Trẻ bị sang chấn tâm lý luôn ’sống trong sợ hãi’
Bị cô giáo đánh, bị bạn bè bắt nạt, bị xâm hại tình dục hay bị bêu xấu trên mạng xã hội… đều khiến một đứa trẻ rơi vào sang chấn tâm lý và có thể sẽ ảnh hưởng suốt cuộc đời nếu không được hỗ trợ sớm và đúng cách.
Học sinh bị bạn đánh hội đồng, theo các chuyên gia tâm lý, cũng dễ bị sang chấn – CẮT TỪ CÁC CLIP BẠO LỰC
Hiện tượng phổ biến
Câu chuyện của Lợi (21 tuổi), hiện là sinh viên năm 2 của một trường ĐH tại Hà Nội, được chuyên gia tâm lý thuộc Tổ chức Hagar (một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ bảo vệ, phục hồi và nâng cao năng lực cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của mua bán người, bạo hành gia đình và xâm hại tình dục), kể lại trong buổi tọa đàm với chủ đề “Hàn gắn cộng đồng qua cách hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn tâm lý” do Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tổ chức hôm qua (8.10), khiến người nghe xúc động. Lợi từng trải qua rất nhiều sang chấn, xuất phát từ việc trước đó cô bị xâm hại tình dục rồi bị kỳ thị tại chính ngôi làng của mình. Lợi đau đớn khi gia đình của kẻ xâm hại cáo buộc cô và gia đình đã gài bẫy con trai họ. Bị đổ lỗi, bị mọi người nhìn bằng ánh mắt xa lánh khiến Lợi không dám bước ra khỏi nhà, không dám nói chuyện với bất cứ ai, mất hết niềm tin vào cuộc sống.
“Ban đầu, khi tiếp xúc với chúng tôi, Lợi không thể nói về sự việc mình từng bị xâm hại tình dục. Sau khi được chuyên gia tâm lý đồng cảm, thấu hiểu Lợi mới cảm thấy mình được an toàn và bắt đầu cởi mở hơn, chia sẻ câu chuyện của mình. Lợi dần thoát ra khỏi những cảm xúc tiêu cực và bắt đầu đi làm rồi đi học ĐH”, thạc sĩ Tô Thị Hạnh, Trưởng nhóm Hỗ trợ, dựa trên hiểu biết về sang chấn tâm lý thuộc Tổ chức Hagar chia sẻ.
Từ câu chuyện trên, thạc sĩ Hạnh cho biết, hiện tượng sang chấn tâm lý ngày càng phổ biến ở VN, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ. Khi trẻ trải qua một nỗi khiếp sợ, một cú sốc nào đó như bạo lực gia đình, nhìn thấy bạn bè bị đánh hoặc chính mình bị bắt nạt ở trường học, bị bêu xấu trên mạng xã hội hay gặp thảm họa thiên nhiên, tai nạn giao thông… đều có thể khiến trẻ bị sang chấn.
Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhìn nhận: “Các vấn đề nhức nhối hiện nay như xâm hại tình dục, bạo lực học đường, bạo lực gia đình có tác động tiêu cực rất nhiều đến tâm lý trẻ em, học sinh. Nhiều bậc cha mẹ thiếu quan tâm, không dành thời gian cho con, để con rơi vào cảm giác đơn độc khiến sức “đề kháng” của con với môi trường xung quanh thấp, không đủ nội lực, yếu đuối, dễ khiếp sợ. Vì thế con dễ rơi vào những cơn sang chấn”.
“Có thể gây ám ảnh suốt cuộc đời”
Video đang HOT
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Tú, Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nêu ra những yếu tố tâm lý của người bị sang chấn: “Họ có cách phản ứng sợ hãi, bất lực, vô vọng, kinh hoàng khi nhắc lại tình huống đó. Về mặt cảm xúc, hậu quả để lại của sang chấn thường thấy là trầm cảm, lo âu, bất lực và hay nổi cơn thịnh nộ. Hậu quả trên phản ứng cơ thể dễ thấy nhất là khó ngủ và hay gặp ác mộng, rối loạn ăn uống. Khi không trực diện với sự kiện sang chấn nghiêm trọng, thì cảm giác căng thẳng và ký ức hoảng hốt sẽ ập về thường xuyên, lặp đi lặp lại trong phần còn lại cuộc sống. Vấn đề này có thể tiến triển thành rối loạn stress sau sang chấn”.
