Trẻ 3 tuổi mắc u quái buồng trứng
Các bác sĩ khoa Ngoại nhi (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên) vừa tiến hành phẫu thuật cắt u quái buồng trứng cho bệnh nhi N.N.D 3 tuổi.
Khối u được các bác sĩ phẫu thuật. Ảnh do bác sĩ cũng cấp.
TS.BS Châu Văn Việt – Trưởng khoa Ngoại Nhi (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên) cho biết: Bệnh nhi vào viện do sưng và đau ở hạ sườn phải. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán Teratoma (hay u quái buồng trứng) và được chỉ định phẫu thuật cắt u.
Khi phẫu thuật các bác sĩ đã cắt ra khối u buồng trứng đường kính 15cm, trong khối u có nhiều tổ chức giống xương và răng. Sau phẫu thuật bệnh nhi ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Teratoma hay u quái là một trường hợp tế bào đột biến hiếm gặp, bên trong khối u chứa các mô và cơ quan phát triển toàn diện, bao gồm tóc, răng, cơ và xương.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu, u quái thường xuất hiện ở ba bộ phận là xương cụt, buồng trứng và tinh hoàn. Mặc dù vậy, vẫn có khả năng xảy ra ở những bộ phận khác trong cơ thể.
Teratoma là hệ quả của tình trạng đột biến trong quá trình tăng trưởng cơ thể, liên quan đến cách các tế bào phân chia và biệt hóa. U quái chủ yếu phát triển từ tế bào mầm, loại tế bào có khả năng biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào chuyên biệt nào khác có thể tìm thấy trong cơ thể.
U quái buồng trứng: Triệu chứng dễ nhận biết nhất của u quái buồng trứng là các cơn đau dữ dội ở bụng hoặc vùng khung chậu. U quái phát triển quá lớn sẽ gây xoắn buồng trứng, từ đó kéo theo các triệu chứng đau bụng hoặc đau xương chậu rõ ràng. Hầu hết trường hợp dạng teratoma ở buồng trứng ở trẻ em không có triệu chứng điển hình. Do đó, các khối u này thường chỉ được phát hiện tình cờ hay khi phát triển to quà mức thì mới phát hiện.
Hội chứng buồng trứng đa nang là gì? Có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nữ giới hay không?
Một căn bệnh thầm kín nhưng lại có nhiều người mắc phải, nếu không chữa trị từ sớm thì phái nữ sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe khôn lường.
1. Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?
Buồng trứng đa nang thực chất là một hội chứng do cơ chế điều hòa kinh nguyệt bất thường trong cơ thể nữ giới. Căn bệnh này rất phức tạp, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hai bên buồng trứng. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là rối loạn kinh nguyệt, khó có con, rậm lông, mọc mụn trứng cá, béo phì...
Đối với những người lớn tuổi, nồng độ estrogen càng cao sẽ càng kích thích một số tổn thương của nội mạc tử cung như polyp nội mạc tử cung, thậm chí là ung thư nội mạc tử cung.
2. Buồng trứng đa nang có ảnh hưởng đến việc mang thai không?
Hội chứng buồng trứng đa nang có ảnh hưởng nhất định đến việc mang thai. Đối với nữ giới mắc buồng trứng đa nang, trứng chỉ phát triển đến thời kỳ rụng trứng chứ không có trứng trưởng thành. Điều này khiến người bệnh sẽ có kinh kéo dài, lượng kinh ra ít, thỉnh thoảng mới có trứng trưởng thành nhưng cũng không dễ thụ thai.
3. Những ảnh hưởng của buồng trứng đa nang đối với sức khỏe nữ giới
- Gây vô sinh: Với người mắc hội chứng buồng trứng đa nang, người bệnh sẽ bị rụng trứng liên tục và thường không thể có thai tự nhiên.
- Gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ có các biểu hiện như rậm lông, béo phì, nổi mụn... gây ảnh hưởng đến nhan sắc.
- Gây biến chứng khi mang thai: Đây là một trong những biểu hiện của bệnh buồng trứng đa nang. Đối với những người mắc bệnh, khi đã mang thai thì nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thai kỳ và tiểu đường thai kỳ sẽ tăng lên đáng kể.
- Gây vô kinh: Trong số những bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang thì vô kinh chiếm 1/3, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
- Làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh khác: Tỷ lệ tăng huyết áp ở người mắc cao gấp 8 lần phụ nữ bình thường, và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở bệnh nhân cũng tăng lên gấp 6 lần.
Cô gái 22 tuổi có buồng trứng "già nua" như 40 chỉ vì hành động mà nhiều người vẫn làm hàng đêm Suy buồng trứng giai đoạn đầu nếu không được khắc phục và can thiệp kịp thời, lâu dần có thể phát triển thành suy buồng trứng sớm, nó sẽ dẫn đến vô kinh, vô sinh và các triệu chứng mãn kinh khác nhau, loãng xương cùng các bệnh tim mạch.. . Buồng trứng có hai nhiệm vụ quan trọng là sản xuất, thải...