chứng khó tiêu.
2. Trước khi đi ngủ
Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Nếu lo sợ trẻ khát, cha mẹ nên cho uống trước giờ đi ngủ 1 tiếng. Chất lượng ngủ vào ban đêm đối với trẻ rất quan trọng, vì hormone tăng trưởng lúc này tiết ra nhiều nhất. Nếu uống nhiều nước, trẻ sẽ dễ buồn đi vệ sinh, chắc chắn việc thức giấc nửa chừng này sẽ ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng.
3. Sau khi tập thể dục
Khi trẻ vận động mạnh, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi và dễ bị thiếu nước. Trẻ thường muốn uống nước ngay sau khi vận động mạnh. Tuy nhiên, lời khuyên của bác sĩ tốt nhất là nên uống nước sau 20 phút, hạn chế uống đột ngột hoặc ngay sau khi chạy nhảy. Việc uống nhiều nước đột ngột sẽ ảnh hưởng rất xấu tới nhu động dạ dày.
Việc uống nhiều nước đột ngột sẽ ảnh hưởng rất xấu tới nhu động dạ dày (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Trên thực tế, sự phát triển thể chất của trẻ có quan hệ mật thiết tới lá lách. Nếu chức năng vận chuyển và chuyển hóa của lá lách không tốt, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng. Khi lá lách bị tổn thương, thức ăn sẽ tích tụ lại, nếu không kịp chữa trị sẽ sinh ra nhiều bệnh.
Điều gì xảy ra khi thức ăn tích tụ lại ở lá lách?
- Đau dạ dày
Trẻ ở các độ tuổi khác nhau cũng biểu hiện sự khó chịu ở dạ dày theo những cách khác nhau. Khi trẻ không thể lật hoặc ngồi, chúng có thể có hành vi như muốn ai đó xoa bụng, nằm sấp khi ngủ hoặc ôm. Nếu người lớn đau bụng sẽ trực tiếp nói ra, nhưng trẻ nhỏ khi cảm thấy khó chịu sẽ quấy khóc hoặc ôm bụng, vì vậy cha mẹ cần phải chú ý.
- Kém ăn
Nếu trẻ không thích ăn hoặc đột nhiên không muốn ăn, cha mẹ nên xem lại bữa cuối mà trẻ ăn trước đó. Nếu bữa cuối chưa tiêu hóa hết, vẫn còn một ít thức ăn trong dạ dày, trẻ sẽ có biểu hiện chán ăn. Điều này cũng giống như người lớn, nếu không thấy đói chắc chắn sẽ không muốn ăn.
Cũng giống như người lớn, nếu không thấy đói chắc chắn sẽ không muốn ăn (Ảnh minh họa).
Nếu trẻ luôn cảm thấy ăn không ngon, đồng thời có những biểu hiện khác lạ khác đi kèm, cha mẹ cần xem xét việc thức ăn tích tụ lâu ngày trong dạ dày. Điều này có thẻ gây nên tình trạng suy nhược lá lách (tỳ vị yếu), dẫn đến trẻ biếng ăn.
- Nóng lòng bàn tay và bàn chân
Tích tụ thức ăn trong dạ dày khiến thức ăn lên men, năng lượng sẽ đổ dồn vào những nơi khác trên cơ thể như bụng, gây ra hiện tượng ấm ở lòng bàn tay và chân.
- Ngủ không yên
Nếu ăn không ngon, trẻ sẽ không ngủ ngon vào ban đêm và xuất hiện các triệu chứng như nghiến răng, chảy nước dãi, ngủ mớ…
3 thời điểm cha mẹ không nên cho trẻ uống nước kẻo hỏng dạ dày
Uống nước cũng cần phải đúng thời điểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ nếu không có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày của trẻ.
Nước là một chất không thể thiếu đối với chúng ta, người lớn và trẻ nhỏ đều không thể thiếu nước. Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, sự điều hòa các chức năng của cơ thể và sự cân bằng của các cơ chế trong cơ thể đều cần nước, nước đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ em.
Các bậc cha mẹ luôn cho trẻ uống nhiều nước trong cuộc sống, nhưng đôi khi uống nước không đúng thời điểm dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Uống nước không đúng thời điểm dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. (Ảnh minh họa)
Cô bé tên Maomao, 4 tuổi ở Trung Quốc vì tuổi còn nhỏ nên rất hiếu động, thường xuyên chạy ra công viên gần nhà chơi với những đứa trẻ khác. Mỗi khi về nhà, việc đầu tiên cô bé làm là rót cốc nước đầy và uống hết trong một hơi. Mẹ của Mao Mao cho rằng con chơi mệt nên cần uống nước.
