Trao tặng tủ sách cho các điểm trường khó khăn
Vừa qua, oàn cơ sở Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) khu vực miền trung – Tây Nguyên phối hợp các nhà tài trợ trao “Tủ sách inh Hữu Dư” cho bốn điểm trường vùng khó tại huyện Krông Pa ( Gia Lai).
Tủ sách là món quà ý nghĩa đối với học sinh Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn, buôn Ia Jip, xã Chư Drăng.
Theo đó, 3.500 cuốn sách kỹ năng, sách khoa học, văn học, truyện tranh cùng các thiết bị thư viện thiết yếu được trao tặng điểm Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn (buôn Ia Jip, xã Chư Drăng), điểm Trường tiểu học Trưng Vương (buôn Chư Jú và Puh Chik, xã Ia Rsai) và điểm Trường tiểu học xã ất Bằng (buôn Ia Rnho).
Riêng điểm Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn còn được tặng công trình “Sân chơi mơ ước” với nhiều thiết bị, đồ chơi ngoài trời như: Cầu trượt, bập bênh, xích đu… Tổng giá trị chương trình là 120 triệu đồng.
Giải pháp nào cho điểm trường xuống cấp tại huyện Phù Yên?
4 dãy nhà cấp 4 tại Trường Tiểu học và THCS Đá Đỏ, xã Đá Đỏ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La sau nhiều năm đưa vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng.
Video đang HOT
Thiếu cơ sở vật chất, thầy và trò nơi đây phải tận dụng 4 căn nhà này để làm nhà công vụ, nhà bán trú và cả nhà kho.
Điểm trường trung tâm xã Đá Đỏ với nhiều dãy nhà xuống cấp nghiêm trọng
Tại điểm trường trung tâm xã Đá Đỏ nơi mà 370 học sinh đang theo học hàng ngày thầy cô và các em lại lên lớp dạy và học trong căn nhà 2 tầng khang trang. Nhưng hết giờ học thầy và trò lại quay về với những căn nhà cấp 4 sập sệ, xuống cấp để sinh hoạt và ăn uống, đây cũng là nơi ở của 50 em học sinh đang ở bán trú tại trường.
Dẫn chúng tôi đi thăm quan cơ sở vật chất của trường anh Đoàn Văn Chương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Toàn trường hiện có 1 điểm trường trung tâm và 04 điểm trường lẻ, với 10 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Tại điểm trường Trung tâm khối cấp 2 hiện có 4 dãy nhà cấp 4 đang sử dụng đều đã xuống cấp, trong đó có 3 nhà sử dụng làm nhà hiệu bộ, nhà công vụ cho giáo viên, khu bán trú cho học sinh và 1 nhà hư hỏng hoàn toàn sử dụng làm nhà kho.
Để có nơi làm việc, hiện tại nhà trường đang trưng dụng dãy nhà lớp học cấp 4, ngăn vách làm phòng làm việc của ban giám hiệu, phòng hội đồng và thư viện nhà trường. Ngoài ra, nhà trường còn thiếu một số trang thiết bị phục vụ công tác dạy học như: Máy tính phục vụ môn Tin học, bàn ghế, thiết bị thí nghiệm, sách tham khảo...
Dãy nhà cấp 4 với diện tích 172m2 hiện là nơi ở của 10 giáo viên, được xây dựng từ năm 2003 đến nay đã gần 20 năm đưa vào sử dụng. Thời gian đã bào mòn các bức tường, mái nhà ngay cả nền nhà cũng bị sụt lún. Để ở được các thầy cô đã tự bỏ công, bỏ sức đổ lại nền nhà, gia cố mái nhưng mỗi khi đến mùa mưa bão thì nhà vẫn dột, tường vẫn bong.
Cô Đỗ Thị Trúc, giáo viên bộ môn Âm nhạc chia sẻ: Gia đình tôi ở thị trấn Phù Yên khi lên đây công tác tôi phải ở tại trường. Tôi mới ở nhà công vụ 3 năm nhưng thấy rất vất vả. Phòng ở chật hẹp, nhà bếp giáo viên xuống cấp không thể nấu nướng nên các thầy cô đều nấu bằng bếp điện.
Không có nhà vệ sinh riêng nên thầy cô phải dùng chung nhà vệ sinh với các em học sinh bán trú. Chúng tôi chỉ mong được Nhà nước quan tâm sớm nâng cấp, xây dựng nhà ở công vụ đảm bảo để các thầy cô giáo trong trường yên tâm công tác.
Phòng ở của các em học sinh bán trú
Ngay bên cạnh dãy nhà công vụ là khu ở bán trú của 50 học sinh với 3 phòng ở nhưng hiện tại chỉ sử dụng được 2 phòng, trung bình mỗi phòng sẽ là nơi ở của 25 học sinh.
Căn nhà được lợp mái ngói phủ đầy rêu, mốc, bậc tam cấp cũng bị bục nhiều chỗ, trong phòng các phần tường bị bong tróc thành từng mảng. Ngoài ra, số giường tầng, giường đơn đã cũ lại thiếu giường nên hầu hết học sinh phải ngủ ghép 2 em 1 giường.
Mỗi chiếc giường là nơi ngủ, nghỉ của 2 em học sinh
Em Bàn Thị Chi, lớp 9 cho biết: Nhà em ở bản Suối Tiếu, cách trường 15km nên được ở tại trường để đảm bảo việc học tập. Phòng em hiện có 21 bạn học sinh. Cửa sổ phòng em bị hỏng nên phải dùng chăn để che chắn, cửa chính không có thanh chốt nên chúng e sử dụng dây thép để buộc. Mùa đông thì lạnh, mùa hè nóng bức trong khi cả phòng chỉ có 1 chiếc quạt trần đã cũ. Do không có bàn học nên mỗi tối chúng em sử dụng hòm đựng đồ để thay bàn học.
Không chỉ vậy trường còn không có hệ thống tường bao, lượng giáo viên lại ít, các em học sinh ở bán trú đông nên việc các em ra ngoài vào ban đêm hoặc có người lạ đến khu bán trú là rất khó quản lí, tình hình an ninh trật tự không được đảm bảo.
Nhà trường đã nhiều lần kiến nghị, đề xuất lên Phòng Giáo dục và đào tạo huyện, UBND huyện Phù Yên, chính quyền địa phương đề nghị có phương án nâng cấp, tu sửa, xây mới các công trình như nhà hiệu bộ, phòng học chức năng, khu vệ sinh, nhà công vụ, bếp ăn. Tuy đã có nhiều đoàn công tác của huyện về khảo sát, đo đạc và đánh giá thực trạng nhưng đến nay, chỉ mới được xây dựng tường rào phần cổng trường học, các hạng mục còn lại vẫn chưa được được đầu tư xây dựng.
Trước những khó khăn của thầy và trò nơi đây khiến chúng tôi thêm trăn trở, suy nghĩ về sự nghiệp trồng người ở xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn này. Vậy giải pháp nào để đội ngũ giáo viên yên tâm giảng dạy, các em học sinh tập trung học tập. Câu hỏi ấy xin giành cho các cơ quan chức năng của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
'Bắt cá suối, tìm rêu đá để ăn nhưng phải bỏ tiền triệu học chứng chỉ' "Tại trường của chúng tôi, giáo viên hàng ngày phải đi bắt cá suối, tìm rêu đá để cải thiện bữa ăn nhưng phải bỏ ra gần chục triệu đồng đi học các loại chứng chỉ". Tôi là phó hiệu trưởng một trường tiểu học và có hơn 10 năm cắm bản tại những điểm trường khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu,...