Travel blogger 9X thương người lao động nghèo mùa dịch bằng bộ ảnh biết nói
Thương những người lao động nghèo nặng gánh mưu sinh giữa mùa dịch, travel blogger ghi lại những khoảnh khắc rất tình để lan tỏa đến cộng đồng.
Sài Gòn đang trong giai đoạn căng mình chống dịch, người lao động khó khăn nay còn khổ cực hơn nhiều lần. Đối với hầu hết mọi người, dịch bệnh bùng phát họ có thể ngồi yên ở nhà, nhưng đối với những người xem đường phố, vỉa hè là mái nhà thì sao? Travel blogger Nguyễn Kỳ Anh nổi tiếng với những bộ ảnh biết nói, đã ghi lại nhiều hình ảnh đẹp về người lao động nghèo, tuy vất vả nhưng chứa đầy hy vọng.
Cô Đoàn bán bánh kẹp mạch nha tại số 391A Trần Hưng Đạo, Quận 1. Món bánh ngọt ngào và ấm áp như nụ cười của cô, dẫu khó khăn nhưng vẫn tươi vui.
Những bức ảnh nằm trong dự án cá nhân “Saigon Moments”, được anh chia sẻ lên trang cá nhân và được đón nhận, chia sẻ rộng rãi, giúp hoàn cảnh của các cô chú lao động được nhiều người biết đến, từ đó cộng đồng cùng chung tay giúp đỡ, để mùa dịch của mỗi người bớt dài hơn.
Chú Diên chụp ảnh lấy ngay tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Chú gần 80 mùa xuân rồi nhưng vẫn cô độc một mình, âm thầm làm nghề lưu giữ khoảnh khắc cho người khác. Mùa dịch khó khăn, chú định bán chiếc xe Dream đang chạy để trang trải cuộc sống, nhất quyết không bỏ nghề đam mê. Chú dễ thương và gần gũi, nếu có dịp đi ngang hãy chụp ảnh cùng chú vài kiểu nhé.
Travel blogger Kỳ Anh chia sẻ: “Khi biết thông tin về các cô chú, mình tìm đến để trò chuyện và xin chụp ảnh. Mọi người đều rất vui vẻ, tạo điều kiện cho mình được chụp những khoảnh khắc chân thật và vui tươi nhất. Đối với mỗi bộ ảnh, mình sẽ có chủ đề và thiết kế riêng, tùy theo câu chuyện của họ.
Dự án gồm nhiều bộ ảnh góp nhặt mỗi ngày, mình sẽ làm xuyên suốt và không có giới hạn. Điều mong mỏi duy nhất chỉ mong các nhân vật được giúp đỡ, nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ từ nhiều phía. Mình đã bỏ tiền túi để giúp đỡ mỗi nhân vật, mỗi hoàn cảnh một ít, còn lại là sự giúp đỡ từ việc lan tỏa trên mạng xã hội. Dự án là một dấu son ý nghĩa trong cuộc sống của mình.”
Cụ Giàu neo đơn, bán dầu gió, tăm bông ở số 161 Nguyễn Văn Cừ, Quận 1. Sau mỗi buổi tối bán hàng, bà sẽ đi lang thang tìm chỗ ngủ trên vỉa hè, trời khuya thì lạnh còn bà chỉ biết nằm ngủ co ro.
Chú Ninh 70 tuổi, do tiểu đường mà bị hoại tử một chân, giờ phải ngồi vỉa hè bán vé số và nuôi cả gia đình. Chú có hai cô con gái, chị lớn thì làm công nhân nhưng thất nghiệp, em nhỏ thì bại não và đi cùng cha mẹ bán mặt ngoài đường đến khuya. Gia đình chú ngồi ở ngã tư Nguyễn Thị Thập – Nguyễn Văn Linh, tuy cực khổ nhưng rất yêu thương nhau.
Chú Minh 63 tuổi, chạy xe ôm ở trạm xe buýt Bến Thành. Từ ngày giãn cách, xe buýt ngừng chạy, cả ngày chú kiếm được cao lắm chỉ 50.000đ. Tuy vậy, khi có người đến hỏi đường, chú luôn nhiệt tình, đôi khi còn xách đồ phụ. Bây giờ chú ngồi cả ngày, có hôm đến khuya, mà vẫn không có khách, may mà có bếp ăn 0 đồng giúp vượt qua được phần nào.
Chú Phước 64 tuổi, vô gia cư, lạc cha mẹ từ nhỏ, giờ bám trụ đường phố để bán vé số sống qua ngày, ngủ trên chiếc xích lô cũ. Dù khó khăn, nhưng chú luôn lạc quan và truyền năng lượng tích cực cho mọi người, chú nói “Làm gì làm, mình phải vui vì cuộc đời chú cũng chẳng còn gì để mất.” Chiếc xe đạp bán vé số với tấm biển “Chúc may mắn” đậu trước hẻm 148/1 Trần Quang Khải, Quận 1 được nhiều người chú ý.