Tiến sĩ Tú kể lại, mình từng chứng kiến nhiều biểu hiện sang chấn của trẻ. Chẳng hạn có cậu bé 6 tuổi trở nên bạo lực khi thường xuyên đánh mẹ rồi khóc, đi trên đường nghe thấy tiếng xe máy là dùng chân đạp vào xe, thấy khó chịu với tất cả mọi thứ. “Những đứa trẻ bị sang chấn mang một tổn thương lớn về tinh thần và mất hết niềm tin vào cuộc sống. Cảm giác khiếp sợ khi phải chứng kiến hay trải qua điều kinh khủng trước đó sẽ đeo đuổi cho đến khi lớn lên, thậm chí suốt cuộc đời”, tiến sĩ Tú nhận định.
“Có phục hồi được hay không, nhanh hay chậm còn dựa vào sức mạnh nội tại của trẻ bị sang chấn. Nhưng nếu chúng ta xây dựng một cộng đồng biết lắng nghe, quan tâm, tha thứ và biết cảm thông, yêu thương thì điều đó hoàn toàn có thể”, tiến sĩ Tú nhìn nhận.
Theo thanhnien
Bỗng dưng điếc sau khi bị... giật hụi
Nhiều trường hợp sau cú sốc sang chấn tâm lý như mất người thân, buồn phiền chuyện tình cảm, làm ăn thua lỗ, bị giật hụi... bỗng dưng tỉnh dậy với triệu chứng điếc đột ngột.
Theo thống kê tại Bệnh viện (BV) Tai Mũi Họng TP.HCM, hằng tháng BV tiếp nhận trung bình 100 ca bị điếc đột ngột. Hầu hết các trường hợp đều không tìm ra nguyên nhân.
Trung bình 100 ca/tháng
Điều trị triệu chứng điếc tai bên phải tại khoa Tai - Tai thần kinh BV Tai Mũi Họng TP.HCM, chị BHH (26 tuổi, ngụ Đắk Lắk) cho biết cách ngày nhập viện một tháng, chị tỉnh dậy với triệu chứng ù tai bên phải và không nghe thấy gì. Đi khám tại một phòng khám tư, chị được cho thuốc uống nhưng nửa tháng sau, tình trạng không cải thiện nên vào TP.HCM thăm khám.
Tại đây, chị được chẩn đoán bệnh điếc đột ngột, đo thính lực đồ cho thấy tai phải bị mất thính lực nghiêm trọng. Chị H. chia sẻ: Trước khi xảy ra điếc đột ngột một thời gian ngắn, chị đã trải qua một cú sốc tâm lý khi mang thai sinh đôi và bị xảy lúc thai mới bảy tuần tuổi.
Không bị sốc tâm lý nặng nề như chị H. nhưng ông NVT (47 tuổi, ngụ Long An), được chẩn đoán điếc đột ngột hai tai và đang điều trị tại BV, cũng có thời gian sống căng thẳng kéo dài khi vợ bỏ đi hơn 10 năm nay. Một mình ông phải bươn chải nuôi ba người con. Hằng ngày ông T. ngoài làm thợ hồ còn đi rửa chén thuê để đắp đổi cuộc sống qua ngày.
BS Dương Thanh Hồng đang thăm khám cho người bị điếc đột ngột. Ảnh: HL
Căng thẳng là yếu tố thuận lợi gây bệnh
Theo BS CKII Dương Thanh Hồng, Trưởng khoa Tai - Tai thần kinh, BV Tai Mũi Họng TP.HCM, điếc đột ngột là hiện tượng mất sức nghe ở một hoặc hai tai xảy ra một cách đột ngột. Người bệnh thường phát hiện ra tình trạng này vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy. "Điếc hai tai được ví như một tiếng sét giữa trời quang vì tối hôm trước người bệnh còn nghe bình thường" - BS Hồng cho biết.