Tuy nhiên, một ngày nọ, sau khi con chạy về thì đột nhiên đau bụng, mặt vã mồ hôi lạnh, không ăn được bữa tối, liên tục nôn trớ. Gia đình Mao Mao vội đưa con gái đến bệnh viện. Sau khi khám, bác sĩ phát hiện Mao Mao bị tích nước do dạ dày yếu.
Các bác sĩ nhi khoa cho biết: Trẻ em là đối tượng đặc biệt thích uống nước, trong 3 thời điểm sau tốt nhất không được uống nước, nếu không sẽ khiến trẻ bị suy yếu dạ dày gây tích tụ thức ăn. Ngoài ra, nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ.
1. Ngay sau khi vận động nhiều
Theo suy nghĩ của nhiều bậc cha mẹ, trẻ đổ nhiều mồ hôi sau khi vận động thì nên bổ sung nhiều nước. Việc bổ sung nước không có vấn đề gì mà bổ sung như thế nào mới là mấu chốt. Nhiều trẻ em sau khi vận động mệt liền lấy một cốc nước lớn và uống hết sạch trong một hơi, cách làm này là sai.
Nếu uống nhiều nước ngay sau khi vận động sẽ dễ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, dễ khiến trẻ bị tích tụ thức ăn trước đó, thậm chí khiến trẻ bị đau bụng và có triệu chứng nôn trớ. Nên cho trẻ uống nước từ 15 đến 20 phút sau khi vận động, và uống nước thành từng ngụm nhỏ để tránh tăng gánh nặng cho dạ dày.
2. Sau khi ăn
Việc cho trẻ uống nhiều nước sau khi ăn là không phù hợp, dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Sau khi ăn xong, trong dạ dày của trẻ có rất nhiều thức ăn, lúc này việc nạp quá nhiều nước có thể khiến dạ dày của trẻ khó chịu. Ngoài ra, nước sẽ làm loãng axit trong dịch vị, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn bình thường. Nên tránh cho trẻ uống nhiều nước sau khi ăn, nếu muốn uống nhiều nước thì có thể thực hiện sau khi ăn 20 phút.
3. Trước khi đi ngủ
Việc cho trẻ uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ là không phù hợp, vì dù sao các cơ quan trên cơ thể con người cũng cần được nghỉ ngơi. Nếu uống quá nhiều, chắc chắn sẽ gây gánh nặng lớn cho lá lách và dạ dày của trẻ, đồng thời gây tích tụ thức ăn và các vấn đề khác.
Cha mẹ nên làm gì để trẻ không bị tích thức ăn trong dạ dày?
- Kiểm soát thời gian trẻ uống nước: Sau khi vận động nhiều, trước khi đi ngủ và sau khi ăn, cha mẹ nên tránh cho trẻ uống nhiều nước. Bổ sung nước là được, nhưng cần chú ý lượng uống vào để tránh tạo gánh nặng cho dạ dày và gây suy giảm các chức năng của cơ thể.
- Xoa bóp vừa phải cho trẻ: Cha mẹ có thể học một số kỹ thuật xoa bóp, khi trẻ bị tích tụ thức ăn, hãy dùng kỹ thuật xoa bóp bụng cho trẻ đúng kỹ thuật để thúc đẩy nhu động tiêu hóa của trẻ. Trong trường hợp bình thường, sau khi massage, chức năng tiêu hóa của trẻ sẽ được tăng cường, giảm khả năng tích tụ thức ăn.
- Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ: Trong cuộc sống hàng ngày, các bậc cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, tránh ăn những thức ăn khó tiêu, nên ăn nhiều rau củ quả. Khi ăn, cha mẹ cũng nên kiểm soát lượng thức ăn của trẻ, cố gắng ăn thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên để thúc đẩy chức năng của hệ tiêu hóa của trẻ.
Bạn có thể cho trẻ dùng một số loại thuốc để thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên những loại thuốc này cần được bác sĩ chuyên môn tư vấn để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ.
Tóm lại, lá lách và dạ dày của trẻ rất mỏng manh, cha mẹ cần hết sức lưu ý, từ chế độ ăn đến việc uống của trẻ đều phải có sự kiểm soát nhất định.
7 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư dạ dày Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư dạ dày được phát hiện khi ở giai đoạn muộn, các khối u đã di căn sang cơ quan khác, gây khó khăn cho việc điều trị. TS Allyson Ocean, chuyên khoa ung thư đường tiêu hóa tại Đại học Weill Cornell Medicine và Bệnh viện New York Presbyterian (New York, Mỹ) chỉ ra một số...