Trào lưu giúp giảm sức ép cho Internet
20h hàng ngày, người dân đồng loạt ra ban công động viên các y bác sĩ, giúp giảm 10% lưu lượng truy cập Internet.
Theo CNN, trào lưu này bắt nguồn từ chiến dịch vận động # solidarityat8, xuất hiện trên Twitter tuần trước. Mỗi ngày vào lúc 20h, người tham gia sẽ ra ban công hò reo, cổ vũ cho đội ngũ y tế đang phải làm thêm giờ để ngăn chặn Covid-19.
Tại Tây Ban Nha, #solidarityat8 được hưởng ứng mạnh mẽ đến mức các nhà mạng cũng ghi nhận thay đổi rõ rệt trong lưu lượng truy cập Internet. Phát ngôn viên của Telefonica cho biết trên Business Insider: “Lưu lượng truy cập lúc 20h ở Tây Ban Nha giảm khoảng 10%”.
Người dân khắp thê giới hưởng ứng chiến dịch #solidarityat8.
Do lệnh phong toả hoặc hạn chế đi lại, người dân ở nhiều nước phải ở nhà, dành thời gian xem phim, livestream, tăng áp lực lên hệ thống Internet. Ookla, công ty phát triển công cụ Speedtest, cho biết Tây Ban Nha nằm trong số những quốc gia châu Âu bị giảm tốc độ Internet nhiều nhất. Covid-19 đang lan ra khắp thế giới, với 600.000 người nhiễm bệnh. Tây Ban Nha đang là quốc gia châu Âu có số ca nhiễm nhiều thứ hai (65.719), chỉ sau Italy.
Các chuyên gia khuyến cáo, nhu cầu sử dụng Internet tại nhà có thể gây tình trạng “nghẽn cổ chai” ở các nút mạng tập trung quá nhiều người kết nối. “Internet băng thông rộng ở các khu dân cư sẽ bị quá tải”, Lisa Pierce, chuyên gia cơ sở hạ tầng mạng của Gartner, nhận định. “Mọi người sẽ gặp tình trạng nghẽn đường truyền giống kẹt xe trên đường cao tốc và tốc độ mạng giảm xuống một phần ba”.
Hai dịch vụ phát video nổi tiếng YouTube và Netflix, chiếm gần 25% tổng lưu lượng Internet toàn cầu, phải giảm chất lượng tất cả luồng phát nhằm tránh nguy cơ sập mạng. Facebook cũng ghi nhận lượng sử dụng tăng đột biến, chủ yếu trên dịch vụ nhắn tin như Messenger và WhatsApp. Ngày 19/3, Microsoft công bố lượng người dùng công cụ hỗ trợ làm từ xa Teams của hãng tăng gần 40% sau một tuần, lên thành 44 triệu người dùng thường xuyên. Trung bình, có 900 triệu cuộc họp trực tuyến và gọi video trên nền tảng mỗi ngày.
Tại Việt Nam, tình trạng mạng chậm, thiếu ổn định cũng được nhiều người dùng phản ánh trong vài tuần qua, nhất là khi các doanh nghiệp khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà. Theo bảng xếp hạng tháng 2 của Speedtest, tốc độ download qua kết nối Internet ở Việt Nam xếp thứ 65 với mức 42,8 Mb/giây, thấp hơn cả tốc độ trung bình của thế giới là 75,41 Mb/giây. Trong khi đó, cùng ở khu vực Đông Nam Á, Singapore đứng đầu thế giới với 203,68 Mb/giây còn Thái Lan đứng thứ 9 (136,19 Mb/giây).
Việt Anh
Internet khắp thế giới chậm
Do lệnh phong toả hoặc hạn chế đi lại, người dân ở nhiều nước phải ở nhà, dành thời gian xem phim, livestream, tăng áp lực lên hệ thống Internet.
Khi ở nhà, nguồn giải trí được lựa chọn nhiều nhất là Internet. Khắp nơi trên thế giới, người dùng than phiền vì kết nối mạng chậm, không ổn định, khó tải video...
Ookla, công ty phát triển công cụ Speedtest đo tốc độ Internet, thống kê những quốc gia bị ảnh hưởng nhất ở châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật và Malaysia, còn ở châu Âu là Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức.
Trong khi đó, theo bảng xếp hạng tháng 2 của Speedtest, tốc độ download qua kết nối Internet ở Việt Nam xếp thứ 65 với mức 42,8 Mb/giây. Singapore đứng đầu thế giới (203,68 Mb/giây) còn Thái Lan đứng thứ 9 (136,19 Mb/giây). Với tốc độ thấp hơn cả mức trung bình của thế giới là 75,41 Mb/giây, tình trạng mạng chậm, thiếu ổn định diễn ra thường xuyên tại Việt Nam. Nhiều người than phiền không thể xem video hay chơi game, nhất là vào buổi tối.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra trên các mạng di động. Tốc độ kết nối 3G/4G tại nhiều nước đang giảm mạnh. Bên cạnh nhu cầu làm việc từ xa, gọi video và học trực tuyến, người dân còn dành thời gian cho các hoạt động giải trí như chơi game online, xem phim, livestream...
Lưu lượng sử dụng Internet trên toàn cầu tăng mạnh.
Các nhà nghiên cứu Australia đã tạo ra bản đồ về áp lực Internet toàn cầu, cho thấy tác động của Covid-19 lên hạ tầng Internet. "Nhiều người ở nhà hơn có nghĩa nhiều người lên mạng hơn, chiếm dụng băng thông hơn', giáo sư Paul Raschky tại Đại học Monash (Melbourne) nhận định.
Netflix và YouTube đã phải thiết lập chất lượng phát video mặc định ở mức 480p (SD) ở châu Âu để giảm gánh nặng lên hệ thống mạng. Trong khi đó, chính phủ một số nước áp dụng các biện pháp khuyến khích người dân ở nhà, như Malaysia tuyên bố cung cấp Internet tại nhà miễn phí từ 1/4, đồng thời hỗ trợ 92 triệu USD để cải thiện chất lượng mạng. Tại Ba Lan, để tránh cho giới trẻ cảm thấy buồn chán và tụ tập ngoài đường, chính phủ nước này quyết định tạo máy chủ chơi game Minecraft miễn phí dành riêng cho học sinh từ tiểu học đến Trung học.
Minh Minh
Internet thế giới đang chậm lại vì Covid-19 Nhu cầu sử dụng internet tại nhà ngày càng tăng cao khi đại dịch Covid-19 lây lan trên toàn thế giới khiến tốc độ đường truyền liên tục bị gián đoạn. Internet thế giới đang bị chậm lại Theo Mashable, Speedtest.net - dịch vụ web có trụ sở tại Washington (Mỹ) cung cấp và phân tích miễn phí các số liệu hiệu suất...