Trao hết tài sản cho con trai, tôi bàng hoàng khi nghe chuyện của con gái
Tôi 65 tuổi, đã góa bụa hơn 20 năm sau cái chết thảm khốc của chồng trong một tai nạn giao thông. Từ đó, tôi phải một mình cáng đáng gia đình và nuôi dạy 2 con vô cùng vất vả.
Tôi vốn yêu thương con trai và con gái như nhau nhưng kể từ ngày chồng mất, tôi kỳ vọng vào con trai nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng con gái đi lấy chồng sẽ là con nhà người ta, chỉ có con trai ở lại với tôi là chỗ dựa cho tôi, chăm sóc tôi khi về già.
Con trai và con gái tôi đều học giỏi, chúng đậu vào những trường đại học tốt và có công việc lương khá sau khi ra trường. Con gái lấy chồng, tôi chỉ cho cái dây chuyền vàng 3 chỉ, ngoài ra không có gì khác. Nhưng đến khi con trai lấy vợ, ngoài việc sửa sang nhà cửa, sắm sửa phòng tân hôn cho chúng thật tươm tất, tôi cho con trai cái nhẫn 3 chỉ, con dâu một cái kiềng 5 chỉ và thêm cái lắc tay 2 chỉ vàng.
Con gái tôi không có mẹ chồng vì bà thông gia mất sớm, khi sinh nở, con bé nhờ tôi đến giúp đỡ trong thời gian ở cữ. Tuy nhiên, lúc đó, cháu nội tôi mới được hơn một tuổi vẫn cần người trông nom, tôi không muốn con trai, con dâu phật ý nên tìm cách từ chối con gái.
Cuối cùng, con gái tôi phải tạm nghỉ việc ở nhà chăm sóc con. Thỉnh thoảng tôi đến thăm mẹ con con bé, nó không hề phàn nàn gì cả mà vẫn rất hiếu thuận với tôi. Đến khi cháu ngoại tôi lên 2 tuổi rưỡi, đi học mẫu giáo, con gái tôi mới đi làm lại. Tuy nhiên do nghỉ việc lâu nên con bé chưa tìm được việc làm lương cao như trước đây, cuộc sống của vợ chồng con có phần khó khăn hơn anh trai.
Ảnh minh họa: PX
Video đang HOT
Ở tuổi 65, sức khỏe của tôi ngày càng yếu đi, tôi lo một ngày nào đó mình không còn minh mẫn nữa thì số tiền gửi ngân hàng sẽ thất thoát, việc chia tài sản sẽ khó khăn. Vì vậy, tôi gọi con trai đến dặn dò rằng sau này căn nhà sẽ thuộc về nó, số tiền 600 triệu tôi tích cóp được gửi ngân hàng, tôi cũng trao cho con trai. Tôi nói sau này tôi có mệnh hệ gì, hãy đưa cho em gái 100 triệu, còn lại là của nó để có trách nhiệm chăm sóc tôi và thờ cúng tổ tiên.
Những tưởng con trai tôi sẽ vui mừng lắm nhưng nó lại tỏ ra bối rối: “Làm thế có được không mẹ? Cái Lan cũng là con của mẹ. Chia như vậy con bé biết chuyện sẽ buồn đấy”.
Tôi nói với con trai rằng con gái đi lấy chồng là con nhà người ta rồi, tôi không trông mong gì ở nó. Tuổi già tôi chỉ có thể dựa vào vợ chồng con trai, ốm đau tôi cần chúng nó chăm sóc lo toan, nên chuyện này cứ để yên. Tôi tin rằng nếu không cho con gái biết về số tiền tiết kiệm thực có thì con bé cũng không thắc mắc gì đâu.
Thế rồi hôm đó tôi bị trượt chân ngã trong nhà tắm, đau nhức khắp người không đứng dậy được. May mắn tôi có cầm điện thoại theo, tuy nhiên tôi gọi con trai và con dâu mãi không được. Cuối cùng tôi phải gọi con gái cầu cứu. Con bé nghe tin vô cùng lo lắng, vợ chồng nó đến ngay sau đó và đưa tôi đi viện.
