Trào lưu đến Nhật Bản mua nhà hoang của người nước ngoài
Nhật Bản có hơn 8 triệu ngôi nhà bỏ hoang và không hạn chế người nước ngoài đến mua chúng.
Joey Stockermans trong ngôi nhà hoang mua lại ở Nhật Bản. Ảnh: Business Insider
Khi còn nhỏ, Take Kurosawa đã từng nhiều lần được đến Nhật Bản nghỉ hè, vậy nên anh luôn mơ ước được sở hữu một căn nhà ở đó. Sau này, Take Kurosawa gặp người có chung ước muốn với mình là Joey Stockermans.
Họ đã chi 42.000 USD (hơn 1 tỷ đồng) để mua một ngôi nhà bỏ hoang ở vùng nông thôn Nhật Bản, lên kế hoạch cải tạo không gian, sử dụng nó làm nơi nghỉ ngơi cá nhân và Airbnb (nhà cho thuê ngắn hạn). Những ngôi nhà bỏ hoang này ở Nhật Bản thường được gọi là akiya.
Căn nhà bỏ hoang của Take và Joey rộng khoảng gần 100 mét vuông ở Beppu, thành phố có 113.000 dân trên đảo Kyushu.
Trước đây, Take sống trong một ngôi nhà di động ở Santa Cruz, California (Mỹ), còn Joey sống với bố mẹ ở Nova Scotia.
Video đang HOT
Hiện nay, nhiều người đang có xu hướng chuyển sang các quốc gia có giá nhà ở rẻ hơn trên toàn thế giới, chẳng hạn như Ý và Bồ Đào Nha. Vì việc mua bất động sản ở những nơi đắt đỏ, đặc biệt là California là điều bất khả thi đối với họ. Thêm vào đó, một số người mong muốn có một cuộc sống phiêu lưu hơn hoặc thoát khỏi những vấn đề đang diễn ra ở quê hương họ.
Tại Nhật Bản, theo Cục Khảo sát Nhà ở và Đất đai, dân số ngày càng giảm đã dẫn tới mức số nhà hoang akiya đạt mức kỷ lục 8,49 triệu vào năm 2018. Những ngôi nhà bỏ hoang tạo ra vấn đề “ngôi làng ma”, nhưng chúng lại là cơ hội cho những ai có nhu cầu sở hữu chúng. Ngoài ra, không giống như các quốc gia khác, Nhật Bản không có hạn chế đối với việc người nước ngoài đến mua bất động sản.
Vào tháng 1, Take Kurosawa và Joey Stockermans đã ra mắt một trang web mang tên Akiyamart, nhằm hỗ trợ người nước ngoài tìm kiếm và mua những ngôi nhà bỏ hoang ở Nhật Bản.
Take Kurosawa và Joey Stockermans mua nhà hoang ở Nhật Bản và còn thành lập trang web giúp những người có cùng mong muốn có thể tìm được nhà ở đây. Ảnh: Business Insider
Eric McAskill (38 tuổi) đến từ Canada trước đây sống cùng gia đình ở Bali, đã mua một ngôi nhà hoang ở tỉnh Nagano vào năm 2021 với giá 23.600 USD (hơn 500 triệu đồng). Ông nói rằng việc mua bán này nhằm hoàn thành ước mơ cả đời của ông là có một ngôi nhà ở vùng nông thôn Nhật Bản.
Jaya Thursfield (46 tuổi) và vợ đã mua một trang trại bỏ hoang ở tỉnh Ibaraki vào năm 2019 với giá 30.000 USD (hơn 700 triệu đồng) để cải tạo nó thành ngôi nhà mơ ước của gia đình họ. Cặp đôi muốn được sở hữu một mảnh đất lớn với giá cả phải chăng, và đó là điều mà họ không nghĩ mình có thể làm được ở London, Anh.
Bethany “Bitsii” Nakamura thì quyết định rời Mỹ để đến sống hẳn trong một akiya ở Nhật Bản.
“Mỹ và Nhật Bản có nền văn hoá và thị trường bất động sản khác biệt nhau. Ở Mỹ, có quyền sở hữu nhà được coi là tấm vé hướng tới sự ổn định lâu dài, còn ở đây thì không”.
