Trẻ 3 tuổi chỉ nói được 1-2 từ, chuyên gia chỉ ra thủ phạm
Cha mẹ bận rộn kiếm tiền không chăm sóc con mà giao phó cho ông nội của bé. Khi con chậm nói, họ đưa đến bệnh viện khám vì nghi ngờ tự kỷ.
Ngày 28/11, tại buổi phát động chiến dịch “24 giờ bên con” do Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế, tổ chức, Tiến sĩ tâm lý Phạm Văn Tư – Phó Trưởng khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cho biết việc nuôi con tưởng chừng dễ nhưng lại mang đến nhiều áp lực cho cả cha mẹ. Ông Tư từng tiếp nhận trị liệu cho trường hợp cả mẹ và con đều gặp vấn đề về tâm lý.
Điển hình như trường hợp trẻ hơn 3 tuổi chỉ nói được 1-2 tiếng. Người mẹ làm cho công ty nước ngoài. Sau khi con được 2 tháng tuổi, bà mẹ đã chạy theo các dự án kiếm tiền, để con ở nhà với ông nội. Ông chỉ mải xem điện thoại và cho cháu xem tivi. Trẻ không được giao tiếp, không tương tác với bên ngoài, xa cha mẹ.
Cha mẹ nên chú ý đến thời gian sử dụng màn hình của trẻ. Ảnh: Penfieldbuildingblocks
Video đang HOT
Thấy con chậm nói bất thường, bà mẹ đưa con tới một bệnh viện khám, bác sĩ tại đây cho rằng trẻ tự kỷ. Người mẹ rất sốc, lo lắng con không phát triển bình thường nên tìm tới Tiến sĩ Phạm Văn Tư để tâm lý trị liệu. Khi tiếp xúc với trẻ, vị tiến sĩ cho rằng trẻ bị chậm ngôn ngữ, không phải tự kỷ.
Trường hợp khác là một người mẹ từng làm giáo viên hiện ở nhà chăm con do thu nhập của chồng ổn định. Dù ở cạnh mẹ cả ngày nhưng trẻ vẫn đập tivi, vẽ lên tường, không ngoan như đứa trẻ khác. Cả nhà chê trách, mẹ làm giáo viên mà không biết chăm con nên người phụ nữ càng áp lực, tổn thương.
Tiến sĩ Tư cho rằng ba mẹ tạo không gian an toàn sẽ giúp trẻ phát triển tốt về mặt giao tiếp, dễ dàng kết bạn. Trẻ cần có quyền được trưởng thành, mắc lỗi, được “cãi”.
Theo Tiến sĩ Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế, trong những năm qua, ngành y tế thực hiện tốt các chính sách, chương trình dành cho trẻ em với cách tiếp cận dựa trên các quyền cơ bản của trẻ em. Đó là chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh, dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho phụ nữ mang thai và trẻ em, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi; tiêm chủng mở rộng phòng các dịch bệnh nguy hiểm; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo. Đặc biệt, việc cha mẹ đồng hành bên con sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Hà Nội đã có 24 ca mắc uốn ván, 3 trường hợp tử vong
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, ca mắc uốn ván mới nhất vừa ghi nhận là cụ bà 84 tuổi ở huyện Phú Xuyên.
Từ đầu năm đến nay, Thủ đô ghi nhận 3 ca tử vong do uốn ván, trong khi cùng kỳ năm 2022 không có ca tử vong.
Ngày 20/11, CDC Hà Nội cho biết, cụ bà 84 tuổi ở huyện Phú Xuyên là ca mắc uốn ván thứ 24 trên địa bàn thành phố từ đầu năm đến nay.
Cụ bà có tiền sử tổn thương vùng sống mũi nhiều năm. Theo thời gian, tổn thương này ngày một to và đóng vảy đen. 10 ngày trước khi nhập viện, cụ bà xuất hiện đau hàm, khó nuốt nhưng không sốt. 5 ngày sau đó, bệnh nhân khó há miệng, khó nói tăng dần.
Do không nói được, khít hàm, tay chân cứng, khó đi lại, cụ bà được gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai và được chẩn đoán mắc uốn ván.
Bác sĩ đang điều trị cho một trường hợp mắc uốn ván.
Theo CDC Hà Nội, từ đầu năm 2023 đến nay, Thủ đô đã có 24 trường hợp mắc uốn ván (tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 3 trường hợp tử vong (trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca tử vong).
Uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao, nhưng nhiều người còn chủ quan. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani phát triển tại vết thương gây ra.
Các triệu chứng của bệnh uốn ván được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau. Trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân mình như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Việc co cơ mạnh, đột ngột, kéo dài gây đau cơ, có thể rách cả cơ và gãy xương. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, bồn chồn, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, tiêm vaccine phòng bệnh là giải pháp phòng bệnh uốn ván hiệu quả nhất.
Phẫu thuật khẩn cứu nạn nhân bị thương nặng nhất trong vụ tai nạn ở Lạng Sơn Nạn nhân bị thương nặng nhất vụ tai nạn ở Lạng Sơn được đưa về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) phẫu thuật cấp cứu ngay trong trưa 31/10. Sáng 31/10, theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) sáng 31/10, khoảng 10h45 cùng ngày, cơ sở này tiếp nhận một nạn nhân trong vụ tai nạn...