Bác sĩ nói rằng tôi bị gãy chân phải bó bột, tôi sẽ nằm viện một tuần rồi về nhà hồi phục dần dần. Mọi thủ tục sau đó, con gái và con rể tôi đã nhanh chóng lo hết để tôi được chữa trị thuận lợi. Mãi mấy tiếng sau, vợ chồng con trai mới biết chuyện, vào viện thăm tôi.
Một tuần nằm viện, các con thay nhau chăm sóc tôi chu đáo. Tôi đau lắm, vết gãy nhức đến nỗi tôi không thể ngủ khi muốn, làm gì cũng khó khăn. Cơ thể mệt mỏi rã rời, tôi cứ cố nhắm mắt nằm đó miên man, chếnh choáng. Khi ấy, tôi nghe thấy tiếng bệnh nhân giường bên cạnh nói chuyện với con gái tôi:
“Bác thật sự ghen tị với mẹ cháu đấy. Con trai con gái đều rất hiếu thảo, chăm sóc mẹ cẩn thận chu đáo quá. Từ khi bác nằm viện đến giờ, con gái bác còn chưa đến lần nào, nó chỉ gọi điện mà luôn miệng nói bận, rồi còn kêu chăm sóc mẹ là trách nhiệm của con trai và con dâu”.
Con gái tôi cười hiền: “Mẹ cháu yêu thương anh em cháu lắm, lại còn đối xử rất công bằng nữa, điều đó khiến chúng cháu không thể không hiếu thảo với mẹ. Gần đây biết sức khỏe yếu đi, mẹ đã dặn dò anh trai cháu kỹ lưỡng rằng ngôi nhà là để cho anh, còn toàn bộ khoản tiết kiệm mẹ tích cóp được đều giao cho cháu hết rồi bác ạ…”.
Lời nói của con gái khiến tôi bàng hoàng. Tôi đã đưa tiền tiết kiệm của mình cho con gái từ khi nào? Lẽ nào con trai đã không làm theo ý tôi mà đưa hết tiền tiết kiệm cho em, thế nên con bé mới xin nghỉ phép và sẵn sàng phục vụ tôi dù trước giờ tôi luôn coi nhẹ nó hơn anh trai.
Khi đến lượt con trai đến chăm tôi, tôi đã hỏi nhỏ nó về điều này. Con trai kể rằng ngay sau khi tất toán sổ tiết kiệm của tôi, con đã gặp và chuyển ngay cho em gái 500 triệu. Nó chỉ cầm lại 100 triệu để giữ lưng phòng khi có việc khẩn cấp. Con trai nói em gái cũng còn khó khăn nên nó không thể tham lam nhận tất tài sản của mẹ. Hơn nữa việc chăm sóc mẹ là trách nhiệm của cả con trai và con gái, anh em nó sẽ biết bảo ban nhau nên tôi không phải lo lắng gì cả.
Lời con trai nói khiến tôi rất xúc động và tự thấy hổ thẹn. Hóa ra tôi già rồi mà vẫn hồ đồ, tôi đã cư xử chưa tốt với con gái của mình. May mắn là con trai tôi hiếu thuận và chín chắn, nó đã làm đúng và giúp tôi nhận ra thiếu sót của bản thân. Nỗi vất vả bao năm vừa làm bố vừa làm mẹ của tôi đã được đền đáp xứng đáng. Tuổi già không biết có thể sống khỏe được bao lâu nữa nhưng tôi đã cảm thấy mãn nguyện và yên lòng!
Anh em tôi bàng hoàng khi bố mẹ tuyên bố sẽ để hết tài sản cho anh hàng xóm
Mặc dù chúng tôi đã giải thích cặn kẽ lý do mình không thể về quê được nhưng bố mẹ vẫn không chịu nghe.
Gia đình tôi chỉ có 2 anh em, tuy quê ở Khánh Hòa nhưng anh em tôi mỗi người sống ở một tỉnh thành khác nhau. Anh tôi học đại học rồi ở lại TP Hồ Chí Minh lập nghiệp, lấy vợ sinh con. Tôi lấy chồng ở Quảng Bình, cũng được cha mẹ chồng cho đất xây nhà riêng, cuộc sống ổn định.