Cô Ánh bán hủ tiếu, sống tạm bợ với 2 người chị em và 3 đứa cháu ở số 2 Vĩnh Khánh, Quận 4. Tổng cộng 6 con người phải sống dựa vào chiếc xe hủ tiếu, người chị thì bị u nang buồng trứng không có tiền phẫu thuật.
Ngoại Hương 72 tuổi, ban ngày nhặt ve chai kiếm sống, ban đêm về trọ ở 83 Lê Văn Lương, Quận 7. Bà mồ côi từ nhỏ, có hôm trời mưa không nhặt được gì, có khi bán được 16.000đ chỉ dám mua bánh mì không về ăn với muối tiêu.
Travel blogger Nguyễn Kỳ Anh, tác giả của nhiều bộ ảnh du lịch và xã hội truyền cảm hứng.
Bộ ảnh nhận hiệu ứng rất tốt, nhiều nhà hảo tâm và nhóm thiện nguyện tìm đến thông tin do Kỳ Anh chia sẻ để ủng hộ, giúp đỡ, có người còn muốn lập quỹ từ thiện từ dự án này. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, dự án còn muốn lan tỏa sự yêu thương, để bất cứ ai khi gặp người khó khăn hơn mình hãy để trái tim rung động và hãy san sẻ, cho đi.
Vượt sông Long Đại và thác Tam Lu ở Quảng Bình
Ngồi trên thuyền của một tay lái cừ khôi, bạn sẽ thấy như đang bay trên những cột sóng trắng xóa giữa núi rừng.
Travel blogger Vinh Gấu, tên thật là Lê Viết Vinh, vừa chia sẻ về chuyến hành trình đến sông Long Đại, tỉnh Quảng Bình hồi đầu tháng 5. Dù chuyến đi có phần bộc phát nhưng anh vẫn có nhiều trải nghiệm thú vị.
Sông Long Đại bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, đi qua nhiều vùng núi non hiểm trở rồi đổ về đồng bằng, qua nhiều làng mạc của đồng bào Kinh, Vân Kiều ở các xã Trường Xuân, Xuân Ninh và Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Từ TP Đồng Hới, Vinh cùng bạn di chuyển khoảng 70 km để đến sông Long Đại. Đường đi trải nhựa êm, cảnh quang đẹp, nhóm mất khoảng 1 tiếng 30 phút để đến nơi.
Vinh cùng bạn xuất phát gần khu vực cầu treo Cây Sú, di chuyển bằng xuồng nhôm, vượt qua những con thác cạn vào xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh để đến thác Tam Lu.
Thác Tam Lu nằm ở thượng nguồn sông Long Đại, là con thác đẹp nhất trong gần 100 con thác lớn nhỏ trên dòng sông này. Thác có độ dài chừng 100 m với 3 bậc nước trào lên trắng xóa.
Cảm giác được ngồi trên thuyền của một tay lái cừ khôi và thấy mình đang bay trên những cột sóng trắng xóa giữa núi rừng quả là trải nghiệm đáng nhớ. "Mũi xuồng nhấc bổng lên rồi đập mạnh xuống mặt nước đang tĩnh như tờ thật sự thú vị, phải khen trình lái xuồng của anh tài công quá xuất sắc", Vinh bày tỏ.
Hình ảnh tài công chạy máy kohler với chiếc xuồng vỏ nhôm trên dòng Long Đại ví như "người lái thuyền dũng mãnh", bởi họ phải thuộc lòng từng ngọn đá, con nước của cả dòng sông để thuyền không bị va vào đá ngầm. Những lần vượt thác Tam Lu, vượt sông Long Đại với họ không kể hết.
Sau khi băng qua những con thác gồ ghề, nhóm Vinh dừng chân tại một vùng nước tĩnh, ven bờ có bóng cây để nghỉ ngơi và bắt đầu chèo SUP. Từng chèo SUP ở nhiều nơi khác nhau nhưng Vinh khá ấn tượng khi trải nghiệm trên dòng Long Đại: "Không gian xung quanh rộng lớn, hùng vĩ với dãy núi cao chót vót và mảng rừng xanh rì, mặt nước yên tĩnh một màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp, nước hồ lành lạnh rất tuyệt".
Trong thời gian khách vui chơi trên sông, tài công đi cùng sẽ làm bếp, nướng gà làm bữa trưa cho đoàn khách. Món gà nướng mọi nóng hổi chấm muối ớt cay xòe làm chàng travel blogger nhớ mãi.
Sau khi nghỉ ngơi, cả nhóm xuôi dòng Long Đại về lại điểm xuất phát, lên xe trở lại TP Đồng Hới và không quên tận hưởng một chiều hoàng hôn lãng mạn bên đồi khoai mì dọc đường đi.
Theo travel blogger Rọt tìm những điều tuyệt vời nhất ở Hà Giang Hà Giang mùa nào trong năm cũng thật đẹp, đến nơi địa đầu Tổ quốc không chỉ ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn khám phá được nhiều điều rất tuyệt vời. Travel blogger Bùi Ngọc Công với "Blog của Rọt", là cái tên xuất hiện nhiều trong cộng đồng xê dịch. Chàng trai xứ Quảng đặt chân đến Hà Giang...