Trao nhầm con 42 năm trước: Sở Y tế Hà Nội trần tình gì?
Theo chia sẻ của lãnh đạo Trung tâm y tế quận Ba Đình, đến nay chưa thể tìm được manh mối nào để gỡ những vướng mắc của vụ trao nhầm con 42 năm trước.
Liên quan tới vụ trao nhầm con tại nhà hộ sinh quận Ba Đình 42 năm trước, ông Nguyễn Việt Cường, Trung tâm y tế quận Ba Đình cho biết đã tiếp nhận đơn thư của bà Nguyễn Mai Hạnh (Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) phản ánh về việc trao nhầm con vào năm 1974 và mong muốn của người mẹ này muốn tìm lại đứa trẻ thất lạc ấy. Đồng thời, Trung tâm cũng có biên bản gửi Sở Y tế Hà Nội và trả lời cho gia đình bà Mai Hạnh.
Nội dung trả lời cho gia đình bà Hạnh trước đó có nội dung cụ thể như sau: “Trung tâm Y tế Ba Đình đã nhận được “Đơn tìm con thất lạc” của bác gửi cho Nhà hộ sinh 12 Lê Trực và Sở Y tế Hà Nội đề nghị tìm lại các thông tin liên quan tới việc nhầm lẫn gây thất lạc con của bác sinh tại Nhà hộ sinh Ba Đình.
Sau khi nhận được tin của bác, chúng tôi đã chỉ đạo Nhà hộ sinh, Phòng Kế hoạch – nghiệp vụ và các khoa phòng chức năng của Trung tâm Y tế rà soát, lục tìm lại toàn bộ hồ sơ lưu tại đơn vị, tìm và trao đổi với những cán bộ lâu năm công tác tại Nhà hộ sinh giai đoạn 1974 – 1975.
Tuy nhiên, do Nhà hộ sinh đã chuyển sang địa điểm mới và thời gian quá lâu nên không thể tìm được bất cứ thông tin nào liên quan đến trường hợp của bác.
Rất mong bác thông cảm và xin chia sẻ với nỗi buồn của bác. Hi vọng bác sớm có thông tin vui để có thể tìm lại được đứa con thất lạc của mình”.
Video đang HOT
Nội dung Trung tâm Y tế Ba Đình trả lời gia đình bà Hạnh và năm 2015
Hiện tại, thông tin về những em bé sinh cùng thời điểm với chị Trang vẫn là con số “bí ẩn”.
đã cho rà soát lại tất cả các sổ sách cũ, các kho lưu dữ liệu, tuy nhiên, vì thời gian đã quá lâu,
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Hữu Tiệp, Giám đốc Trung tâm y tế quận Ba Đình cho hay: Chính những khó khăn nêu trên nên đến nay chưa thể tìm được manh mối nào để gỡ những vướng mắc của sự việc này.
Theo ông Phạm Hữu Tiệp, Trung tâm y tế quận Ba Đình vẫn tiếp tục tìm kiếm, nhờ những người đã làm và đang làm trong ngành y cùng giúp đỡ, có những thông tin liên quan đến trường hợp này sẽ ngay lập tức thông tin cho gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh được biết.
Trước đó, gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (65 tuổi), ở đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội đã nhờ cộng đồng mạng tìm kiếm người con gái bị trao nhầm cách đây 42 năm thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Ngày 10/10/1974, bà Hạnh sinh một cô con gái ở nhà hộ sinh quận Ba Đình. Những đứa trẻ được đánh số, cùng với số người mẹ. Bà Hạnh mang số 33, nhưng nhận được đứa trẻ mang số 32. Thắc mắc bà Hạnh hỏi nhân viên y tế rằng con mình là số 33 sao đây lại là số 32 thì nhân viên y tế cho rằng trong lúc tắm rửa số đánh dấu bị mờ. Khi ra tìm thì những đứa trẻ đánh số gần cạnh đều đã được gia đình đưa về hết.
Ôm đứa con về nhưng bà Hạnh luôn canh cánh trong lòng không yên và đứa bé được đặt tên là Tạ Thị Thu Trang. Đứa con nhận “nhầm” được gia đình bà hết mực thương yêu. Tuy nhiên, khi tuổi già, chồng mất bà Hạnh lại mong muốn tìm lại đứa con bị thất lạc từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa rõ tung tích người con gái. Chị Trang cũng mong muốn tìm lại được cội nguồn của mình.
Nguyễn Huệ
Theo_Người Đưa Tin
Đình chỉ bác sĩ thờ ơ khiến bệnh nhân nguy kịch
Sở Y tế Hà Nội chỉ rõ, để xảy ra sự việc đáng tiếc do trình độ chuyên môn của bác sĩ còn hạn chế và đề nghị Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây tạm đình chỉ công tác đối với bác sĩ trực để xử lý theo đúng quy định.
Bệnh nhân nguy kịch vì bác sĩ thờ ơ không thăm khám?
Liên quan tới sự việc bác sĩ tại Bệnh viện ĐK Sơn Tây thờ ơ khiến bệnh nhân nguy kịch, Sở Y tế Hà Nội vừa chính thức đưa ra kêt luân.
Theo đó, sau khi làm việc trực tiếp với Ban Giám đốc Bệnh viện ĐK Sơn Tây và kíp trực cho thấy, bệnh nhân Đỗ Thị Nghĩa (40 tuổi, Thạch Thất, Hà Nội) đã được thăm khám và chẩn đoán, tuy nhiên việc tiên lượng chưa sát với diễn biến của bệnh, do trình độ chuyên môn của bác sĩ còn hạn chế. Do đó, các bác sĩ tại đây chỉ định điều trị chưa phù hợp và chậm tổ chức hội chẩn để chuyển tuyến kịp thời.
Bệnh nhân Nghĩa nằm điều trị tại Bệnh viện Việt Đức sau phẫu thuật. Ảnh: T.Hạnh
Trước những sai sót trên, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tạm đình chỉ công tác chuyên môn với bác sĩ trực Bùi Minh Chiến, để làm rõ những vấn đề trong quá trình theo dõi, điều trị cũng như tinh thần, thái độ phục vụ để xử lý theo quy định (nếu có).
Ngoài ra, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo rà soát trình độ chuyên môn của cán bộ và xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn trong toàn bệnh viện, tăng cường giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn cũng như giáo dục nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh.
Trước đó, bệnh nhân Đỗ Thị Nghĩa được chuyển vào khoa cấp cứu, Bệnh viện ĐK Sơn Tây lúc 23h50 phút ngày 2/5. Đến 7h sáng 3/5 được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức với chẩn đoán bị dính ruột và ruột đã hoại tử, tiên lượng 95% không thể cứu do chuyển ra quá muộn. Bệnh nhân sau đó đã được tiến hành phẫu thuật và nằm điều trị tại khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức.
Người nhà bệnh nhân phản ánh, trong quá trình khám và chẩn đoán tại Bệnh viện ĐK Sơn Tây, các bác sĩ tại đây đã không làm đúng trách nhiệm, thờ ơ, không thăm khám cho bệnh nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc.
Thúy Hạnh
Theo_VietNamNet
Những phụ nữ "không có quà" ngày 8/3 Với những phụ nữ này, niềm vui lớn nhất trong ngày 8/3 là họ chỉ mong kiếm thêm một chút tiền để dành dụm, lo toan cho gia đình. Hôm nay, khi hàng triệu phụ nữ đang hân hoan chào đón Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, thì đâu đó vẫn còn có những người không được hưởng trọn niềm vui trong ngày...