Thông thường, đại gia đình tôi sẽ tập trung, sum họp vào các kì lễ lớn hoặc Tết Nguyên Đán. Với tôi mà nói, đó là khoảng thời gian hạnh phúc, thoải mái nhất khi được sống trong sự yêu thương và chăm sóc của bố mẹ. Mỗi lần về quê, thấy bố mẹ ngày càng già, tôi lại chạnh lòng xót xa mà không thể làm gì khác được. Thương ông bà, tôi chỉ có thể biếu vài triệu để ông bà tiêu vặt, mua thuốc men uống. Còn chuyện chuyển về quê sống luôn với bố mẹ, tôi không làm được. Chồng tôi là con trai duy nhất, cũng phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ chồng.
Tuần trước, bố mẹ gọi anh em tôi về nhà có việc. Bố nói sức khỏe của ông yếu đi thấy rõ. 2 tháng trước, ông bị té ngã khi đang làm đồng, cũng may có anh hàng xóm đưa vào viện. Vì mẹ tôi bị huyết áp cao nên không thể vào viện chăm sóc ông được. Vợ chồng anh hàng xóm là người chăm sóc chính, họ tự thu xếp công việc để chạy tới chạy lui, vừa chăm ông, vừa phụ ông việc đồng áng.
Quyết định chia tài sản của bố khiến tôi bàng hoàng. (Ảnh minh họa)
Tôi hỏi tại sao bố không báo cho anh em tôi biết? Ông thở dài, bảo không muốn chúng tôi lo lắng và cũng biết chắc là chúng tôi sẽ không thể về ngay được. Thời gian nằm viện, ông đã nghĩ rất kỹ đến việc phân chia tài sản. Gia đình tôi tuy ở nông thôn nhưng đất đai rất rộng, còn có đất ruộng, rẫy có giá trị cao vì có đường bê tông chạy qua.
Bố hỏi anh em tôi có ai muốn về sống chung với bố mẹ không? Người nào về quê ở với ông bà thì sẽ nhận hết đất đai tài sản. Anh tôi từ chối ngay vì anh ấy đã có cơ ngơi vững chắc ở thành phố, hơn nữa công việc của 2 vợ chồng rồi chuyện học hành của các con đã ổn định nên không thể về quê được. Anh ấy muốn nhường tài sản lại cho vợ chồng tôi. Mà chúng tôi cũng không thể về được, cha mẹ chồng nhất định không đồng ý cho tôi về quê. Chồng tôi càng không thích cuộc sống ở rể.
Lúc bàn bạc, bố tôi bỗng nói ra quyết định của mình. Ông bảo anh hàng xóm gần nhà rất tốt bụng, nhiệt tình nhưng cuộc sống khó khăn. Anh ấy thường sang giúp đỡ bố mẹ, nhất là những khi ông bà đau bệnh mà không có một đòi hỏi nào cả. Đợt bố bị té ngã, nếu không có vợ chồng anh ấy thì bố mẹ cũng không biết phải làm sao? Giờ bố sẽ nhận anh hàng xóm làm con nuôi và để lại tài sản cho vợ chồng anh ấy; gọi vợ chồng anh đến sống cùng.
Anh em tôi bàng hoàng nhìn nhau, không thể nào tin nổi bố mẹ lại có ý định giao tài sản cho người lạ. Anh em tôi không thể về quê được nhưng vẫn sẽ tìm cách để hoàn thành trách nhiệm chăm sóc ông bà; tại sao bố mẹ lại đưa ra quyết định quá oái oăm như vậy?
Hiện giờ, vì chúng tôi không đồng ý nên chuyện chia tài sản vẫn chưa xong xuôi. Bố thì than trách con cái bất hiếu, chăm bố mẹ không muốn mà lại muốn nhận đất đai. Anh em tôi bị đặt vào thế khó khăn mà không biết phải làm sao cho hợp lí?
Con trai duy nhất nhờ bạn tiết lộ bí mật khiến bố mẹ bàng hoàng Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật đặc biệt cùng tên Hùng, trong chương trình Hẹn ăn trưa đã để lại nhiều cảm xúc cho người xem. Chương trình Hẹn ăn trưa tập 405 là cuộc gặp giữa hai nhân vật Lê Quốc Hùng (sinh năm 1994) và Lê Minh Hùng (sinh năm 1995). Hai người chơi cùng thuộc cộng đồng LGBT đã...