Đối với Take Kurosawa và Joey Stockermans, việc kiếm được tiền từ tài sản của mình là điều tuyệt vời, nhưng đó không phải là lý do họ khiến họ mua ngôi nhà hay thành lập Akiyamart. Mục tiêu của họ là dành nhiều thời gian hơn ở Nhật Bản và cho người nước ngoài thấy rằng họ có thể sở hữu nhà tại đất nước này một cách không quá khó khăn.
Take Kurosawa nói: “Tôi có rất nhiều bạn bè cùng tuổi đang thất vọng vì không thể mua được nhà. Việc này giống như một cái vẫy tay cho thế hệ chúng tôi, bảo rằng vẫn còn lựa chọn khác đó”.
“Tuy rằng đây không phải ở Mỹ, nhưng vẫn là một nơi thực sự thoải mái để bạn có thể sống và nuôi dưỡng một gia đình, cũng như có một cuộc sống chất lượng cao mà không phải chịu những căng thẳng về tài chính như khi sống ở Mỹ”, anh cho biết.
Thị thực đặc biệt khuyến khích người nước ngoài học Muay Thai
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trong nỗ lực thúc đẩy "quyền lực mềm" của đất nước, Chính phủ Thái Lan có kế hoạch cấp thị thực đặc biệt 90 ngày cho khách du lịch nước ngoài muốn học môn võ thuật cổ truyền quyền Thái (Muay Thai) ở Thái Lan.
Tập luyện Muay Thai ở Bangkok. Ảnh: bangkokpost.com
Trong bài đăng trên mạng xã hội X (trước kia là Twitter) ngày 14/1, Thủ tướng Srettha Thavisin cho biết chính phủ sẵn sàng cấp thị thực 90 ngày đặc biệt, thay vì 60 ngày tiêu chuẩn, cho những du khách có nguyện vọng học môn quyền Thái. Ông nêu rõ một loại thị thực tương tự cũng sẽ được cấp cho những khách du lịch muốn tới Thái Lan học múa truyền thống Thái, âm nhạc hoặc ẩm thực Thái, vốn là những yếu tố được liệt kê trong số 5F "quyền lực mềm" của Thái Lan - bao gồm Ẩm thực (Food), Phim (Film), Thời trang (Fashion), Fight (Võ thuật) và Lễ hội (Festival).
Kế hoạch của Thủ tướng Srettha đã nhận được phản hồi tích cực của nhiều người dân trên không gian mạng với các ý kiến cho rằng đây là một ý tưởng hay để quảng bá du lịch và văn hóa Thái Lan mà không cần chi thêm chi phí.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng chính phủ nên tập trung làm tốt từng yếu tố một của "quyền lực mềm" thay vì triển khai cả 5F cùng một lúc.
Liên quan yếu tố Võ thuật, Phó Giáo sư Pimol Srivikorn, một trong những cố vấn của Thủ tướng Srettha đồng thời là Chủ tịch Tiểu ban "quyền lực mềm" về thể thao, cho biết tại cuộc họp gần đây, tiểu ban đã khuyến nghị rằng chính phủ trước tiên phải đặt ra tiêu chuẩn cho các huấn luyện viên môn quyền Thái và tổ chức một khóa đào tạo để họ có cơ hội truyền bá môn võ này ở nước ngoài.
Quyền Thái đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Mỹ. Theo Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan, giá trị thị trường của du lịch liên quan đến thể thao của nước này trong năm 2018 ước tính khoảng 120 tỷ baht (3,4 tỷ USD) và đang tăng trung bình 5% mỗi năm.
Kiếm bộn tiền nhờ thu hút người nước ngoài tới chữa bệnh Thái Lan chào đón khoảng 4 triệu người nước ngoài tới điều trị y tế, thu về 340 triệu USD mỗi năm. Ở châu Á, từ lâu Thái Lan đã nổi tiếng với dịch vụ "du lịch y tế" thu hút người nước ngoài tới khám chữa bệnh. Năm 2021, các bệnh viện ở đất nước này đã thu khoảng 340 triệu USD...