Cũng theo BS Hồng, bệnh điếc đột ngột có ở hầu hết các chủng tộc, thống kê bệnh có tỉ lệ 1/400.000 dân. Ngoài một số nguyên nhân như bệnh nhân có tiền căn bị chấn thương, người mắc bệnh lý mạch máu như cao huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm virus hoặc mắc bệnh lý miễn dịch gây tổn thương hệ thống ốc tai thì hầu hết các trường hợp đều không tìm ra chính xác nguyên nhân gây điếc đột ngột.
Theo các nghiên cứu, có một số yếu tố thuận lợi làm cho bệnh nhân dễ mắc bệnh điếc đột ngột hơn. Chẳng hạn, tuổi càng cao, đặc biệt là sau các sang chấn tâm lý, căng thẳng trong học tập, làm việc, tình cảm...
Đối với các trường hợp điếc đột ngột không rõ nguyên nhân, việc điều trị rất khó khăn và hiện dựa vào phác đồ điều trị chung của thế giới theo Hiệp hội Tai mũi họng và Đầu mặt cổ Hoa Kỳ. Theo đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng viêm corticoid nhằm làm giảm viêm nhiễm ốc tai, phục hồi sức nghe hoặc điều trị bằng thuốc giãn mạch, an thần chống stress cho bệnh nhân.
Các bệnh nhân điếc đột ngột không rõ nguyên nhân đều được khám tai và tai hoàn toàn bình thường, chỉ khi đo thính lực mới xác định được bệnh.
"Các bệnh nhân đến khám tại BV đều được khai thác các yếu tố có thể dẫn đến bệnh. Chúng tôi ghi nhận nhiều bệnh nhân sau khi trải qua các sang chấn tâm lý, căng thẳng công việc kéo dài, đau buồn sau khi mất người thân, thậm chí có các trường hợp bị điếc đột ngột sau khi bị giật hụi, làm ăn kinh doanh thua lỗ... Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chỉ ra sang chấn tâm lý là nguyên nhân gây ra bệnh nhưng chúng tôi ghi nhận đây là yếu tố thuận lợi. Đây là yếu tố cần quan tâm khi chẩn đoán bệnh. Các bệnh nhân đều được hướng dẫn phương pháp thư giãn, dùng các thuốc an thần kết hợp và cần thiết giới thiệu bệnh nhân đến BV chuyên khoa tâm thần để chữa trị" - BS Hồng cho biết.
Điều trị càng muộn, nguy cơ điếc vĩnh viễn càng cao
Tỉ lệ chữa khỏi trung bình của bệnh điếc đột ngột trên thế giới là 75% nhưng phụ thuộc rất lớn vào việc bệnh nhân đến BV sớm hay không. Điều đáng tiếc là có nhiều bệnh nhân khi phát hiện triệu chứng bệnh đã tìm đến các phương thuốc "tứ phương" khiến bệnh càng trầm trọng và làm mất cơ hội lấy lại thính lực. Bệnh điếc đột ngột tỉ lệ chữa khỏi thành công trong tuần lễ đầu tiên rất cao, lên đến 80% nhưng sau đó tỉ lệ thành công sẽ giảm dần, sau hai tuần chỉ còn 70%, sang tuần thứ ba thường còn 50% và sau một tháng chỉ còn khoảng 15%.
BS CKII DƯƠNG THANH HỒNG, Trưởng khoa Tai - Tai thần kinh,
BV Tai Mũi Họng TP.HCM
Tuổi nào cũng có thể bị điếc đột ngột
Tất cả độ tuổi đều có thể mắc bệnh điếc đột ngột, ở BV từng ghi nhận các bé độ tuổi 3-4 đã mắc bệnh. Điếc đột ngột ở trẻ em khó chẩn đoán do bé chưa biết diễn tả với người lớn để đưa đi khám.
HOÀNG LAN
Theo PLO
Bệnh viện Nhật Bản chính thức lên tiếng vụ bé sinh non 14 tuần tuổi bị xả xuống bồn cầu, lời giải thích đưa ra là do nhầm lẫn Người mẹ đã bị sang chấn tâm lý nặng và bị ám ảnh bởi tiếng dội nước của bồn cầu. Mới đây, một bệnh viên tại Nhật Bản đã lên tiếng xin lỗi sau khi một người dọn dẹp đã xả nhầm một em bé sơ sinh xuống nhà vệ sinh, khiến người mẹ choáng váng và sốc tâm lý kéo dài. Cụ...